Ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp?
Đại biểu Quốc hội đề nghị công khai dư nợ tín dụng theo lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực
Đây là đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội với Chính phủ, được tập hợp tại báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012.
Ghi nhận trực tiếp của VnEconomy tại phiên thảo luận này cũng cho thấy không ít lời phê với chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Mà biểu hiện rõ nhất là nền kinh tế khát vốn, nhưng ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp "chết" hàng loạt, còn ngân hàng đều lãi lớn.
Bản tổng hợp ý kiến ở tất cả 18 tổ thảo luận nêu rõ ý kiến cho rằng báo cáo bổ sung của Chính phủ về năm 2011 chưa đánh giá được sự kiểm soát của Chính phủ đối với tín dụng của các ngân hàng, thị trường bất động sản, việc huy động và sử dụng vốn huy động của các ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại được thành lập, nhưng dòng vốn đưa vào nền kinh tế ở mức thấp, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản. Tín dụng đen xảy ra ở nhiều địa phương, kể cả các thành phố lớn. Hệ thống tín dụng cũng như vai trò của Ngân hàng nhà nước chưa được phát huy.
Nhiều đại biểu cho rằng, dù Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thủ tục rườm rà, phức tạp. Tình trạng ngân hàng chậm hạ lãi suất tín dụng và huy động vượt trần lãi suất vẫn còn xảy ra.
Đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích tại sao giảm trần lãi suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn quá chênh lệch so với lãi suất tiền gửi?
Phần giải pháp chủ yếu trong điều hành thời gian còn lại của năm nay, nhiều đại biểu đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đưa dòng vốn vào doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cụ thể, thay vì quy định trần lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước nên quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động là 3% để kéo giảm lãi suất và khi đủ điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất theo thị trường thì bỏ biện pháp hành chính.
Đồng thời, phân tích thấu đáo việc ngân hàng giảm lãi suất, điều này có giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn hay chỉ là “tái cơ cấu nợ” ở các doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, sớm hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng chính sách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn này.
Với Ngân hàng nhà nước, đại biểu đề nghị công khai dư nợ tín dụng theo lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực của các ngân hàng và ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp.
Trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu cho rằng trên thực tế một số ngân hàng thương mại đang lũng đoạn nền kinh tế, điều này ai cũng biết nhưng “không ai nói được vì lợi ích nhóm xuất hiện ở đó”.
Đặt trong mối liên quan chặt chẽ với doanh nghiệp, có vị đại biểu - doanh nhân cho rằng, chỉ có ngân hàng là ngành sướng nhất hiện nay vì được "đặc ân" không trả quá 12% cho người gửi tiền nhưng vẫn có thể cho vay đến 18 -19%.
Ghi nhận trực tiếp của VnEconomy tại phiên thảo luận này cũng cho thấy không ít lời phê với chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Mà biểu hiện rõ nhất là nền kinh tế khát vốn, nhưng ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp "chết" hàng loạt, còn ngân hàng đều lãi lớn.
Bản tổng hợp ý kiến ở tất cả 18 tổ thảo luận nêu rõ ý kiến cho rằng báo cáo bổ sung của Chính phủ về năm 2011 chưa đánh giá được sự kiểm soát của Chính phủ đối với tín dụng của các ngân hàng, thị trường bất động sản, việc huy động và sử dụng vốn huy động của các ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại được thành lập, nhưng dòng vốn đưa vào nền kinh tế ở mức thấp, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản. Tín dụng đen xảy ra ở nhiều địa phương, kể cả các thành phố lớn. Hệ thống tín dụng cũng như vai trò của Ngân hàng nhà nước chưa được phát huy.
Nhiều đại biểu cho rằng, dù Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thủ tục rườm rà, phức tạp. Tình trạng ngân hàng chậm hạ lãi suất tín dụng và huy động vượt trần lãi suất vẫn còn xảy ra.
Đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích tại sao giảm trần lãi suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn quá chênh lệch so với lãi suất tiền gửi?
Phần giải pháp chủ yếu trong điều hành thời gian còn lại của năm nay, nhiều đại biểu đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đưa dòng vốn vào doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cụ thể, thay vì quy định trần lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước nên quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động là 3% để kéo giảm lãi suất và khi đủ điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất theo thị trường thì bỏ biện pháp hành chính.
Đồng thời, phân tích thấu đáo việc ngân hàng giảm lãi suất, điều này có giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn hay chỉ là “tái cơ cấu nợ” ở các doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, sớm hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng chính sách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn này.
Với Ngân hàng nhà nước, đại biểu đề nghị công khai dư nợ tín dụng theo lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực của các ngân hàng và ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp.
Trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu cho rằng trên thực tế một số ngân hàng thương mại đang lũng đoạn nền kinh tế, điều này ai cũng biết nhưng “không ai nói được vì lợi ích nhóm xuất hiện ở đó”.
Đặt trong mối liên quan chặt chẽ với doanh nghiệp, có vị đại biểu - doanh nhân cho rằng, chỉ có ngân hàng là ngành sướng nhất hiện nay vì được "đặc ân" không trả quá 12% cho người gửi tiền nhưng vẫn có thể cho vay đến 18 -19%.