"Nhà đất sốt "thật" 100%!"
Cũng là “sốt”, nhưng “cơn sốt” nhà đất trong năm qua khác xa với “cơn sốt ảo” vào năm 2002
Cũng là “sốt”, nhưng “cơn sốt” nhà đất trong năm qua khác xa với “cơn sốt ảo” vào năm 2002.
Đó là khẳng định của ông Đỗ Đức Đôi, Phó vụ trưởng Vụ Đăng ký - Thống kê đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến thị trường nhà đất trong năm 2007 luôn ở trong tình trạng “sốt” cao ?
Đúng là năm 2007 vừa qua chúng ta lại phải chứng kiến một “cơn sốt” lần thứ 2 trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, “cơn sốt” nhà đất trong năm 2007 về bản chất lại hoàn toàn khác với “cơn sốt” năm 2002. Nếu như “cơn sốt” năm 2002 chỉ là “sốt ảo” thì năm 2007 lại là “cơn sốt” thật.
Nguyên nhân của “cơn sốt” trong năm 2007 là do chúng ta đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, luồng đầu tư từ nước ngoài vào nước ta tăng nhanh và cùng với đó là nhu cầu về văn phòng, nhà ở của người nước ngoài là có thực.
Thứ hai nữa là do đời sống của người dân trong nước đã được nâng lên, tích lũy của nhiều người dân đã đủ để có thể mua được nhà, đất tại các đô thị lớn. Đồng thời, với việc ra đời của Luật Cư trú thì chính sách về nhập cư của chúng ta đã cởi mở hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua đất, nhà và sinh sống tại các đô thị lớn.
Trong khi đó, tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, văn phòng lại rất chậm. Chỉ tính riêng Hà Nội trong mấy năm qua phê duyệt được hơn chục dự án nhưng chỉ có 4 dự án đưa vào triển khai. Còn Tp.HCM trong mấy năm vừa qua cũng phê duyệt được khoảng 25 dự án thì chỉ có 6 dự án đi vào triển khai.
Chính những điều này đã khiến nguồn cung nhà đất trên thị trường thực sự là không đủ đáp ứng được “cầu” đang ngày càng tăng cao. Và một khi cung ít nhưng cầu nhiều thì tất yếu giá sẽ bị đẩy lên cao, tạo ra những cơn sốt bất lợi cho người dân.
Nhưng thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng “sốt” nhà đất trong thời gian qua là do công tác quản lý, điều hành của chúng ta còn yếu kém ?
Đúng là vấn đề chính sách tài chính về đất đai hiện nay của chúng ta vẫn chưa ổn. Chúng ta vẫn quản lý đất đai theo kiểu hành chính chứ chưa dùng công cụ kinh tế để quản lý và đưa đất đai thành nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.
Trong khi “cầu” về đất đai và nhà ở đang ngày càng tăng lên nhanh chóng thì nguồn cung vẫn bị hạn chế do khả năng điều hành, quản lý đất đai. Ví dụ, mỗi khi có một dự án nào đấy có vấn đề, trục trặc vì nguyên nhân khách quan thì thay vì hướng dẫn, tìm cách tháo gỡ cho nhà đầu tư thì chúng ta lại quyết định thu hồi. Đây là một điều bất hợp lý và nó tác động tiêu cực đến nguồn cung trên thị trường.
Một bất cập nữa là trong khi ngày càng nhiều người có nhu cầu về một căn hộ tại một khu vực được quy hoạch bài bản, đầy đủ các dịch vụ tiện ích thì chúng ta lại chỉ tập trung vào xây nhà để ở chứ không hề thấy phát triển các khu công viên, trường học ra sao, bệnh viện, dịch vụ thương mại …Người dân đâu phải chỉ ở, họ phải có các nhu cầu khác trong đời sống xã hội.
Việc cho phép Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua đất cũng được dự báo là sẽ gây thêm những “cơn sốt” mới ?
Tôi cho rằng dù việc này có tạo ra những đợt “sốt” nhà đất mới thì đây vẫn là một chính sách đúng đắn và nên khuyến khích. Khi người nước ngoài đầu tư vào thì người ta phải có cuộc sống ổn định nên việc cho phép mua nhà là điều cần thiết.
Nếu chúng ta sang đầu tư ở Singapore, Úc… chúng ta cũng được quyền mua nhà, đó là thông lệ chung của thị trường quốc tế. Việc cho phép mua nhà như vậy càng khuyến khích thêm các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Theo tôi, dù thị trường nhà đất trong thời gian tới có tiếp tục “sốt” do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì đó đều là những cơn “sốt” thật 100%, chứ không còn là sốt ảo như năm 2002.
Vậy theo ông, chúng ta cần phải “hạ nhiệt” theo hướng nào để có thể hài hòa được lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân? Liệu diện tích của Hà Nội và Tp.HCM có được tiếp tục mở rộng ?
Theo tôi, trước một “cơn sốt” chúng ta không nên hành động vội vàng mà cần bình tĩnh phân tích. Thực ra, cơn sốt trong năm 2007 vẫn chỉ là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và cũng chủ yếu tập trung ở các phân khúc là biệt thự, chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê.
Do đó, trước hết chúng ta phải có những giải pháp, cơ chế cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản ở hai thành phố này để có thể tăng nguồn cung, từ đó mới mong “hạ nhiệt” cho thị trường nhà đất trong thời gian tới.
Ngoài ra, ở tầm nhìn xa hơn, chúng ta phải có những điều chỉnh trong chính sách, pháp luật về đất đai, về chủ sở hữu cũng như quyền sử dụng, định đoạt theo hướng mở rộng đối tượng điều chỉnh. Có như vậy mới mong sớm ổn định nguồn cung, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Hiện nay Hà Nội chỉ có trên 5% là đất ở đô thị, Tp.HCM là trên 7%. Cho nên muốn giảm sức ép cho 2 thành phố này thì phải quy hoạch những khu vực lân cận đô thị có điều kiện tương tự, chẳng hạn xung quanh Hà Nội là Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…để giãn sức ép cho Hà Nội.
Hiện Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đang triển khai quy hoạch các khu lân cận, các thành phố “vệ tinh” để giảm sức ép cho Hà Nội và Tp.HCM. Trong thời gian tới, khi đường Láng Hòa Lạc, các khu đô thị Bảo Sơn, Nam An Khánh, Bắc An Khánh, khu làng Sinh viên… được mở rộng ra, khu trung tâm sẽ giảm được sức ép.
Bên cạnh đó, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng sẽ là một luồng giao thông giãn đầu tư công nghiệp sang Hưng Yên, Hải Dương. Còn khu đô thị mới ở Bắc Ninh, nếu chúng ta đầu tư thêm cơ sở hạ tầng xã hội thì cũng sẽ thu hút được một số lượng dân cư lớn từ Hà Nội sang. Riêng Tp.HCM thì tiềm năng còn lớn hơn, việc giãn ra một số địa bàn xung quanh chắc chắn có thể làm được.
Đó là khẳng định của ông Đỗ Đức Đôi, Phó vụ trưởng Vụ Đăng ký - Thống kê đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến thị trường nhà đất trong năm 2007 luôn ở trong tình trạng “sốt” cao ?
Đúng là năm 2007 vừa qua chúng ta lại phải chứng kiến một “cơn sốt” lần thứ 2 trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, “cơn sốt” nhà đất trong năm 2007 về bản chất lại hoàn toàn khác với “cơn sốt” năm 2002. Nếu như “cơn sốt” năm 2002 chỉ là “sốt ảo” thì năm 2007 lại là “cơn sốt” thật.
Nguyên nhân của “cơn sốt” trong năm 2007 là do chúng ta đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, luồng đầu tư từ nước ngoài vào nước ta tăng nhanh và cùng với đó là nhu cầu về văn phòng, nhà ở của người nước ngoài là có thực.
Thứ hai nữa là do đời sống của người dân trong nước đã được nâng lên, tích lũy của nhiều người dân đã đủ để có thể mua được nhà, đất tại các đô thị lớn. Đồng thời, với việc ra đời của Luật Cư trú thì chính sách về nhập cư của chúng ta đã cởi mở hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua đất, nhà và sinh sống tại các đô thị lớn.
Trong khi đó, tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, văn phòng lại rất chậm. Chỉ tính riêng Hà Nội trong mấy năm qua phê duyệt được hơn chục dự án nhưng chỉ có 4 dự án đưa vào triển khai. Còn Tp.HCM trong mấy năm vừa qua cũng phê duyệt được khoảng 25 dự án thì chỉ có 6 dự án đi vào triển khai.
Chính những điều này đã khiến nguồn cung nhà đất trên thị trường thực sự là không đủ đáp ứng được “cầu” đang ngày càng tăng cao. Và một khi cung ít nhưng cầu nhiều thì tất yếu giá sẽ bị đẩy lên cao, tạo ra những cơn sốt bất lợi cho người dân.
Nhưng thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng “sốt” nhà đất trong thời gian qua là do công tác quản lý, điều hành của chúng ta còn yếu kém ?
Đúng là vấn đề chính sách tài chính về đất đai hiện nay của chúng ta vẫn chưa ổn. Chúng ta vẫn quản lý đất đai theo kiểu hành chính chứ chưa dùng công cụ kinh tế để quản lý và đưa đất đai thành nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.
Trong khi “cầu” về đất đai và nhà ở đang ngày càng tăng lên nhanh chóng thì nguồn cung vẫn bị hạn chế do khả năng điều hành, quản lý đất đai. Ví dụ, mỗi khi có một dự án nào đấy có vấn đề, trục trặc vì nguyên nhân khách quan thì thay vì hướng dẫn, tìm cách tháo gỡ cho nhà đầu tư thì chúng ta lại quyết định thu hồi. Đây là một điều bất hợp lý và nó tác động tiêu cực đến nguồn cung trên thị trường.
Một bất cập nữa là trong khi ngày càng nhiều người có nhu cầu về một căn hộ tại một khu vực được quy hoạch bài bản, đầy đủ các dịch vụ tiện ích thì chúng ta lại chỉ tập trung vào xây nhà để ở chứ không hề thấy phát triển các khu công viên, trường học ra sao, bệnh viện, dịch vụ thương mại …Người dân đâu phải chỉ ở, họ phải có các nhu cầu khác trong đời sống xã hội.
Việc cho phép Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua đất cũng được dự báo là sẽ gây thêm những “cơn sốt” mới ?
Tôi cho rằng dù việc này có tạo ra những đợt “sốt” nhà đất mới thì đây vẫn là một chính sách đúng đắn và nên khuyến khích. Khi người nước ngoài đầu tư vào thì người ta phải có cuộc sống ổn định nên việc cho phép mua nhà là điều cần thiết.
Nếu chúng ta sang đầu tư ở Singapore, Úc… chúng ta cũng được quyền mua nhà, đó là thông lệ chung của thị trường quốc tế. Việc cho phép mua nhà như vậy càng khuyến khích thêm các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Theo tôi, dù thị trường nhà đất trong thời gian tới có tiếp tục “sốt” do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì đó đều là những cơn “sốt” thật 100%, chứ không còn là sốt ảo như năm 2002.
Vậy theo ông, chúng ta cần phải “hạ nhiệt” theo hướng nào để có thể hài hòa được lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân? Liệu diện tích của Hà Nội và Tp.HCM có được tiếp tục mở rộng ?
Theo tôi, trước một “cơn sốt” chúng ta không nên hành động vội vàng mà cần bình tĩnh phân tích. Thực ra, cơn sốt trong năm 2007 vẫn chỉ là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và cũng chủ yếu tập trung ở các phân khúc là biệt thự, chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê.
Do đó, trước hết chúng ta phải có những giải pháp, cơ chế cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản ở hai thành phố này để có thể tăng nguồn cung, từ đó mới mong “hạ nhiệt” cho thị trường nhà đất trong thời gian tới.
Ngoài ra, ở tầm nhìn xa hơn, chúng ta phải có những điều chỉnh trong chính sách, pháp luật về đất đai, về chủ sở hữu cũng như quyền sử dụng, định đoạt theo hướng mở rộng đối tượng điều chỉnh. Có như vậy mới mong sớm ổn định nguồn cung, đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Hiện nay Hà Nội chỉ có trên 5% là đất ở đô thị, Tp.HCM là trên 7%. Cho nên muốn giảm sức ép cho 2 thành phố này thì phải quy hoạch những khu vực lân cận đô thị có điều kiện tương tự, chẳng hạn xung quanh Hà Nội là Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…để giãn sức ép cho Hà Nội.
Hiện Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đang triển khai quy hoạch các khu lân cận, các thành phố “vệ tinh” để giảm sức ép cho Hà Nội và Tp.HCM. Trong thời gian tới, khi đường Láng Hòa Lạc, các khu đô thị Bảo Sơn, Nam An Khánh, Bắc An Khánh, khu làng Sinh viên… được mở rộng ra, khu trung tâm sẽ giảm được sức ép.
Bên cạnh đó, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng sẽ là một luồng giao thông giãn đầu tư công nghiệp sang Hưng Yên, Hải Dương. Còn khu đô thị mới ở Bắc Ninh, nếu chúng ta đầu tư thêm cơ sở hạ tầng xã hội thì cũng sẽ thu hút được một số lượng dân cư lớn từ Hà Nội sang. Riêng Tp.HCM thì tiềm năng còn lớn hơn, việc giãn ra một số địa bàn xung quanh chắc chắn có thể làm được.