Ngành điều và nghịch lý nhập khẩu nguyên liệu để chế biến
Việt Nam cần tập trung xây dựng các vùng chuyên canh trồng điều để giữ vững vị trí nước xuất khẩu số 1 thị trường thế giới
Là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 1 triệu trong tổng số 1,4 triệu tấn điều thô dùng để chế biến. Vì thế khi thị trường nguyên liệu xảy ra biến động các doanh nghiệp phải gánh chịu những phát sinh như bị hủy hợp đồng, giao hàng không đúng hẹn, chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 347.000 tấn điều nhân, 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về sản lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2015. Trong năm này, sản lượng điều toàn cầu đạt khoảng 3 triệu tấn, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 1,1 triệu tấn điều thô để chế biến xuất khẩu.
Ngành điều còn nhiều dư địa
8 tháng đầu năm 2017, khối lượng hạt điều xuất khẩu ước đạt 223 ngàn tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 9.842,5 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2017 ngành điều phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, tăng 160 triệu USD so với năm 2016. Tuy nhiên, do biến động thời tiết bất thường ước sản lượng điều chỉ đạt 300.000 tấn và sản lượng cho chế biến năm 2017 dự kiến là 250.000 tấn. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm 2017, nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng thêm 200.000 tấn so với năm 2016.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, hiện nay hầu hết các thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam đều có yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng điều nguyên liệu trong nước, nguồn nguyên liệu điều nhập khẩu cũng phải chú trọng chất lượng không kém.
Do vậy, song song với việc tăng sản lượng nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu, để phát triển ổn định và bền vững, ngành điều cần chú trọng khôi phục lại và tăng diện tích trồng điều trong nước.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Intimex Group, cho biết, công nghệ chế biến điều của Việt Nam đứng đầu thế giới và thương hiệu điều cũng vượt qua các nước xuất khẩu điều với chất lượng sản phẩm rất tốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu để tăng giá trị sản phẩm. Đây chính là lợi thế và xu hướng này vẫn đang tiếp tục, giá điều thô đang ở mức cao là cơ hội thuận lợi để nông dân phát triển diện tích điều trở lại.
Xây dựng, phát triển vùng chuyên canh
Năm 1996, Việt Nam nhập khẩu điều thô từ châu Phi và đến năm 2016, Việt Nam vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới và giữ vững vị trí này cho đến nay.
Hiện nay, thương hiệu điều nhân Việt Nam đã được người tiêu dùng của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tin dùng, nên đầu ra luôn ổn định. Tuy nhiên, trước nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của thị trường khiến các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi nguyên liệu trong nước không tăng mà lại có xu hướng giảm. Trước thách thức này, đặc biệt là để khai thác lợi thế của một ngành hàng thương hiệu quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải vượt qua để giữ vững vị trí số 1 thị trường thế giới.
Để giải bài toán nguyên liệu, không chỉ doanh nghiệp mà rất cần sự tiếp tay của Nhà nước. Tính đến cuối năm 2016, cả nước có 300.000 ha điều, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vấn đề đặt ra là ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa để diện tích cây điều phát triển ổn định, bởi so với các nông sản đầu ra khá bấp bênh thì giá hạt điều luôn ổn định cao.
Trước đây, giá thu mua khoảng 10 - 12 ngàn đồng/kg hạt điều thô, nhưng nay đã lên 35 - 40 ngàn đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với trước. Ngành điều cần phát triển ở mức 1 triệu tấn nguyên liệu/năm, như vậy mới đảm bảo sản xuất lâu dài và bền vững. Trước đây, ngành điều chiếm tỷ trọng khoảng 700.000 tấn sản phẩm/năm, nay chỉ còn khoảng 300 ngàn tấn/năm.
Do vậy, cần nghiên cứu phát triển giống điều năng suất cao và xây dựng những vùng chuyên canh. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu chế biến như hiện nay thì lợi nhuận thực thu từ xuất khẩu điều sẽ không cao, vì thực chất là chế biến gia công.
“Chính sách của Nhà nước là tập trung xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với cây điều để có sản phẩm ổn định và duy trì. Nếu cứ để người dân tự phát theo kiểu “nay trồng mai xuống giá lại chặt bỏ”, thì cuối cùng người chịu thiệt đầu tiên là nông dân. Sản phẩm hàng hóa sẽ không mang tính ổn định”, ông Nam khẳng định.
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 347.000 tấn điều nhân, 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về sản lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2015. Trong năm này, sản lượng điều toàn cầu đạt khoảng 3 triệu tấn, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 1,1 triệu tấn điều thô để chế biến xuất khẩu.
Ngành điều còn nhiều dư địa
8 tháng đầu năm 2017, khối lượng hạt điều xuất khẩu ước đạt 223 ngàn tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 9.842,5 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2017 ngành điều phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, tăng 160 triệu USD so với năm 2016. Tuy nhiên, do biến động thời tiết bất thường ước sản lượng điều chỉ đạt 300.000 tấn và sản lượng cho chế biến năm 2017 dự kiến là 250.000 tấn. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm 2017, nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng thêm 200.000 tấn so với năm 2016.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, hiện nay hầu hết các thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam đều có yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng điều nguyên liệu trong nước, nguồn nguyên liệu điều nhập khẩu cũng phải chú trọng chất lượng không kém.
Do vậy, song song với việc tăng sản lượng nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu, để phát triển ổn định và bền vững, ngành điều cần chú trọng khôi phục lại và tăng diện tích trồng điều trong nước.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Intimex Group, cho biết, công nghệ chế biến điều của Việt Nam đứng đầu thế giới và thương hiệu điều cũng vượt qua các nước xuất khẩu điều với chất lượng sản phẩm rất tốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu để tăng giá trị sản phẩm. Đây chính là lợi thế và xu hướng này vẫn đang tiếp tục, giá điều thô đang ở mức cao là cơ hội thuận lợi để nông dân phát triển diện tích điều trở lại.
Xây dựng, phát triển vùng chuyên canh
Năm 1996, Việt Nam nhập khẩu điều thô từ châu Phi và đến năm 2016, Việt Nam vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới và giữ vững vị trí này cho đến nay.
Hiện nay, thương hiệu điều nhân Việt Nam đã được người tiêu dùng của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tin dùng, nên đầu ra luôn ổn định. Tuy nhiên, trước nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của thị trường khiến các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi nguyên liệu trong nước không tăng mà lại có xu hướng giảm. Trước thách thức này, đặc biệt là để khai thác lợi thế của một ngành hàng thương hiệu quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải vượt qua để giữ vững vị trí số 1 thị trường thế giới.
Để giải bài toán nguyên liệu, không chỉ doanh nghiệp mà rất cần sự tiếp tay của Nhà nước. Tính đến cuối năm 2016, cả nước có 300.000 ha điều, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vấn đề đặt ra là ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa để diện tích cây điều phát triển ổn định, bởi so với các nông sản đầu ra khá bấp bênh thì giá hạt điều luôn ổn định cao.
Trước đây, giá thu mua khoảng 10 - 12 ngàn đồng/kg hạt điều thô, nhưng nay đã lên 35 - 40 ngàn đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với trước. Ngành điều cần phát triển ở mức 1 triệu tấn nguyên liệu/năm, như vậy mới đảm bảo sản xuất lâu dài và bền vững. Trước đây, ngành điều chiếm tỷ trọng khoảng 700.000 tấn sản phẩm/năm, nay chỉ còn khoảng 300 ngàn tấn/năm.
Do vậy, cần nghiên cứu phát triển giống điều năng suất cao và xây dựng những vùng chuyên canh. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu chế biến như hiện nay thì lợi nhuận thực thu từ xuất khẩu điều sẽ không cao, vì thực chất là chế biến gia công.
“Chính sách của Nhà nước là tập trung xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với cây điều để có sản phẩm ổn định và duy trì. Nếu cứ để người dân tự phát theo kiểu “nay trồng mai xuống giá lại chặt bỏ”, thì cuối cùng người chịu thiệt đầu tiên là nông dân. Sản phẩm hàng hóa sẽ không mang tính ổn định”, ông Nam khẳng định.