Mỹ đóng cửa 4 ngân hàng trong 1 ngày
Mỹ giải thể 4 ngân hàng trong ngày 24/4, nâng tổng số ngân hàng tại nước này sụp đổ trong năm 2009 lên 29 ngân hàng
Các nhà chức trách Mỹ làm thủ tục giải thể 4 ngân hàng trong ngày 24/4, nâng tổng số ngân hàng tại nước này sụp đổ trong năm 2009 lên 29 ngân hàng. Số ngân hàng Mỹ đổ vỡ trong chưa đầy 4 tháng đầu năm nay đã vượt quá số ngân hàng “sập tiệm” ở nước này trong năm ngoái.
Gây tốn kém nhất cho quỹ bảo hiểm tiền gửi của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi (FDIC) lần này là vụ đổ vỡ của ngân hàng First Bank of Beverly Hills có trụ sở ở bang California. Được thành lập vào năm 1979, ngân hàng này có tài sản 1,5 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 1 tỷ USD.
Do không thể tìm được ngân hàng nào mua lại First Bank of Beverly Hills, FDIC phải thực hiện việc chi trả bảo hiểm tiền gửi cho tất cả các khách hàng có tài khoản tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng này.
“Chúng tôi đã cố gắng tìm khách mua lại First Bank of Beverly Hills, nhưng giá trị thương hiệu của ngân hàng này lại không cao, trong khi phần lớn tài khoản tiền gửi ở đó lại là tiền gửi môi giới”, một phát ngôn viên của FDIC cho hay. Các ngân hàng thường không muốn mua lại các tài khoản tiền gửi môi giới (brokered deposit) trong ngân hàng đổ vỡ vì đây không phải là một nguồn vốn lãi suất thấp như tiền gửi trực tiếp truyền thống.
Từ đầu năm tới nay, tình trạng không tìm được khách mua ngân hàng đổ vỡ xảy ra khá thường xuyên, khiến FDIC phải chi nhiều tiền hơn để giải quyết. Trong số tiền gửi của khách tại First Bank, chỉ có 179.000 USD là không thuộc diện được bảo hiểm. Ước tính, vụ đổ vỡ này khiến quỹ của FDIC vơi đi 394 triệu USD.
Tuy nhiên, trong ba vụ đóng cửa ngân hàng còn lại lần này, các nhà chức trách đều thành công trong việc tìm khách mua lại.
Văn phòng Giám sát tiết kiệm Mỹ (OTS) đóng cửa ngân hàng First Bank of Idaho thuộc tiểu bang Idaho và chuyển giao lại toàn bộ các tài khoản tiển gửi không qua môi giới (non-brokered deposit) tại ngân hàng này cho ngân hàng US Bank có trụ sở ở bang Minneapolis. First Bank of Idaho là ngân hàng đầu tiên ở bang này đổ vỡ trong vòng hơn 20 năm qua.
Được thành lập năm 1997, First Bank of Idaho có 7 chi nhánh, tài sản 489 triệu USD và tiền gửi của khách là 374 triệu USD. Ngoài số tài khoản tiền gửi không qua môi giới, US Bank chỉ mua lại 17,8 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ.
FDIC cho biết, số tiền gửi môi giới 112,8 triệu USD tại First Bank of Idaho không được US Bank mua lại. Thay vào đó, FDIC sẽ phải chi trả trực tiếp tiền bảo hiểm cho các nhà môi giới.
Ngân hàng American Southern Bank of Kennesaw ở bang Georgia thì bị các nhà chức trách của bang này thực hiện các thủ tục giải thể. Ngân hàng này chỉ có đúng 1 chi nhánh, 14 nhân viên, tài sản 112,3 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 104,3 triệu USD.
Sau khi tiếp nhận American Southern Bank of Kennesaw, FDIC đã bán lại khoảng một nửa lượng tiền tiết kiệm tại ngân hàng này cho ngân hàng Bank of North Georgia có trụ sở ở cùng bang.
Tại bang Michigan, các nhà chức trách bang cũng đã tiến hành đóng cửa ngân hàng Michigan Heritage Bank. Đây là một ngân hàng có 184,6 triệu USD tài sản và 151,7 triệu USD tiền gửi của khách hàng, cùng 3 chi nhánh. Toàn bộ số tài khoản tiết kiệm phi môi giới của ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng Level One Bank có trụ sở ở cùng bang.
FDIC ước tính, bốn vụ đổ vỡ lần này sẽ khiến quỹ của cơ quan này sụt giảm tổng số 698,4 triệu USD. Quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đang vơi đi nhanh chóng và Quốc hội Mỹ hiện đang phải nỗ lực thông qua đạo luật cho phép FDIC tạm thời tăng cường quỹ này bằng cách vay từ Bộ Tài chính số tiền lên tới 500 tỷ USD.
Như vậy, hiện đã có 29 ngân hàng Mỹ đổ vỡ trong năm nay, tăng 4 ngân hàng so với con số 25 ngân hàng đổ vỡ trong năm ngoái. Hai bang đi đầu là bang Georgia với 5 ngân hàng bị giải thể và bang California với 4 ngân hàng.
(Theo Wall Street Journal, CNN)
Gây tốn kém nhất cho quỹ bảo hiểm tiền gửi của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi (FDIC) lần này là vụ đổ vỡ của ngân hàng First Bank of Beverly Hills có trụ sở ở bang California. Được thành lập vào năm 1979, ngân hàng này có tài sản 1,5 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 1 tỷ USD.
Do không thể tìm được ngân hàng nào mua lại First Bank of Beverly Hills, FDIC phải thực hiện việc chi trả bảo hiểm tiền gửi cho tất cả các khách hàng có tài khoản tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng này.
“Chúng tôi đã cố gắng tìm khách mua lại First Bank of Beverly Hills, nhưng giá trị thương hiệu của ngân hàng này lại không cao, trong khi phần lớn tài khoản tiền gửi ở đó lại là tiền gửi môi giới”, một phát ngôn viên của FDIC cho hay. Các ngân hàng thường không muốn mua lại các tài khoản tiền gửi môi giới (brokered deposit) trong ngân hàng đổ vỡ vì đây không phải là một nguồn vốn lãi suất thấp như tiền gửi trực tiếp truyền thống.
Từ đầu năm tới nay, tình trạng không tìm được khách mua ngân hàng đổ vỡ xảy ra khá thường xuyên, khiến FDIC phải chi nhiều tiền hơn để giải quyết. Trong số tiền gửi của khách tại First Bank, chỉ có 179.000 USD là không thuộc diện được bảo hiểm. Ước tính, vụ đổ vỡ này khiến quỹ của FDIC vơi đi 394 triệu USD.
Tuy nhiên, trong ba vụ đóng cửa ngân hàng còn lại lần này, các nhà chức trách đều thành công trong việc tìm khách mua lại.
Văn phòng Giám sát tiết kiệm Mỹ (OTS) đóng cửa ngân hàng First Bank of Idaho thuộc tiểu bang Idaho và chuyển giao lại toàn bộ các tài khoản tiển gửi không qua môi giới (non-brokered deposit) tại ngân hàng này cho ngân hàng US Bank có trụ sở ở bang Minneapolis. First Bank of Idaho là ngân hàng đầu tiên ở bang này đổ vỡ trong vòng hơn 20 năm qua.
Được thành lập năm 1997, First Bank of Idaho có 7 chi nhánh, tài sản 489 triệu USD và tiền gửi của khách là 374 triệu USD. Ngoài số tài khoản tiền gửi không qua môi giới, US Bank chỉ mua lại 17,8 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ.
FDIC cho biết, số tiền gửi môi giới 112,8 triệu USD tại First Bank of Idaho không được US Bank mua lại. Thay vào đó, FDIC sẽ phải chi trả trực tiếp tiền bảo hiểm cho các nhà môi giới.
Ngân hàng American Southern Bank of Kennesaw ở bang Georgia thì bị các nhà chức trách của bang này thực hiện các thủ tục giải thể. Ngân hàng này chỉ có đúng 1 chi nhánh, 14 nhân viên, tài sản 112,3 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 104,3 triệu USD.
Sau khi tiếp nhận American Southern Bank of Kennesaw, FDIC đã bán lại khoảng một nửa lượng tiền tiết kiệm tại ngân hàng này cho ngân hàng Bank of North Georgia có trụ sở ở cùng bang.
Tại bang Michigan, các nhà chức trách bang cũng đã tiến hành đóng cửa ngân hàng Michigan Heritage Bank. Đây là một ngân hàng có 184,6 triệu USD tài sản và 151,7 triệu USD tiền gửi của khách hàng, cùng 3 chi nhánh. Toàn bộ số tài khoản tiết kiệm phi môi giới của ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng Level One Bank có trụ sở ở cùng bang.
FDIC ước tính, bốn vụ đổ vỡ lần này sẽ khiến quỹ của cơ quan này sụt giảm tổng số 698,4 triệu USD. Quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đang vơi đi nhanh chóng và Quốc hội Mỹ hiện đang phải nỗ lực thông qua đạo luật cho phép FDIC tạm thời tăng cường quỹ này bằng cách vay từ Bộ Tài chính số tiền lên tới 500 tỷ USD.
Như vậy, hiện đã có 29 ngân hàng Mỹ đổ vỡ trong năm nay, tăng 4 ngân hàng so với con số 25 ngân hàng đổ vỡ trong năm ngoái. Hai bang đi đầu là bang Georgia với 5 ngân hàng bị giải thể và bang California với 4 ngân hàng.
(Theo Wall Street Journal, CNN)