Mỹ tuyên bố hết “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên
“Đã có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược, nhưng thời kỳ đó đã chấm dứt”, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 17/4 đã tới thăm căn cứ quân sự của Mỹ nằm sát khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Trong chuyến thăm diễn ra chỉ một ngày sau vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên, ông Pence cảnh báo rằng “thời kỳ kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ đối với Bình Nhưỡng đã chấm dứt.
Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên là một dải đất rộng khoảng 2,5 km, gài đầy mìn và giăng kín dây thép gai nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, được binh sỹ hai nước canh gác cẩn mật 24/24.
Hãng tin Reuters cho biết, trong chuyến thăm sáng 17/4, ông Pence đã tiến đến vị trí cách không xa DMZ, tuyên bố rằng Mỹ sẽ giữ vững “liên minh bọc thép” với Hàn Quốc và sẽ tìm kiếm hòa bình thông qua sức mạnh.
“Tất cả mọi lựa chọn đang được đặt lên bàn cân nhằm đạt được mục tiêu và đảm bảo sự ổn định cho người dân ở đất nước này”, ông Pence phát biểu. Phó tổng thống Mỹ nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump đã nói rõ ông sẽ không bàn về các chiến thuật quân sự cụ thể trong ứng phó với Triều Tiên.
“Đã có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược, nhưng thời kỳ đó đã chấm dứt”, ông Pence nói với các nhà báo.
Hàn Quốc là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông Pence trên cương vị Phó tổng thống Mỹ. Thông qua chuyến thăm của ông Pence, Mỹ muốn minh chứng với các đồng minh, và với cả kẻ thù, rằng chính quyền Trump sẽ không quay lưng lại với khu vực đang đối mặt với mức độ bất ổn ngày càng gia tăng này.
Cuối tuần vừa rồi, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster tuyên bố Mỹ đang cùng với các nước đồng minh và Trung Quốc cân nhắc biện pháp đáp trả vụ phóng hỏng tên lửa đạn đạo hôm Chủ nhật của Triều Tiên.
Thời gian qua, ông Trump đã có nhiều tuyên bố cứng rắn sau các vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ông không có nhiều lựa chọn để xử lý vấn đề Triều Tiên. Thay vào đó, những lựa chọn mà ông Trump có cũng chỉ giống như những lựa chọn mà các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm có, bao gồm 4 dạng: trừng phạt kinh tế, hành động ngầm, đàm phán ngoại giao và vũ lực quân sự.
Chuyên cơ Không lực số 2 chở ông Trump hạ cánh xuống Hàn Quốc chỉ vài giờ sau vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên, và một ngày sau khi Bình Nhưỡng tổ chức diễu binh mừng 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành. Trong cuộc diễu binh, Triều Tiên đã “khoe” loạt vũ khí mới dược cho là tên lửa đạn đạo tầm xa.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản sáng 17/4, Thủ tướng nước này Shinzo Abe kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không có thêm những hành động gây hấn, tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
“Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc trong vấn đề Triều Tiên và sẽ kêu gọi Trung Quốc nắm giữ một vai trò lớn hơn”, ông Abe nói.
Về phần mình, Trung Quốc cũng tỏ ra ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên, dù vẫn kêu gọi các bên quay trở lại bàn đàm phán. Hôm 26/2, Trung Quốc bắt đầu dừng nhập khẩu than của Triều Tiên, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này. Theo một số nguồn tin, cơ quan hải quan Trung Quốc hôm 7/4 đã yêu cầu các công ty nhập khẩu than nước này trả lại các lô than từ Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cuối tuần vừa rồi đưa tin hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China sẽ ngừng toàn bộ các chuyến bay giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng kể từ ngày 17/4.
Đại diện của Air China nói nguyên nhân là do lượng hành khách ít, nhưng động thái này khiến giới quan sát cho rằng đây có thể là một biện pháp cứng rắn của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Tờ China Daily ngày 17/4 nhận định rằng vụ phóng thử tên lửa ngày 16/4 của Triều Tiên là một động thái có tính toán.
“Và thực hiện vụ thử mà không gây ra phản ứng gay gắt từ Washington chắc chắn là một thắng lợi ở một mức độ nào đó từ góc nhìn của ông Kim [Jong Un]”, tờ báo viết. “Ông Trump cũng thắng, vì việc không có một vụ thử hạt nhân nào cho thấy áp lực đối với Triều Tiên đang phát huy tác dụng”.
Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên là một dải đất rộng khoảng 2,5 km, gài đầy mìn và giăng kín dây thép gai nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, được binh sỹ hai nước canh gác cẩn mật 24/24.
Hãng tin Reuters cho biết, trong chuyến thăm sáng 17/4, ông Pence đã tiến đến vị trí cách không xa DMZ, tuyên bố rằng Mỹ sẽ giữ vững “liên minh bọc thép” với Hàn Quốc và sẽ tìm kiếm hòa bình thông qua sức mạnh.
“Tất cả mọi lựa chọn đang được đặt lên bàn cân nhằm đạt được mục tiêu và đảm bảo sự ổn định cho người dân ở đất nước này”, ông Pence phát biểu. Phó tổng thống Mỹ nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump đã nói rõ ông sẽ không bàn về các chiến thuật quân sự cụ thể trong ứng phó với Triều Tiên.
“Đã có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược, nhưng thời kỳ đó đã chấm dứt”, ông Pence nói với các nhà báo.
Hàn Quốc là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông Pence trên cương vị Phó tổng thống Mỹ. Thông qua chuyến thăm của ông Pence, Mỹ muốn minh chứng với các đồng minh, và với cả kẻ thù, rằng chính quyền Trump sẽ không quay lưng lại với khu vực đang đối mặt với mức độ bất ổn ngày càng gia tăng này.
Cuối tuần vừa rồi, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster tuyên bố Mỹ đang cùng với các nước đồng minh và Trung Quốc cân nhắc biện pháp đáp trả vụ phóng hỏng tên lửa đạn đạo hôm Chủ nhật của Triều Tiên.
Thời gian qua, ông Trump đã có nhiều tuyên bố cứng rắn sau các vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ông không có nhiều lựa chọn để xử lý vấn đề Triều Tiên. Thay vào đó, những lựa chọn mà ông Trump có cũng chỉ giống như những lựa chọn mà các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm có, bao gồm 4 dạng: trừng phạt kinh tế, hành động ngầm, đàm phán ngoại giao và vũ lực quân sự.
Chuyên cơ Không lực số 2 chở ông Trump hạ cánh xuống Hàn Quốc chỉ vài giờ sau vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên, và một ngày sau khi Bình Nhưỡng tổ chức diễu binh mừng 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành. Trong cuộc diễu binh, Triều Tiên đã “khoe” loạt vũ khí mới dược cho là tên lửa đạn đạo tầm xa.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản sáng 17/4, Thủ tướng nước này Shinzo Abe kêu gọi Triều Tiên kiềm chế, không có thêm những hành động gây hấn, tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
“Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc trong vấn đề Triều Tiên và sẽ kêu gọi Trung Quốc nắm giữ một vai trò lớn hơn”, ông Abe nói.
Về phần mình, Trung Quốc cũng tỏ ra ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên, dù vẫn kêu gọi các bên quay trở lại bàn đàm phán. Hôm 26/2, Trung Quốc bắt đầu dừng nhập khẩu than của Triều Tiên, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này. Theo một số nguồn tin, cơ quan hải quan Trung Quốc hôm 7/4 đã yêu cầu các công ty nhập khẩu than nước này trả lại các lô than từ Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cuối tuần vừa rồi đưa tin hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China sẽ ngừng toàn bộ các chuyến bay giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng kể từ ngày 17/4.
Đại diện của Air China nói nguyên nhân là do lượng hành khách ít, nhưng động thái này khiến giới quan sát cho rằng đây có thể là một biện pháp cứng rắn của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Tờ China Daily ngày 17/4 nhận định rằng vụ phóng thử tên lửa ngày 16/4 của Triều Tiên là một động thái có tính toán.
“Và thực hiện vụ thử mà không gây ra phản ứng gay gắt từ Washington chắc chắn là một thắng lợi ở một mức độ nào đó từ góc nhìn của ông Kim [Jong Un]”, tờ báo viết. “Ông Trump cũng thắng, vì việc không có một vụ thử hạt nhân nào cho thấy áp lực đối với Triều Tiên đang phát huy tác dụng”.