Ngành nhựa loay hoay tìm nguyên liệu
Từ đầu năm đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu
Trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15 - 20%.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 đến nay ngành này đang phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa chịu rất nhiều ảnh hưởng, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải chấp nhận lỗ vì không dám tăng giá bán sản phẩm.
Không những vậy, nguồn nguyên liệu (hạt nhựa các loại được sản xuất từ những chế phẩm của dầu) hiện đã tăng thêm gần 50% so với đầu năm, đã kéo theo giá hạt nhựa tăng cao.
Luôn phải sản xuất cầm chừng
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu.
Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có hai nhà máy sản xuất PVC resin là Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (TPC Vina) với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và một nhà máy khác của Công ty Liên doanh Hóa chất LG Vina (LG Vina) mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 tấn nguyên liệu DOP.
Do nguyên liệu sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa nên mỗi năm ngành nhựa vẫn phải nhập khẩu 2 - 2,5 triệu tấn các loại nguyên liệu khác như PE, PP, ABS, PC, PS...
Hầu hết các các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này.
Một khó khăn khác là nếu như những tháng đầu năm 2008, giá hạt nhựa tăng theo từng tháng thì nay tăng theo tuần. Cứ mỗi tuần giá lại tăng thêm từ 20-30 USD/tấn và đến thời điểm này giá đã ở mức từ 2.000- 2.200 USD/tấn, tăng khoảng 50% so với đầu năm.
Trong khi giá nguyên liệu và chi phí sản xuất đầu vào tăng gấp đôi thì giá thành sản phẩm nhựa tăng lên không đáng kể, chỉ dao động trong khoảng 10% từ đầu năm đến nay. Nếu như giá một tấn bột PVC năm 2006 là 830 USD, đến năm 2007 tăng lên 960 USD thì hiện nay đã lên đến 1.020 USD.
Song, điều đáng lo ngại nhất là giá nguyên liệu nhựa thường tăng đột biến và bất ngờ, khiến các doanh nghiệp sản xuất không kịp trở tay. Thế nhưng, họ cũng không thể liên tục điều chỉnh giá sản phẩm của mình vì phải giữ chân khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hằng, Phó giám đốc Công ty Nhựa Đạt Hòa than thở: “Doanh nghiệp tôi đang phải gồng mình chịu lỗ, nhưng cũng đành bấm bụng không dám tăng giá vì sợ mất khách hàng truyền thống. Nếu cộng với chi phí sản xuất khác cũng tăng cao như hiện nay, chúng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 15% trên giá thành sản phẩm bán ra và khó có thể cầm cự mãi được”.
Cùng với việc giá nguyên liệu tăng cao là sự cạnh tranh về mặt hàng nhựa ngày càng quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới. Với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ, các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng ngày càng nhiều nhà máy nhựa tại Việt Nam.
Cần gắn kết để tạo sức cạnh tranh
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhựa hình thành và phát triển từ các công ty gia đình, nên vốn hạn hẹp, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật. Những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động và lợi nhuận ít. Vì thế, ngành nhựa chưa đủ sức vươn lên trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa không theo quy hoạch tổng thể, mà mang nặng tính tự phát. Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp nhựa chưa thật sự gắn kết, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong cơ chế thị trường. Vì thế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngành.
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp trong ngành cần liên kết hợp tác để thực hiện các hợp đồng lớn và lâu dài, thay vì tồn tại tới hơn 2.000 doanh nghiệp song chủ yếu vẫn là quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay.
Về sản phẩm, Bộ khuyến cáo doanh nghiệp tăng đầu tư và áp dụng công nghệ mới cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì có thể tự hủy để bảo vệ môi trường, các sản phẩm phục vụ nội địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng...
VPA cũng cho rằng, để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nhựa Việt Nam trên thị trường, việc nâng cao năng lực, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp giảm chi phí sản xuất, trong đó giảm tiêu hao năng lượng điện có ý nghĩa quan trọng và quyết định.
Ngành cơ khí cũng cần phối hợp với ngành nhựa, tự mình hoặc liên doanh với nước ngoài, từng bước sản xuất thiết bị, khuôn mẫu để các doanh nghiệp nhựa có thể giảm chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp nhựa cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, nhất là các doanh nghiệp cùng ngành hàng để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong sản xuất kinh doanh trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nước ngoài.
Để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho ngành nhựa, VPA đang kiến nghị Chính phủ có những chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cùng với đó, kêu gọi các doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo ra giá thành cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, VPA cũng đang có kiến nghị lên các bộ, ngành liên quan cho phép ngành nhựa được nhập khẩu phế liệu nhựa sạch để tái chế ra nguyên liệu hạt nhựa nhằm giảm giá thành hạt nhựa trong nước.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 đến nay ngành này đang phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa chịu rất nhiều ảnh hưởng, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải chấp nhận lỗ vì không dám tăng giá bán sản phẩm.
Không những vậy, nguồn nguyên liệu (hạt nhựa các loại được sản xuất từ những chế phẩm của dầu) hiện đã tăng thêm gần 50% so với đầu năm, đã kéo theo giá hạt nhựa tăng cao.
Luôn phải sản xuất cầm chừng
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu.
Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có hai nhà máy sản xuất PVC resin là Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (TPC Vina) với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và một nhà máy khác của Công ty Liên doanh Hóa chất LG Vina (LG Vina) mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 tấn nguyên liệu DOP.
Do nguyên liệu sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa nên mỗi năm ngành nhựa vẫn phải nhập khẩu 2 - 2,5 triệu tấn các loại nguyên liệu khác như PE, PP, ABS, PC, PS...
Hầu hết các các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này.
Một khó khăn khác là nếu như những tháng đầu năm 2008, giá hạt nhựa tăng theo từng tháng thì nay tăng theo tuần. Cứ mỗi tuần giá lại tăng thêm từ 20-30 USD/tấn và đến thời điểm này giá đã ở mức từ 2.000- 2.200 USD/tấn, tăng khoảng 50% so với đầu năm.
Trong khi giá nguyên liệu và chi phí sản xuất đầu vào tăng gấp đôi thì giá thành sản phẩm nhựa tăng lên không đáng kể, chỉ dao động trong khoảng 10% từ đầu năm đến nay. Nếu như giá một tấn bột PVC năm 2006 là 830 USD, đến năm 2007 tăng lên 960 USD thì hiện nay đã lên đến 1.020 USD.
Song, điều đáng lo ngại nhất là giá nguyên liệu nhựa thường tăng đột biến và bất ngờ, khiến các doanh nghiệp sản xuất không kịp trở tay. Thế nhưng, họ cũng không thể liên tục điều chỉnh giá sản phẩm của mình vì phải giữ chân khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hằng, Phó giám đốc Công ty Nhựa Đạt Hòa than thở: “Doanh nghiệp tôi đang phải gồng mình chịu lỗ, nhưng cũng đành bấm bụng không dám tăng giá vì sợ mất khách hàng truyền thống. Nếu cộng với chi phí sản xuất khác cũng tăng cao như hiện nay, chúng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 15% trên giá thành sản phẩm bán ra và khó có thể cầm cự mãi được”.
Cùng với việc giá nguyên liệu tăng cao là sự cạnh tranh về mặt hàng nhựa ngày càng quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới. Với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ, các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng ngày càng nhiều nhà máy nhựa tại Việt Nam.
Cần gắn kết để tạo sức cạnh tranh
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhựa hình thành và phát triển từ các công ty gia đình, nên vốn hạn hẹp, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật. Những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động và lợi nhuận ít. Vì thế, ngành nhựa chưa đủ sức vươn lên trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa không theo quy hoạch tổng thể, mà mang nặng tính tự phát. Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp nhựa chưa thật sự gắn kết, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong cơ chế thị trường. Vì thế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngành.
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp trong ngành cần liên kết hợp tác để thực hiện các hợp đồng lớn và lâu dài, thay vì tồn tại tới hơn 2.000 doanh nghiệp song chủ yếu vẫn là quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay.
Về sản phẩm, Bộ khuyến cáo doanh nghiệp tăng đầu tư và áp dụng công nghệ mới cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì có thể tự hủy để bảo vệ môi trường, các sản phẩm phục vụ nội địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng...
VPA cũng cho rằng, để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nhựa Việt Nam trên thị trường, việc nâng cao năng lực, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp giảm chi phí sản xuất, trong đó giảm tiêu hao năng lượng điện có ý nghĩa quan trọng và quyết định.
Ngành cơ khí cũng cần phối hợp với ngành nhựa, tự mình hoặc liên doanh với nước ngoài, từng bước sản xuất thiết bị, khuôn mẫu để các doanh nghiệp nhựa có thể giảm chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp nhựa cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, nhất là các doanh nghiệp cùng ngành hàng để hỗ trợ, bảo vệ nhau trong sản xuất kinh doanh trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nước ngoài.
Để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho ngành nhựa, VPA đang kiến nghị Chính phủ có những chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cùng với đó, kêu gọi các doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo ra giá thành cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, VPA cũng đang có kiến nghị lên các bộ, ngành liên quan cho phép ngành nhựa được nhập khẩu phế liệu nhựa sạch để tái chế ra nguyên liệu hạt nhựa nhằm giảm giá thành hạt nhựa trong nước.