Nga dọa tăng giá khí đốt bán cho Ukraine
Nga trực tiếp sử dụng vị thế nhà cung cấp năng lượng chính cho Ukraine để gây áp lực với lực lượng cầm quyền mới ở Kiev
Tập đoàn khí đốt quốc doanh khổng lồ OAO Gazprom của Nga lên tiếng đe dọa chấm dứt việc bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine. Điều này càng làm gia tăng gánh nặng tài chính đối với chính phủ đang ngấp nghé bờ vực phá sản ở Kiev, đồng thời đặt châu Âu trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung nhiên liệu.
Theo tin từ Bloomberg, cuối tuần vừa rồi, Gazprom - hãng nắm độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga - nói có thể chấm dứt thỏa thuận năm ngoái về cung cấp khí đốt cho Ukraine với mức giá rẻ hơn giá thị trường, trừ phi Kiev trả số tiền mua khí đốt 1,55 tỷ USD còn nợ Moscow.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych của Ukraine bị lật đổ vào tháng trước, Nga trực tiếp sử dụng vị thế nhà cung cấp năng lượng chính cho Ukraine để gây áp lực với lực lượng cầm quyền mới của nước này.
Trong những năm gần đây, Nga đã vài lần sử dụng khí đốt để tác động lên Ukraine. Từ năm 2006 tới nay, Nga đã hai lần cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine xung quanh những mâu thuẫn về giá cả và điều kiện thanh toán. Ngoài ra, do hệ thống ống dẫn khí đốt của Ukraine vận chuyển hơn một nửa lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang Liên minh châu Âu, bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung khí đốt nào từ Nga sang nước này cũng sẽ đặt cả an ninh năng lượng của cả khu vực vào thế rủi ro.
Theo nhận định của ông Mikhail Korchemkin, Giám đốc Công ty Nghiên cứu khí đốt Đông Âu thuộc bang Pennsylvania, Mỹ, các khoản nợ khí đốt “là cách truyền thống để Nga gây áp lực với Ukraine. “Trong suốt thập kỷ qua, Kremlin đã dùng van khí đốt như một công cụ gây áp lực chính trị với Ukraine”, ông Korchemkin phát biểu. Nga là nguồn cung đáp ứng một nửa nhu cầu khí đốt của Ukraine.
Chính phủ lâm thời của Ukraine do Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk lãnh đạo hiện hầu như không có khả năng đáp ứng yêu cầu trả nợ của Nga bởi ngân khố đã cạn kiệt. Ukraine hiện đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xin khoản cứu trợ 15 tỷ USD.
Năm ngoái, khi ông Yanukovych còn cầm quyền, Ukraine đã ký một thỏa thuận để mua khí đốt với giá thấp hơn thị trường từ Nga cho tới hết tháng 3 năm nay. Sau khi ông Yanukovych mới bị lật đổ, Nga còn nói rằng, thỏa thuận này có thể được tôn trọng dưới chính quyền mới ở Ukraine. Nhưng đến nay, mọi chuyện đã thay đổi.
Phát biểu trước báo giới ở Kiev hôm 1/3, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, ông Yuriy Prodan nói rằng, ông không chắc là nước này có thể thanh toán được nợ theo yêu cầu của Gazprom hay không.
“Nếu không trả tiền mua khí đốt và thực hiện đầy đủ các cam kết, Ukraine có thể sẽ không còn được mua khí đốt với giá rẻ nữa”, phát ngôn viên Sergei Kurrpriyanov của Gazprom phát biểu qua điện thoại. Còn theo tin từ Interfax, một quan chức giấu tên từ Moscow cho biết, Bộ Năng lượng Nga thấy không có lý do gì phải gia hạn thỏa thuận khí đốt với Ukraine để giảm giá bán khí đốt cho nước này trong quý 2.
Cho tới hiện tại, nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine và phần còn lại của châu Âu vẫn chưa bị gián đoạn, bất chấp khủng hoảng leo thang. Các quan chức Ukraine giám sát sự di chuyển của dòng khí đốt cho hay, hệ thống vẫn đang hoạt động bình thường.
“Rất khó để dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu Nga cắt hợp đồng cung cấp khí đốt cho Ukraine, nguồn cung năng lượng của châu Âu có thể bị ảnh hưởng dây chuyền. Số liệu đưa ra hồi tháng trước cho thấy, Gazprom cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt mà châu Âu tiêu thụ vào năm ngoái.
Tuy nhiên, mùa đông ấm hơn ở châu Âu năm nay đồng nghĩa với việc, có thể nguồn dự trữ khí đốt của khu vực này cao hơn bình thường. Bởi vậy, mối quan hệ xấu đi giữa Nga và Ukraine chưa ảnh hưởng ngay tới giá khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, theo tính toán của một số nguồn, Ukraine có thể dự trữ đủ khí đốt để dùng trong 4-5 tháng.
Trong dài hạn, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể thúc đẩy Gazprom trong dự án Dòng chảy phương Nam (South Stream) - một đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Biển Đen, thay vì đi qua Ukraine. Kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2011, hệ thống ống dẫn Nord Stream chạy từ Nga sang Đức đã cắt tỷ lệ vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu xuống mức 50% từ mức 80%.
Theo tin từ Bloomberg, cuối tuần vừa rồi, Gazprom - hãng nắm độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga - nói có thể chấm dứt thỏa thuận năm ngoái về cung cấp khí đốt cho Ukraine với mức giá rẻ hơn giá thị trường, trừ phi Kiev trả số tiền mua khí đốt 1,55 tỷ USD còn nợ Moscow.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych của Ukraine bị lật đổ vào tháng trước, Nga trực tiếp sử dụng vị thế nhà cung cấp năng lượng chính cho Ukraine để gây áp lực với lực lượng cầm quyền mới của nước này.
Trong những năm gần đây, Nga đã vài lần sử dụng khí đốt để tác động lên Ukraine. Từ năm 2006 tới nay, Nga đã hai lần cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine xung quanh những mâu thuẫn về giá cả và điều kiện thanh toán. Ngoài ra, do hệ thống ống dẫn khí đốt của Ukraine vận chuyển hơn một nửa lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang Liên minh châu Âu, bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung khí đốt nào từ Nga sang nước này cũng sẽ đặt cả an ninh năng lượng của cả khu vực vào thế rủi ro.
Theo nhận định của ông Mikhail Korchemkin, Giám đốc Công ty Nghiên cứu khí đốt Đông Âu thuộc bang Pennsylvania, Mỹ, các khoản nợ khí đốt “là cách truyền thống để Nga gây áp lực với Ukraine. “Trong suốt thập kỷ qua, Kremlin đã dùng van khí đốt như một công cụ gây áp lực chính trị với Ukraine”, ông Korchemkin phát biểu. Nga là nguồn cung đáp ứng một nửa nhu cầu khí đốt của Ukraine.
Chính phủ lâm thời của Ukraine do Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk lãnh đạo hiện hầu như không có khả năng đáp ứng yêu cầu trả nợ của Nga bởi ngân khố đã cạn kiệt. Ukraine hiện đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xin khoản cứu trợ 15 tỷ USD.
Năm ngoái, khi ông Yanukovych còn cầm quyền, Ukraine đã ký một thỏa thuận để mua khí đốt với giá thấp hơn thị trường từ Nga cho tới hết tháng 3 năm nay. Sau khi ông Yanukovych mới bị lật đổ, Nga còn nói rằng, thỏa thuận này có thể được tôn trọng dưới chính quyền mới ở Ukraine. Nhưng đến nay, mọi chuyện đã thay đổi.
Phát biểu trước báo giới ở Kiev hôm 1/3, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine, ông Yuriy Prodan nói rằng, ông không chắc là nước này có thể thanh toán được nợ theo yêu cầu của Gazprom hay không.
“Nếu không trả tiền mua khí đốt và thực hiện đầy đủ các cam kết, Ukraine có thể sẽ không còn được mua khí đốt với giá rẻ nữa”, phát ngôn viên Sergei Kurrpriyanov của Gazprom phát biểu qua điện thoại. Còn theo tin từ Interfax, một quan chức giấu tên từ Moscow cho biết, Bộ Năng lượng Nga thấy không có lý do gì phải gia hạn thỏa thuận khí đốt với Ukraine để giảm giá bán khí đốt cho nước này trong quý 2.
Cho tới hiện tại, nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine và phần còn lại của châu Âu vẫn chưa bị gián đoạn, bất chấp khủng hoảng leo thang. Các quan chức Ukraine giám sát sự di chuyển của dòng khí đốt cho hay, hệ thống vẫn đang hoạt động bình thường.
“Rất khó để dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu Nga cắt hợp đồng cung cấp khí đốt cho Ukraine, nguồn cung năng lượng của châu Âu có thể bị ảnh hưởng dây chuyền. Số liệu đưa ra hồi tháng trước cho thấy, Gazprom cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt mà châu Âu tiêu thụ vào năm ngoái.
Tuy nhiên, mùa đông ấm hơn ở châu Âu năm nay đồng nghĩa với việc, có thể nguồn dự trữ khí đốt của khu vực này cao hơn bình thường. Bởi vậy, mối quan hệ xấu đi giữa Nga và Ukraine chưa ảnh hưởng ngay tới giá khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, theo tính toán của một số nguồn, Ukraine có thể dự trữ đủ khí đốt để dùng trong 4-5 tháng.
Trong dài hạn, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể thúc đẩy Gazprom trong dự án Dòng chảy phương Nam (South Stream) - một đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Biển Đen, thay vì đi qua Ukraine. Kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2011, hệ thống ống dẫn Nord Stream chạy từ Nga sang Đức đã cắt tỷ lệ vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu xuống mức 50% từ mức 80%.