Nhà giàu Trung Quốc thích “xuất ngoại hưởng phước”
Mặc dù Trung Quốc đang là nơi sản sinh ra triệu phú USD, nhưng nhiều nhà giàu ở nước này lại muốn ra nước ngoài sinh sống
Khoảng một nửa số triệu phú ở Trung Quốc có mơ ước tích cóp tiền của làm giàu ở trong nước rồi ra nước ngoài sinh sống, tờ Le Figaro dẫn số liệu điều tra xã hội học của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận cho biết.
Dưới nhan đề "Người giàu Trung Quốc mơ về một cuộc sống phong lưu", bài viết đăng trên nhật báo Pháp Le Figaro được RFI dẫn lại cho hay, xu thế này có vẻ như là một sự nghịch lý, khi mà của cải vật chất của thế giới đang đổ về phương Đông nhiều hơn là phía Tây.
Mặc dù số triệu phú USD tại Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, nhưng không ít người trong nhóm này lại có cùng một mơ ước "nhỏ bé" là: một ngày nào đó di cư đến một quốc gia khác, nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tức là làm giàu ở Trung Quốc, nhưng "hưởng phước" lại ở nước ngoài.
Cụ thể, theo báo cáo điều tra trên, 46% người Trung Quốc có tài sản trên một triệu USD tỏ ý định sẽ ra nước ngoài sinh sống. Thêm vào đó là con số 14% các triệu phú Trung Quốc làm giàu trong nước và đã định cư ở ngoài biên giới của nước mình.
Trong công bố hồi tháng 9, tạp chí Hồ Nhuận cho biết, mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn dai dẳng, nhưng năm 2011 đã chứng kiến số lượng tỷ phú Trung Quốc tăng kỷ lục. Trong top 1.000 người giàu Trung Quốc, có tới 271 tỷ phú, tăng vọt từ mức 189 tỷ phú của năm 2010 và gấp hơn hai lần năm 2009.
Mức tài sản tối thiểu của nhà giàu Trung Quốc cũng tăng từ 220 triệu USD của năm ngoái lên 310 triệu USD năm nay. Tuy nhiên, Rupert Hoogewerf, người sáng lập báo cáo Hồ Nhuận, cho biết bản danh sách này vẫn chưa thống kê hết số tỷ phú của Trung Quốc. Theo ông, con số thực tế có thể lên tới gần 600 người.
Riêng số người có tổng giá trị tài sản vượt trên 1 triệu USD ở Trung Quốc hiện là 960.000 người, tăng khoảng 9,7% so với năm 2010.
Lý do ra nước ngoài sinh sống của người giàu Trung Quốc cũng khá tập trung. Trong số 980 người giàu có được hỏi tại 18 thành phố lớn thì đại đa số đều nói rằng họ mong muốn con cái mình được hưởng một nền giáo dục tốt hơn và là vì sống ở nước ngoài tài sản của họ được an toàn hơn.
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống như ô nhiễm, an toàn thực phẩm, v.v… cũng là lý do thúc đẩy họ di cư. Ngoài ra tình trạng giá cả bất động sản, sinh hoạt leo thang chóng mặt cũng củng cố thêm ý định ra đi của nhóm người giàu có tại Trung Quốc.
Theo Le Figaro, báo cáo còn cho thấy 1/3 dân nhà giàu Trung Quốc đã đầu tư tài sản của mình ra nước ngoài. 1/3 khác thì cho biết họ cũng sẽ làm như vậy trong vài ba năm tới. Cũng cần phải nói rằng, hình thức "nhập cư qua đầu tư" đang được nhiều nước khuyến khích.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, số "thẻ xanh nhà đầu tư" được cấp cho những người không phải công dân Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên 4.218 thẻ trong năm tài khóa 2009. Khoảng 1.800 trong số thẻ này đã được dùng để cấp cho những công dân đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc.
Luật sư chuyên về nhập cư David Fang ở California cho biết, 10 năm trước, 70% khách hàng của ông đến từ Đài Loan, số còn lại từ Hồng Kông, nhưng "giờ đây, 70% khách hàng của tôi là từ Trung Quốc đại lục", ông nói. Theo khảo sát năm 2008 của Cơ quan Điều tra dân số Mỹ, có hơn 1,1 triệu người Mỹ gốc Hoa sống ở California.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã mới đây khẳng định rằng, Canada và Australia là những điểm đến ưa thích của giới triệu phú Trung Quốc.
Một giảng viên đại học tại Bắc Kinh nhận xét rằng "Đúng là hiện tại sự năng động nằm ở đây (Trung Quốc). Nhưng những người Trung Quốc khá giả chỉ muốn con cái họ được theo học tại các trường đại học lớn ở phương Tây. Họ đều ước mong có một ngôi nhà ở Australia hay London".
Và không chỉ có giới lắm tiền, những người lao động bình thường cũng ủng hộ xu thế này và khẳng định rằng, nếu có tiền thì họ cũng sẽ làm như vậy.
Dưới nhan đề "Người giàu Trung Quốc mơ về một cuộc sống phong lưu", bài viết đăng trên nhật báo Pháp Le Figaro được RFI dẫn lại cho hay, xu thế này có vẻ như là một sự nghịch lý, khi mà của cải vật chất của thế giới đang đổ về phương Đông nhiều hơn là phía Tây.
Mặc dù số triệu phú USD tại Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, nhưng không ít người trong nhóm này lại có cùng một mơ ước "nhỏ bé" là: một ngày nào đó di cư đến một quốc gia khác, nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tức là làm giàu ở Trung Quốc, nhưng "hưởng phước" lại ở nước ngoài.
Cụ thể, theo báo cáo điều tra trên, 46% người Trung Quốc có tài sản trên một triệu USD tỏ ý định sẽ ra nước ngoài sinh sống. Thêm vào đó là con số 14% các triệu phú Trung Quốc làm giàu trong nước và đã định cư ở ngoài biên giới của nước mình.
Trong công bố hồi tháng 9, tạp chí Hồ Nhuận cho biết, mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn dai dẳng, nhưng năm 2011 đã chứng kiến số lượng tỷ phú Trung Quốc tăng kỷ lục. Trong top 1.000 người giàu Trung Quốc, có tới 271 tỷ phú, tăng vọt từ mức 189 tỷ phú của năm 2010 và gấp hơn hai lần năm 2009.
Mức tài sản tối thiểu của nhà giàu Trung Quốc cũng tăng từ 220 triệu USD của năm ngoái lên 310 triệu USD năm nay. Tuy nhiên, Rupert Hoogewerf, người sáng lập báo cáo Hồ Nhuận, cho biết bản danh sách này vẫn chưa thống kê hết số tỷ phú của Trung Quốc. Theo ông, con số thực tế có thể lên tới gần 600 người.
Riêng số người có tổng giá trị tài sản vượt trên 1 triệu USD ở Trung Quốc hiện là 960.000 người, tăng khoảng 9,7% so với năm 2010.
Lý do ra nước ngoài sinh sống của người giàu Trung Quốc cũng khá tập trung. Trong số 980 người giàu có được hỏi tại 18 thành phố lớn thì đại đa số đều nói rằng họ mong muốn con cái mình được hưởng một nền giáo dục tốt hơn và là vì sống ở nước ngoài tài sản của họ được an toàn hơn.
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống như ô nhiễm, an toàn thực phẩm, v.v… cũng là lý do thúc đẩy họ di cư. Ngoài ra tình trạng giá cả bất động sản, sinh hoạt leo thang chóng mặt cũng củng cố thêm ý định ra đi của nhóm người giàu có tại Trung Quốc.
Theo Le Figaro, báo cáo còn cho thấy 1/3 dân nhà giàu Trung Quốc đã đầu tư tài sản của mình ra nước ngoài. 1/3 khác thì cho biết họ cũng sẽ làm như vậy trong vài ba năm tới. Cũng cần phải nói rằng, hình thức "nhập cư qua đầu tư" đang được nhiều nước khuyến khích.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, số "thẻ xanh nhà đầu tư" được cấp cho những người không phải công dân Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên 4.218 thẻ trong năm tài khóa 2009. Khoảng 1.800 trong số thẻ này đã được dùng để cấp cho những công dân đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc.
Luật sư chuyên về nhập cư David Fang ở California cho biết, 10 năm trước, 70% khách hàng của ông đến từ Đài Loan, số còn lại từ Hồng Kông, nhưng "giờ đây, 70% khách hàng của tôi là từ Trung Quốc đại lục", ông nói. Theo khảo sát năm 2008 của Cơ quan Điều tra dân số Mỹ, có hơn 1,1 triệu người Mỹ gốc Hoa sống ở California.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã mới đây khẳng định rằng, Canada và Australia là những điểm đến ưa thích của giới triệu phú Trung Quốc.
Một giảng viên đại học tại Bắc Kinh nhận xét rằng "Đúng là hiện tại sự năng động nằm ở đây (Trung Quốc). Nhưng những người Trung Quốc khá giả chỉ muốn con cái họ được theo học tại các trường đại học lớn ở phương Tây. Họ đều ước mong có một ngôi nhà ở Australia hay London".
Và không chỉ có giới lắm tiền, những người lao động bình thường cũng ủng hộ xu thế này và khẳng định rằng, nếu có tiền thì họ cũng sẽ làm như vậy.