Mỹ lại “xóa sổ” thêm 3 ngân hàng
Mỹ đóng cửa thêm 3 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng “đội nón ra đi” ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 32
Trong ngày đầu tiên của tháng 5, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng “đội nón ra đi” ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 32 ngân hàng.
Như vậy, làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ từ đầu năm tới nay đang diễn biến theo chiều hướng tăng tốc.
Ngân hàng có quy mô lớn nhất sụp đổ trong đợt này là ngân hàng Silverton Bank có trụ sở ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Đây là một ngân hàng bán buôn có tài sản lên tới 4,1 tỷ USD và nắm giữ 3,3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi Văn phòng Giám sát tiền tệ Mỹ (OCC) đóng cửa Silverton, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tiếp quản và tạm thời kiểm soát ngân hàng này cho tới khi tìm được khách mua lại.
FDIC cho hay, Silverton là nạn nhân của những khoản thua lỗ khổng lồ phát sinh từ hoạt động cho vay xây dựng và phát triển các dự án bất động sản.
Cùng “sập tiệm” trong ngày 1/5 còn có hai ngân hàng nhỏ con hơn là ngân hàng Citizens Community Bank ở bang New Jersey và ngân hàng America West Bank ở bang Utah.
Citizens Community có tài sản khoảng 45,1 triệu USD và quản lý 43,7 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Theo sự sắp xếp của FDIC, các tài khoản tiền gửi trong ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng North Jersey Community Bank có trụ sở ở cùng bang. Chi nhánh duy nhất của Citizens Community sẽ mở cửa trở lại vào ngày 4/5 tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Về phần mình, ngân hàng American West có tổng tài sản 299,4 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 284,1 triệu USD. Ngân hàng Cache Valley Bank cũng có trụ sở tại bang Utah đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi trên tại ngân hàng đổ vỡ, với mức chiết khấu 352.000 USD. Ba chi nhánh của America West sẽ mở cửa trở lại vào ngày 4/5 với tư cách là chi nhánh của Cache Valley.
Như vậy, từ đầu năm tới nay, đã có 32 ngân hàng Mỹ rơi vào cảnh bị giải thể, so với con số 25 ngân hàng trong năm 2008 và 3 ngân hàng trong năm 2007.
Theo ước tính của FDIC, gây tốn kém nhất trong loạt ngân hàng đổ vỡ lần này là vụ giải thể ngân hàng Silverton Bank. Vụ này có thể khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC vơi đi 1,3 tỷ USD. Đây cũng là vụ giải thể gây thiệt hại lớn thứ 4 đối với quỹ của FDIC kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu gây ra làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ từ năm ngoái tới thời điểm này.
Đứng đầu theo tiêu chí này là vụ đổ vỡ gây tốn 10,7 tỷ USD của ngân hàng IndyMac Bank ở bang California, tiếp đó là các vụ sụp gây tốn 1,37 tỷ USD và 1,36 tỷ USD của các ngân hàng Downey Savings & Loan ở bang California Franklin Bank và ngân hàng Franklin Bank ở bang Texas.
Còn lại, hai vụ đóng cửa các ngân hàng Citizens Community và America West sẽ khiến FDIC phải chi ra tổng số tiền khoảng 137,5 triệu USD.
Bang Georgia hiện đã là tiểu bang có nhiều ngân hàng đổ vỡ nhất tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Từ cuối năm ngoái tới nay, đã có 11 ngân hàng tại bang này đổ vỡ, tập trung phần lớn tại khu vực Atlanta, nơi thị trường địa ốc lao dốc không phanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ chưa phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng và giá nhà còn dò đáy, tỷ lệ các vụ vỡ nợ ngân hàng vẫn ở mức cao, khiến tốc độ đổ vỡ của các ngân hàng tại nước này đang diễn biến theo chiều hướng tăng. Trong vài tuần gần đây, mỗi tuần có tới 3-4 ngân hàng Mỹ đóng cửa, thay vì chỉ 1-2 ngân hàng như trước đây.
Theo dự kiến ban đầu, kết quả kiểm tra năng lực tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, trong đó có Bank of America, JPMorgan Chasen, Citigroup, Goldman Sachs… sẽ được công bố vào ngày 4/5 này. Tuy nhiên, việc công bố này sẽ được hoãn lại vài ngày sau đó. Hiện đã có những tin đồn cho rằng, một số ngân hàng như Bank of America hay Citigroup phải tăng vốn sau khi kết quả kiểm tra trên được thông báo.
(Theo AP)
Như vậy, làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ từ đầu năm tới nay đang diễn biến theo chiều hướng tăng tốc.
Ngân hàng có quy mô lớn nhất sụp đổ trong đợt này là ngân hàng Silverton Bank có trụ sở ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Đây là một ngân hàng bán buôn có tài sản lên tới 4,1 tỷ USD và nắm giữ 3,3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi Văn phòng Giám sát tiền tệ Mỹ (OCC) đóng cửa Silverton, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tiếp quản và tạm thời kiểm soát ngân hàng này cho tới khi tìm được khách mua lại.
FDIC cho hay, Silverton là nạn nhân của những khoản thua lỗ khổng lồ phát sinh từ hoạt động cho vay xây dựng và phát triển các dự án bất động sản.
Cùng “sập tiệm” trong ngày 1/5 còn có hai ngân hàng nhỏ con hơn là ngân hàng Citizens Community Bank ở bang New Jersey và ngân hàng America West Bank ở bang Utah.
Citizens Community có tài sản khoảng 45,1 triệu USD và quản lý 43,7 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Theo sự sắp xếp của FDIC, các tài khoản tiền gửi trong ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng North Jersey Community Bank có trụ sở ở cùng bang. Chi nhánh duy nhất của Citizens Community sẽ mở cửa trở lại vào ngày 4/5 tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
Về phần mình, ngân hàng American West có tổng tài sản 299,4 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 284,1 triệu USD. Ngân hàng Cache Valley Bank cũng có trụ sở tại bang Utah đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi trên tại ngân hàng đổ vỡ, với mức chiết khấu 352.000 USD. Ba chi nhánh của America West sẽ mở cửa trở lại vào ngày 4/5 với tư cách là chi nhánh của Cache Valley.
Như vậy, từ đầu năm tới nay, đã có 32 ngân hàng Mỹ rơi vào cảnh bị giải thể, so với con số 25 ngân hàng trong năm 2008 và 3 ngân hàng trong năm 2007.
Theo ước tính của FDIC, gây tốn kém nhất trong loạt ngân hàng đổ vỡ lần này là vụ giải thể ngân hàng Silverton Bank. Vụ này có thể khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC vơi đi 1,3 tỷ USD. Đây cũng là vụ giải thể gây thiệt hại lớn thứ 4 đối với quỹ của FDIC kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu gây ra làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ từ năm ngoái tới thời điểm này.
Đứng đầu theo tiêu chí này là vụ đổ vỡ gây tốn 10,7 tỷ USD của ngân hàng IndyMac Bank ở bang California, tiếp đó là các vụ sụp gây tốn 1,37 tỷ USD và 1,36 tỷ USD của các ngân hàng Downey Savings & Loan ở bang California Franklin Bank và ngân hàng Franklin Bank ở bang Texas.
Còn lại, hai vụ đóng cửa các ngân hàng Citizens Community và America West sẽ khiến FDIC phải chi ra tổng số tiền khoảng 137,5 triệu USD.
Bang Georgia hiện đã là tiểu bang có nhiều ngân hàng đổ vỡ nhất tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Từ cuối năm ngoái tới nay, đã có 11 ngân hàng tại bang này đổ vỡ, tập trung phần lớn tại khu vực Atlanta, nơi thị trường địa ốc lao dốc không phanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ chưa phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng và giá nhà còn dò đáy, tỷ lệ các vụ vỡ nợ ngân hàng vẫn ở mức cao, khiến tốc độ đổ vỡ của các ngân hàng tại nước này đang diễn biến theo chiều hướng tăng. Trong vài tuần gần đây, mỗi tuần có tới 3-4 ngân hàng Mỹ đóng cửa, thay vì chỉ 1-2 ngân hàng như trước đây.
Theo dự kiến ban đầu, kết quả kiểm tra năng lực tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, trong đó có Bank of America, JPMorgan Chasen, Citigroup, Goldman Sachs… sẽ được công bố vào ngày 4/5 này. Tuy nhiên, việc công bố này sẽ được hoãn lại vài ngày sau đó. Hiện đã có những tin đồn cho rằng, một số ngân hàng như Bank of America hay Citigroup phải tăng vốn sau khi kết quả kiểm tra trên được thông báo.
(Theo AP)