Trump vẫn để ngỏ khả năng “tấn công bất ngờ” Triều Tiên
Khi xảy ra vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào cuối tuần, Trump được báo tin ngay lập tức, nhưng ông quyết định không “quan trọng hóa” sự việc
Sau vụ phóng hỏng tên lửa tầm trung của Triều Tiên vào cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục sẵn sàng hành động quân sự, bao gồm ra lệnh một cuộc tấn công bất ngờ, để đáp trả những hành động gây bất ổn khu vực của Bình Nhưỡng - nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Bloomberg.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng, lựa chọn được người đứng đầu Nhà Trắng ưa thích hơn cả là Trung Quốc nắm vai trò đi đầu trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Giới phân tích nhận định, chiến lược của Trump đối với Triều Tiên không có nhiều khác biệt so với chính sách bấy lâu nay của Mỹ trong vấn đề này. Ông không đặc biệt quan tâm đến việc lật đổ chính thể của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và cũng không tìm cách thống nhất hai miền Triều Tiên - theo lời nguồn tin. Thay vào đó, Trump muốn Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ hợp tác với nhau trong dài hạn.
Đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia của Trump đã đặt ra nhiều kịch bản khác nhau về những gì mà Triều Tiên có thể làm vào cuối tuần vừa rồi, và cách thức đáp trả của Mỹ. Bởi vậy, khi vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên diễn ra vào sáng sớm ngày Chủ nhật theo giờ địa phương, Trump được báo tin ngay lập tức, và ông đã quyết định không “quan trọng hóa” sự việc - nguồn tin nói.
Và cũng chính Trump quyết định rằng phản ứng đầu tiên của Mỹ về vụ phóng hỏng của Triều Tiên sẽ đến từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis, người đưa ra một tuyên bố gồm 22 từ sau đó.
Tiếp đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster sử dụng ngôn ngữ tương tự, nói rằng vụ phóng thử này “hành động gây hấn, gây bất ổn và đe dọa” nữa của Triều Tiên. Ông McMaster cho biết Mỹ đang cùng các nước đồng minh và Trung Quốc đang cân nhắc các lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Tuy nhiên, khác với những gì mà nguồn tin tiết lộ về việc ông Trump sẵn sàng “tấn công bất ngờ” Triều Tiên, ông McMaster nói hiện tại Tổng thống Mỹ không tính đến hành động quân sự đối với Bình Nhưỡng.
Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận nào về những phát biểu này của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
Trong một diễn biến khác, ông Trump giải thích rằng chính việc ông quyết định không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đã thúc đẩy Bắc Kinh hỗ trợ trong việc kiềm chế Triều Tiên.
“Tại sao tôi lại gọi Trung Quốc là một nước thao túng tỷ giá khi mà họ đang cùng với chúng tôi giải quyết vấn đề Triều Tiên? Chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter vào sáng ngày Chủ nhật theo giờ Mỹ.
Hôm thứ Sáu, bản báo cáo ngoại hối được chờ đợi từ lâu của Bộ Tài chính Mỹ đã không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá. Thay vào đó, Bộ Tài chính Mỹ kêu gọi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới để đồng Nhân dân tệ tăng giá theo các lực lượng thị trường và nhập khẩu nhiều hơn.
Khi được hỏi về mối quan hệ giữa chính sách của Mỹ đối với tỷ giá Nhân dân tệ và vấn đề Triều Tiên, thượng nghị sỹ John McCain nói “Trung Quốc là chìa khóa” để có một Triều Tiên ổn định. “Cho dù Trung Quốc có bị coi là thao túng tỷ giá hay không, thì chúng ta vẫn phải trông chờ vào họ để ngăn chặn một sự kiện thảm họa có thể xảy ra trong vấn đề Triều Tiên”, ông McCain nói.
Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng, lựa chọn được người đứng đầu Nhà Trắng ưa thích hơn cả là Trung Quốc nắm vai trò đi đầu trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Giới phân tích nhận định, chiến lược của Trump đối với Triều Tiên không có nhiều khác biệt so với chính sách bấy lâu nay của Mỹ trong vấn đề này. Ông không đặc biệt quan tâm đến việc lật đổ chính thể của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và cũng không tìm cách thống nhất hai miền Triều Tiên - theo lời nguồn tin. Thay vào đó, Trump muốn Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ hợp tác với nhau trong dài hạn.
Đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia của Trump đã đặt ra nhiều kịch bản khác nhau về những gì mà Triều Tiên có thể làm vào cuối tuần vừa rồi, và cách thức đáp trả của Mỹ. Bởi vậy, khi vụ phóng hỏng tên lửa của Triều Tiên diễn ra vào sáng sớm ngày Chủ nhật theo giờ địa phương, Trump được báo tin ngay lập tức, và ông đã quyết định không “quan trọng hóa” sự việc - nguồn tin nói.
Và cũng chính Trump quyết định rằng phản ứng đầu tiên của Mỹ về vụ phóng hỏng của Triều Tiên sẽ đến từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis, người đưa ra một tuyên bố gồm 22 từ sau đó.
Tiếp đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster sử dụng ngôn ngữ tương tự, nói rằng vụ phóng thử này “hành động gây hấn, gây bất ổn và đe dọa” nữa của Triều Tiên. Ông McMaster cho biết Mỹ đang cùng các nước đồng minh và Trung Quốc đang cân nhắc các lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Tuy nhiên, khác với những gì mà nguồn tin tiết lộ về việc ông Trump sẵn sàng “tấn công bất ngờ” Triều Tiên, ông McMaster nói hiện tại Tổng thống Mỹ không tính đến hành động quân sự đối với Bình Nhưỡng.
Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận nào về những phát biểu này của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
Trong một diễn biến khác, ông Trump giải thích rằng chính việc ông quyết định không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đã thúc đẩy Bắc Kinh hỗ trợ trong việc kiềm chế Triều Tiên.
“Tại sao tôi lại gọi Trung Quốc là một nước thao túng tỷ giá khi mà họ đang cùng với chúng tôi giải quyết vấn đề Triều Tiên? Chúng tôi sẽ chờ xem điều gì xảy ra”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter vào sáng ngày Chủ nhật theo giờ Mỹ.
Hôm thứ Sáu, bản báo cáo ngoại hối được chờ đợi từ lâu của Bộ Tài chính Mỹ đã không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá. Thay vào đó, Bộ Tài chính Mỹ kêu gọi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới để đồng Nhân dân tệ tăng giá theo các lực lượng thị trường và nhập khẩu nhiều hơn.
Khi được hỏi về mối quan hệ giữa chính sách của Mỹ đối với tỷ giá Nhân dân tệ và vấn đề Triều Tiên, thượng nghị sỹ John McCain nói “Trung Quốc là chìa khóa” để có một Triều Tiên ổn định. “Cho dù Trung Quốc có bị coi là thao túng tỷ giá hay không, thì chúng ta vẫn phải trông chờ vào họ để ngăn chặn một sự kiện thảm họa có thể xảy ra trong vấn đề Triều Tiên”, ông McCain nói.