Mỹ “ngậm bồ hòn làm ngọt” với Tổng thống Philippines
Mỹ không muốn nói hay làm bất kỳ điều gì có thể khuyến khích Duterte thực hiện những tuyên bố "hùng hổ" mà ông đã đưa ra
Giới chức Mỹ đang cố gắng hết sức để phớt lờ những tuyên bố mang tính “dằn mặt” Washington của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, đồng thời hài lòng với việc Duterte chưa biến lời nói thành hành động bằng cách giảm quan hệ quân sự với Mỹ.
Trao đổi với hãng tin Reuters ngày 3/10, nguồn tin là hai quan chức Mỹ nói nếu Washington cũng có những động thái cho thấy mối quan hệ rạn nứt với Manila, thì điều đó sẽ gây ra nhiều vấn đề ở khu vực nơi Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng. Nguồn tin cũng nói Mỹ chưa hề tính đến chuyện có biện pháp đối với Philippines như cắt giảm viện trợ đối với nước này.
Ngoài ra, Mỹ cũng không muốn nói hay làm bất kỳ điều gì có thể khuyến khích Duterte thực hiện những tuyên bố mà ông đã đưa ra.
“Ông ta giống như Donald Trump”, một quan chức cấp cao thuộc khu vực Đông Nam Á nói khi so sánh giữa Tổng thống Philippines với ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa. “Ông ta thích gây chú ý. Càng được chú ý, ông ta càng mạnh miệng. Cách tốt nhất là phớt lờ ông ta”.
Giới chức quân sự Mỹ cho biết họ biết rõ về các tuyên bố của Duterte, nhưng các đối tác ở Philippines đã trấn an rằng mọi việc vẫn diễn ra bình thường. “Không ai thực sự mất ngủ vì các phát biểu của ông ấy”, một quan chức quân sự đề nghị giấu tên nói.
“Tất cả chỉ là hăm dọa thôi”, một quan chức quân sự thứ hai của Mỹ phát biểu, nói rằng những tuyên bố hùng hồn của Duterte “chưa ảnh hưởng gì đến chúng tôi”.
Là một đồng minh của Washington, Philippines giữ một vai trò chủ chốt trong chiến lược tái cân bằng chính sách đối ngoại về phía châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Vị trí quan trọng của Philippines trong chiến lược của Mỹ càng gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng ở biển Đông và Philippines cũng chính là một quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh ở vùng biển này.
Tuy vậy, giới chức Mỹ hiện đang đặc biệt quan ngại về việc hơn 3.100 nghi phạm đã bị cảnh sát Philippines tiêu diệt trong chiến dịch chống ma túy kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền cách đây 3 tháng.
“Mỹ không thể cắt quan hệ với Philippines, bởi vậy Mỹ cần phải tìm ra một cách để làm việc với Duterte, trong khi vẫn thể hiện sự phản đối nhằm vào chính sách nhân quyền của Philippines”, ông Frank Jannuzi, một cựu chuyên gia về châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, phát biểu.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã dành cho Philippines hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự và hỗ trợ phát triển. Philippines hiện là quốc gia nhận viện trợ quân sự từ Mỹ lớn thứ ba tại châu Á, sau Afghanistan và Pakistan.
Một quan chức Mỹ nói quan hệ chính trị với Philippines có rạn nứt, thì Mỹ cũng không quá lo lắng về những ảnh hưởng quốc phòng, bởi Mỹ còn có những lựa chọn khác ngoài Philippines, bao gồm Trung tâm Khu vực Hải quân (NRCS) ở Singapore, các cơ sở huấn luyện ở Brunei, và khả năng được tiếp cận nhiều hơn với cảng biển ở Việt Nam.
Trao đổi với hãng tin Reuters ngày 3/10, nguồn tin là hai quan chức Mỹ nói nếu Washington cũng có những động thái cho thấy mối quan hệ rạn nứt với Manila, thì điều đó sẽ gây ra nhiều vấn đề ở khu vực nơi Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng. Nguồn tin cũng nói Mỹ chưa hề tính đến chuyện có biện pháp đối với Philippines như cắt giảm viện trợ đối với nước này.
Ngoài ra, Mỹ cũng không muốn nói hay làm bất kỳ điều gì có thể khuyến khích Duterte thực hiện những tuyên bố mà ông đã đưa ra.
“Ông ta giống như Donald Trump”, một quan chức cấp cao thuộc khu vực Đông Nam Á nói khi so sánh giữa Tổng thống Philippines với ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa. “Ông ta thích gây chú ý. Càng được chú ý, ông ta càng mạnh miệng. Cách tốt nhất là phớt lờ ông ta”.
Giới chức quân sự Mỹ cho biết họ biết rõ về các tuyên bố của Duterte, nhưng các đối tác ở Philippines đã trấn an rằng mọi việc vẫn diễn ra bình thường. “Không ai thực sự mất ngủ vì các phát biểu của ông ấy”, một quan chức quân sự đề nghị giấu tên nói.
“Tất cả chỉ là hăm dọa thôi”, một quan chức quân sự thứ hai của Mỹ phát biểu, nói rằng những tuyên bố hùng hồn của Duterte “chưa ảnh hưởng gì đến chúng tôi”.
Là một đồng minh của Washington, Philippines giữ một vai trò chủ chốt trong chiến lược tái cân bằng chính sách đối ngoại về phía châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Vị trí quan trọng của Philippines trong chiến lược của Mỹ càng gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng ở biển Đông và Philippines cũng chính là một quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh ở vùng biển này.
Tuy vậy, giới chức Mỹ hiện đang đặc biệt quan ngại về việc hơn 3.100 nghi phạm đã bị cảnh sát Philippines tiêu diệt trong chiến dịch chống ma túy kể từ khi ông Duterte lên cầm quyền cách đây 3 tháng.
“Mỹ không thể cắt quan hệ với Philippines, bởi vậy Mỹ cần phải tìm ra một cách để làm việc với Duterte, trong khi vẫn thể hiện sự phản đối nhằm vào chính sách nhân quyền của Philippines”, ông Frank Jannuzi, một cựu chuyên gia về châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, phát biểu.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã dành cho Philippines hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự và hỗ trợ phát triển. Philippines hiện là quốc gia nhận viện trợ quân sự từ Mỹ lớn thứ ba tại châu Á, sau Afghanistan và Pakistan.
Một quan chức Mỹ nói quan hệ chính trị với Philippines có rạn nứt, thì Mỹ cũng không quá lo lắng về những ảnh hưởng quốc phòng, bởi Mỹ còn có những lựa chọn khác ngoài Philippines, bao gồm Trung tâm Khu vực Hải quân (NRCS) ở Singapore, các cơ sở huấn luyện ở Brunei, và khả năng được tiếp cận nhiều hơn với cảng biển ở Việt Nam.