Mỹ nhập siêu mạnh nhất trong hơn một năm
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 4/2010 leo lên mức cao nhất trong vòng 16 tháng qua
Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 4/2010 leo lên mức cao nhất trong vòng 16 tháng qua, do xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu. Đây là một dấu hiệu cho thấy, khủng hoảng nợ ở châu Âu đang bắt đầu tác động tới các nhà sản xuất Mỹ.
Hãng tin AP dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng 4/2010 tăng 0,6% so với tháng trước đó, lên mức 40,3 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 12/2008 tới nay.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, trong đó nhập khẩu giảm 0,4%, còn xuất khẩu giảm tới 0,6%. Tuy vậy, lượng hàng hóa Mỹ xuất ra các thị trường bên ngoài vẫn được xếp vào mức cao kể từ cuối tháng 10/2008 đến nay.
Cụ thể, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ giảm xuống còn 148,8 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ giảm mạnh.
Ngoài ra, nhu cầu ở mức thấp đối với các hàng loại máy móc từ máy phát điện, máy công nghiệp cho tới động cơ máy bay, cũng ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu có giảm nhưng vẫn đạt mức 189,1 tỷ USD, do nhu cầu dầu lửa về cơ bản không thay đổi so với tháng 3 trước đó. Giảm mạnh nhất trong tháng này là các mặt hàng dược phẩm.
Theo báo cáo, trong tháng 4, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng 14,3% lên 19,3 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 11/2009.
Xuất khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm tới 9,4%, bởi nhu cầu tiêu thụ đậu tương, xe gắn máy và linh kiện… sụt mạnh. Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 6,6% do nhu cầu máy tính, đồ gia dụng và điện thoại di động ở mức cao.
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm 18,9% xuống 5,7 tỷ USD, do lượng xuất khẩu của Mỹ giảm 9,4%, trong khi nhập khẩu từ EU vào Mỹ giảm tới 11,8%.
Nhiều nhà kinh tế học đã tỏ ý lo ngại rằng, châu Âu có thể rơi vào suy thoái kép. Nếu điều này xảy ra, sẽ ảnh hưởng nặng nề tới lượng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của Mỹ ở khu vực này, nơi hiện chiếm tới 15% tổng lượng hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, doanh thu của Mỹ cũng có thể bị tác động bởi sự thật là đồng Euro, đồng tiền chung của 16 nước châu Âu, đã giảm mạnh so với USD, do giới đầu tư lo ngại về khả năng vỡ nợ ở các quốc gia như Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế trưởng thuộc JP Morgan Chase, Michael Feroli, sau khi cả xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 3/2010, thì kim ngạch xuất nhập khẩu đi xuống cũng là điều bình thường.
Ông Feroli cũng đồng ý rằng, đóng góp của thương mại vào tăng trưởng kinh tế sẽ ngày một giảm đi, đặc biệt là hiện nay khi đồng USD mạnh lên, và tăng trưởng kinh tế nước ngoài như ở châu Âu chững lại.
Trước đó, trong một báo cáo khác của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách tháng 5 của nước này ở mức 135,93 tỷ USD, giảm so với con số 189,65 tỷ USD cùng kỳ năm 2009.
Tính từ đầu năm tài khóa đến nay (bắt đầu từ tháng 10/2009), thâm hụt ngân sách Mỹ là 935,61 tỷ USD, thấp hơn mức 992 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tổng thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2009 là 1.420 tỷ USD.
Hãng tin AP dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng 4/2010 tăng 0,6% so với tháng trước đó, lên mức 40,3 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 12/2008 tới nay.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, trong đó nhập khẩu giảm 0,4%, còn xuất khẩu giảm tới 0,6%. Tuy vậy, lượng hàng hóa Mỹ xuất ra các thị trường bên ngoài vẫn được xếp vào mức cao kể từ cuối tháng 10/2008 đến nay.
Cụ thể, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ giảm xuống còn 148,8 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ giảm mạnh.
Ngoài ra, nhu cầu ở mức thấp đối với các hàng loại máy móc từ máy phát điện, máy công nghiệp cho tới động cơ máy bay, cũng ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu có giảm nhưng vẫn đạt mức 189,1 tỷ USD, do nhu cầu dầu lửa về cơ bản không thay đổi so với tháng 3 trước đó. Giảm mạnh nhất trong tháng này là các mặt hàng dược phẩm.
Theo báo cáo, trong tháng 4, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng 14,3% lên 19,3 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 11/2009.
Xuất khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm tới 9,4%, bởi nhu cầu tiêu thụ đậu tương, xe gắn máy và linh kiện… sụt mạnh. Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 6,6% do nhu cầu máy tính, đồ gia dụng và điện thoại di động ở mức cao.
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) giảm 18,9% xuống 5,7 tỷ USD, do lượng xuất khẩu của Mỹ giảm 9,4%, trong khi nhập khẩu từ EU vào Mỹ giảm tới 11,8%.
Nhiều nhà kinh tế học đã tỏ ý lo ngại rằng, châu Âu có thể rơi vào suy thoái kép. Nếu điều này xảy ra, sẽ ảnh hưởng nặng nề tới lượng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của Mỹ ở khu vực này, nơi hiện chiếm tới 15% tổng lượng hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, doanh thu của Mỹ cũng có thể bị tác động bởi sự thật là đồng Euro, đồng tiền chung của 16 nước châu Âu, đã giảm mạnh so với USD, do giới đầu tư lo ngại về khả năng vỡ nợ ở các quốc gia như Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế trưởng thuộc JP Morgan Chase, Michael Feroli, sau khi cả xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 3/2010, thì kim ngạch xuất nhập khẩu đi xuống cũng là điều bình thường.
Ông Feroli cũng đồng ý rằng, đóng góp của thương mại vào tăng trưởng kinh tế sẽ ngày một giảm đi, đặc biệt là hiện nay khi đồng USD mạnh lên, và tăng trưởng kinh tế nước ngoài như ở châu Âu chững lại.
Trước đó, trong một báo cáo khác của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách tháng 5 của nước này ở mức 135,93 tỷ USD, giảm so với con số 189,65 tỷ USD cùng kỳ năm 2009.
Tính từ đầu năm tài khóa đến nay (bắt đầu từ tháng 10/2009), thâm hụt ngân sách Mỹ là 935,61 tỷ USD, thấp hơn mức 992 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tổng thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2009 là 1.420 tỷ USD.