Mỹ sắp bán tháo 142 tỷ USD tài sản
Bộ Tài chính Mỹ sẽ bắt đầu bán tháo số tài sản trị giá khoảng 142 tỷ USD mà cơ quan này đã mua trong giai đoạn 2008
Bộ Tài chính Mỹ hôm 21/3 cho biết sẽ bắt đầu bán tháo số tài sản trị giá khoảng 142 tỷ USD mà cơ quan này đã mua trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, nhằm đóng lại "một chương khác của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009".
Các quan chức Bộ Tài chính cho biết, đợt bán đầu tiên sẽ bắt đầu trong tháng này với 10 tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), chủ yếu do các công ty Fannie Mae và Freddie Mac phát hành.
Bộ Tài chính ước tính, với số chứng khoán này, Bộ có thể thu lãi từ 15 - 20 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền đó sẽ không bủ đắp được những tổn thất nặng nề của việc Chính phủ phải bỏ tiền cứu trợ Fannie và Freddie.
Fannie và Freddie bị coi là những thủ phạm chính của cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 2008. Chính phủ Mỹ đã tiếp quản hai công ty này vào tháng 9/2008.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Mary Miller, cho biết: "Chúng tôi sẽ bán khoản vốn đầu tư này theo một nhịp độ từ từ và có trật tự, nhằm tối đa hóa sự phục hồi của nền kinh tế và hỗ trợ bảo vệ tiến trình khắc phục thị trường tài chính nhà đất".
Theo Bộ Tài chính Mỹ, sau ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường đối với các loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng tài sản hiện nay đã phục hồi mạnh mẽ.
Đầu tháng 2 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra hàng loạt đề xuất nhằm thu hút nguồn vốn tư nhân vào thị trường thế chấp với giá trị hiện nay ở vào khoảng 11.000 tỷ USD.
Theo dự báo trung bình của 61 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò từ ngày 2 - 8/2 của hãng tin Bloomberg, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tăng trưởng 3,2% trong năm 2011, tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2004.
Bộ Tài chính Mỹ cho hay, toàn bộ 142 tỷ USD chứng khoán thế chấp sẽ được bán ra trong 1 năm với doanh số mỗi tháng là khoảng 10 tỷ USD nếu điều kiện thị trường thuận lợi.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã thực hiện quy trình rút dần cổ phần trong các tập đoàn như Citigroup, General Motors, Ally Financial và AIG mà chính phủ đã rót vốn giải cứu dạo trước.
Mới đây, tập đoàn bảo hiểm AIG gần đây cũng đề xuất mua lại 15,7 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cũng trong ngày 21/3, Tòa án Tối cao của Mỹ đã giữ nguyên một phán quyết yêu cầu rằng FED phải tiết lộ các chi tiết về các chương trình cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trước đó, một nhóm các ngân hàng thương mại lớn đã yêu cầu tòa án tối cao đảo ngược một phán quyết của một tòa phúc thẩm yêu cầu FED tiết lộ các hồ sơ cho vay. Tuy nhiên, các thẩm phán của tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo này của các ngân hàng.
Các quan chức Bộ Tài chính cho biết, đợt bán đầu tiên sẽ bắt đầu trong tháng này với 10 tỷ USD các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), chủ yếu do các công ty Fannie Mae và Freddie Mac phát hành.
Bộ Tài chính ước tính, với số chứng khoán này, Bộ có thể thu lãi từ 15 - 20 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền đó sẽ không bủ đắp được những tổn thất nặng nề của việc Chính phủ phải bỏ tiền cứu trợ Fannie và Freddie.
Fannie và Freddie bị coi là những thủ phạm chính của cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng năm 2008. Chính phủ Mỹ đã tiếp quản hai công ty này vào tháng 9/2008.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Mary Miller, cho biết: "Chúng tôi sẽ bán khoản vốn đầu tư này theo một nhịp độ từ từ và có trật tự, nhằm tối đa hóa sự phục hồi của nền kinh tế và hỗ trợ bảo vệ tiến trình khắc phục thị trường tài chính nhà đất".
Theo Bộ Tài chính Mỹ, sau ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường đối với các loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng tài sản hiện nay đã phục hồi mạnh mẽ.
Đầu tháng 2 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra hàng loạt đề xuất nhằm thu hút nguồn vốn tư nhân vào thị trường thế chấp với giá trị hiện nay ở vào khoảng 11.000 tỷ USD.
Theo dự báo trung bình của 61 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò từ ngày 2 - 8/2 của hãng tin Bloomberg, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tăng trưởng 3,2% trong năm 2011, tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2004.
Bộ Tài chính Mỹ cho hay, toàn bộ 142 tỷ USD chứng khoán thế chấp sẽ được bán ra trong 1 năm với doanh số mỗi tháng là khoảng 10 tỷ USD nếu điều kiện thị trường thuận lợi.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã thực hiện quy trình rút dần cổ phần trong các tập đoàn như Citigroup, General Motors, Ally Financial và AIG mà chính phủ đã rót vốn giải cứu dạo trước.
Mới đây, tập đoàn bảo hiểm AIG gần đây cũng đề xuất mua lại 15,7 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cũng trong ngày 21/3, Tòa án Tối cao của Mỹ đã giữ nguyên một phán quyết yêu cầu rằng FED phải tiết lộ các chi tiết về các chương trình cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trước đó, một nhóm các ngân hàng thương mại lớn đã yêu cầu tòa án tối cao đảo ngược một phán quyết của một tòa phúc thẩm yêu cầu FED tiết lộ các hồ sơ cho vay. Tuy nhiên, các thẩm phán của tòa án tối cao đã bác bỏ kháng cáo này của các ngân hàng.