Nhận diện tương lai truyền hình
Truyền hình chỉ phát miễn phí những kênh đại chúng, còn các kênh chất lượng cao sẽ phải tính tiền
Nếu vẽ một biểu đồ về tốc độ thay đổi công nghệ trong truyền hình thì sẽ thấy đường biểu diễn gần như rất ít thay đổi từ cuối thập niên 60 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước.
Máy thu hình dùng ống tia âm cực CRT gần như đã làm cho công nghệ truyền hình không thay đổi về chất lượng hình ảnh suốt 30 năm. Để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng, người ta đã cải tiến âm thanh từ mono thành stereo rồi siêu trầm, âm thanh vòm...
Cuối những năm 1990, công nghệ máy thu hình mới có một cải tiến đáng kể là màn hình CRT “siêu phẳng” thay cho màn hình cong bấy lâu. Dù là màn hình siêu phẳng, độ nét của truyền hình cũng chỉ khoảng 320 x 240 mà thôi.
Cuộc cách mạng mang tên “LCD”
Phải nói rằng kỹ thuật cấy những bóng bán dẫn phát sáng đã cho ra những tấm LCD panel đã cải tiến đáng kể độ phân giải truyền hình.
Tivi LCD ngày càng sáng hơn và độ phân giải ngày càng cao hơn. Hình ảnh được tái tạo không phải bằng kỹ thuật tương tự (analog) mà bằng kỹ thuật rời rạc từng ảnh điểm (pixel), từ đó khái niệm tivi số (digital) ra đời.
Những năm đầu thế kỷ 21, tivi LCD phát triển mạnh mẽ và người ta chứng kiến sự chuyển tiếp giữa analog và digital. Nếu đỉnh cao của truyền hình analog là độ phân giải SD (độ nét bình thường) với chuẩn DVD 720 x 576 thì đỉnh cao của truyền hình digital hoàn toàn chưa có điểm dừng.
Nếu cuối thập niên 90, chất lượng hình ảnh DVD được xem là “tuyệt hảo” thì nay, chất lượng DVD đã lùi về quá khứ, nhường bước cho HD (độ nét cao) ra đời. Hiện nay, người ta còn có HD-ready và Full-HD, chao ơi là rối rắm!
Lùng bùng thuật ngữ
Bởi cải tiến quá nhanh, người tiêu dùng không theo kịp để hiểu về tivi. Nhiều người vẫn nhập nhằng, ví như “thấy xem DVD trên tivi CRT hình ảnh cũng rất đẹp trong khi xem truyền hình trên tivi LCD hình ảnh cũng chẳng khá hơn”.
Vậy sao gọi tivi LCD là cuộc cách mạng chất lượng hình ảnh? Lại có người cho là nếu được so sánh, được xem cùng một lúc hai chiếc tivi với chuẩn SD (độ nét thường) và chuẩn HD (độ nét cao) thì mới phân biệt, chứ nếu chỉ xem đơn lẻ một loại thì cũng hao hao giống nhau mà thôi.
Thực ra, tivi LCD do dùng kỹ thuật số để hiển thị hình ảnh nên độ phân giải nhanh chóng được cải tiến để đạt đến phân giải cao. Hơn nữa, ưu điểm của kỹ thuật số là việc truyền dẫn. Người ta dùng các giải thuật nén để truyền dẫn nhiều thông tin hơn truyền hình analog.
Nếu ai đó còn lùng bùng về thuật ngữ thì tham khảo giải thích nôm na dưới đây:
Đối với truyền hình Full-HD, khi xem một trận bóng với hình ảnh đầy đủ hai cầu môn và 22 cầu thủ, người xem phải thấy được số áo của từng cầu thủ. Điều này thì tivi LCD xem SD hoặc tivi analog không thể nào làm được.
Hình vẽ bên dưới cho thấy chuẩn truyền hình Full-HD cho hình ảnh kích thước lớn hơn chuẩn SD và băng video như thế nào. Người ta thường gọi chuẩn Full-HD là 2 megapixel - 2 chấm (gần bằng 1.920 x 1.080) so với DVD xem SD chỉ được chưa đến 0,5 megapixel, tức chưa được nửa chấm.
Rắc rối Full-HD
Vậy hiện nay chúng ta đã có Full-HD chưa? Tại Việt Nam, thị trường đã có nhiều loại tivi LCD đạt chuẩn độ nét Full-HD 1.920 x 1.080 nhưng chưa có nguồn phát tín hiệu cho các tivi này trừ các kênh thử nghiệm trong truyền hình cáp.
Muốn xem được độ phân giải Full-HD, người ta phải mua các đầu máy thế hệ mới như Blu-ray, song tìm kiếm đĩa phim cho các đầu máy này không dễ dàng chút nào.
Bởi độ nét cao tức nhiều ảnh điểm (pixel), mỗi frame hình chứa đến 2 triệu pixel khiến lượng thông tin truyền đi trong mỗi giây vô cùng lớn, người ta phải dùng nhiều giải thuật nén để tiết kiệm đường truyền và cả vật chứa phim ảnh độ nét cao. Thông thường, phim được chứa trong đĩa quang học (như Blu-ray) hoặc đĩa cứng HDD.
Vì thế, thiết bị phát hình và truyền dẫn cho Full-HD rất đắt tiền. Người tiêu dùng mua một chiếc tivi thì dễ nhưng nhà đài muốn phát truyền hình Full-HD thì sẽ gặp trở ngại về kinh phí đầu tư.
Bùng nổ các giải pháp nén
Truyền dẫn tốn kém khiến các nhà khoa học nghĩ cách nén hình ảnh HD nhỏ lại mà không làm suy giảm đáng kể chất lượng hình ảnh.
Cũng như file nén MP3 trong lĩnh vực audio nhiều năm trước đây đã thu nhỏ file âm thanh trong CD đến 10 lần thì các định dạng mới cho HD cũng thu nhỏ file hình HD đáng kể.
Tiêu biểu nhất là định dạng Matroska với giải pháp nén H.264 đã gây nên một trào lưu xem phim HD trên các HD Media Player, giống như trào lưu máy nghe nhạc MP3 trước đây.
Cách đây 3 năm, người ta đã giới thiệu chuẩn truyền hình Quad-HD (4 lần HD) 3.840 x 2.160. Độ nét của chuẩn này gấp 4 lần Full-HD. Chưa hết, Chính phủ Nhật Bản còn dự định đến năm 2015 sẽ phát hình Ultra-HD có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quad-HD tức 7.680 x 4.320 tương đương 33 megapixel, có độ nét có thể cạnh tranh với phim nhựa 35 mm.
Lúc đó, trong thí dụ về sân bóng đá với 22 cầu thủ nêu trên, người xem có thể xem chi tiết đến mức thấy rõ mắt cầu thủ... liếc hướng nào trước khi chuyền bóng!
Ba xu thế truyền hình tại Việt Nam
1. Truyền hình cáp analog hiện nay với dung lượng 70 kênh sẽ phải thay thế bằng truyền hình cáp kỹ thuật số để tăng số kênh lên vài trăm, trong đó có nhiều kênh HD. Quan trọng là người xem truyền hình cáp lúc đó bắt buộc phải có settop box.
2. Truyền hình mặt đất sẽ thu hẹp dần dần mà thay bằng DTH với sự tham gia của vệ tinh Vinasat. Mỗi gia đình sẽ có cái chảo nho nhỏ và đầu thu settop box để thu hàng trăm kênh truyền hình, trong đó vẫn có truyền hình HD.
3. Phân hóa giàu nghèo: truyền hình chỉ phát miễn phí những kênh đại chúng, còn các kênh chất lượng cao sẽ phải tính tiền. Lúc đó mỗi hộp settop box sẽ đi kèm thẻ tính tiền và tùy vào mức chi trả nhiều hay ít, người xem sẽ được xem nhiều hay ít các kênh chất lượng cao.
Lê Văn Chính (Thế giới @)
Máy thu hình dùng ống tia âm cực CRT gần như đã làm cho công nghệ truyền hình không thay đổi về chất lượng hình ảnh suốt 30 năm. Để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng, người ta đã cải tiến âm thanh từ mono thành stereo rồi siêu trầm, âm thanh vòm...
Cuối những năm 1990, công nghệ máy thu hình mới có một cải tiến đáng kể là màn hình CRT “siêu phẳng” thay cho màn hình cong bấy lâu. Dù là màn hình siêu phẳng, độ nét của truyền hình cũng chỉ khoảng 320 x 240 mà thôi.
Cuộc cách mạng mang tên “LCD”
Phải nói rằng kỹ thuật cấy những bóng bán dẫn phát sáng đã cho ra những tấm LCD panel đã cải tiến đáng kể độ phân giải truyền hình.
Tivi LCD ngày càng sáng hơn và độ phân giải ngày càng cao hơn. Hình ảnh được tái tạo không phải bằng kỹ thuật tương tự (analog) mà bằng kỹ thuật rời rạc từng ảnh điểm (pixel), từ đó khái niệm tivi số (digital) ra đời.
Những năm đầu thế kỷ 21, tivi LCD phát triển mạnh mẽ và người ta chứng kiến sự chuyển tiếp giữa analog và digital. Nếu đỉnh cao của truyền hình analog là độ phân giải SD (độ nét bình thường) với chuẩn DVD 720 x 576 thì đỉnh cao của truyền hình digital hoàn toàn chưa có điểm dừng.
Nếu cuối thập niên 90, chất lượng hình ảnh DVD được xem là “tuyệt hảo” thì nay, chất lượng DVD đã lùi về quá khứ, nhường bước cho HD (độ nét cao) ra đời. Hiện nay, người ta còn có HD-ready và Full-HD, chao ơi là rối rắm!
Lùng bùng thuật ngữ
Bởi cải tiến quá nhanh, người tiêu dùng không theo kịp để hiểu về tivi. Nhiều người vẫn nhập nhằng, ví như “thấy xem DVD trên tivi CRT hình ảnh cũng rất đẹp trong khi xem truyền hình trên tivi LCD hình ảnh cũng chẳng khá hơn”.
Vậy sao gọi tivi LCD là cuộc cách mạng chất lượng hình ảnh? Lại có người cho là nếu được so sánh, được xem cùng một lúc hai chiếc tivi với chuẩn SD (độ nét thường) và chuẩn HD (độ nét cao) thì mới phân biệt, chứ nếu chỉ xem đơn lẻ một loại thì cũng hao hao giống nhau mà thôi.
Thực ra, tivi LCD do dùng kỹ thuật số để hiển thị hình ảnh nên độ phân giải nhanh chóng được cải tiến để đạt đến phân giải cao. Hơn nữa, ưu điểm của kỹ thuật số là việc truyền dẫn. Người ta dùng các giải thuật nén để truyền dẫn nhiều thông tin hơn truyền hình analog.
Nếu ai đó còn lùng bùng về thuật ngữ thì tham khảo giải thích nôm na dưới đây:
Đối với truyền hình Full-HD, khi xem một trận bóng với hình ảnh đầy đủ hai cầu môn và 22 cầu thủ, người xem phải thấy được số áo của từng cầu thủ. Điều này thì tivi LCD xem SD hoặc tivi analog không thể nào làm được.
Hình vẽ bên dưới cho thấy chuẩn truyền hình Full-HD cho hình ảnh kích thước lớn hơn chuẩn SD và băng video như thế nào. Người ta thường gọi chuẩn Full-HD là 2 megapixel - 2 chấm (gần bằng 1.920 x 1.080) so với DVD xem SD chỉ được chưa đến 0,5 megapixel, tức chưa được nửa chấm.
Rắc rối Full-HD
Vậy hiện nay chúng ta đã có Full-HD chưa? Tại Việt Nam, thị trường đã có nhiều loại tivi LCD đạt chuẩn độ nét Full-HD 1.920 x 1.080 nhưng chưa có nguồn phát tín hiệu cho các tivi này trừ các kênh thử nghiệm trong truyền hình cáp.
Muốn xem được độ phân giải Full-HD, người ta phải mua các đầu máy thế hệ mới như Blu-ray, song tìm kiếm đĩa phim cho các đầu máy này không dễ dàng chút nào.
Bởi độ nét cao tức nhiều ảnh điểm (pixel), mỗi frame hình chứa đến 2 triệu pixel khiến lượng thông tin truyền đi trong mỗi giây vô cùng lớn, người ta phải dùng nhiều giải thuật nén để tiết kiệm đường truyền và cả vật chứa phim ảnh độ nét cao. Thông thường, phim được chứa trong đĩa quang học (như Blu-ray) hoặc đĩa cứng HDD.
Vì thế, thiết bị phát hình và truyền dẫn cho Full-HD rất đắt tiền. Người tiêu dùng mua một chiếc tivi thì dễ nhưng nhà đài muốn phát truyền hình Full-HD thì sẽ gặp trở ngại về kinh phí đầu tư.
Bùng nổ các giải pháp nén
Truyền dẫn tốn kém khiến các nhà khoa học nghĩ cách nén hình ảnh HD nhỏ lại mà không làm suy giảm đáng kể chất lượng hình ảnh.
Cũng như file nén MP3 trong lĩnh vực audio nhiều năm trước đây đã thu nhỏ file âm thanh trong CD đến 10 lần thì các định dạng mới cho HD cũng thu nhỏ file hình HD đáng kể.
Tiêu biểu nhất là định dạng Matroska với giải pháp nén H.264 đã gây nên một trào lưu xem phim HD trên các HD Media Player, giống như trào lưu máy nghe nhạc MP3 trước đây.
Cách đây 3 năm, người ta đã giới thiệu chuẩn truyền hình Quad-HD (4 lần HD) 3.840 x 2.160. Độ nét của chuẩn này gấp 4 lần Full-HD. Chưa hết, Chính phủ Nhật Bản còn dự định đến năm 2015 sẽ phát hình Ultra-HD có độ nét gấp 4 lần chuẩn Quad-HD tức 7.680 x 4.320 tương đương 33 megapixel, có độ nét có thể cạnh tranh với phim nhựa 35 mm.
Lúc đó, trong thí dụ về sân bóng đá với 22 cầu thủ nêu trên, người xem có thể xem chi tiết đến mức thấy rõ mắt cầu thủ... liếc hướng nào trước khi chuyền bóng!
Ba xu thế truyền hình tại Việt Nam
1. Truyền hình cáp analog hiện nay với dung lượng 70 kênh sẽ phải thay thế bằng truyền hình cáp kỹ thuật số để tăng số kênh lên vài trăm, trong đó có nhiều kênh HD. Quan trọng là người xem truyền hình cáp lúc đó bắt buộc phải có settop box.
2. Truyền hình mặt đất sẽ thu hẹp dần dần mà thay bằng DTH với sự tham gia của vệ tinh Vinasat. Mỗi gia đình sẽ có cái chảo nho nhỏ và đầu thu settop box để thu hàng trăm kênh truyền hình, trong đó vẫn có truyền hình HD.
3. Phân hóa giàu nghèo: truyền hình chỉ phát miễn phí những kênh đại chúng, còn các kênh chất lượng cao sẽ phải tính tiền. Lúc đó mỗi hộp settop box sẽ đi kèm thẻ tính tiền và tùy vào mức chi trả nhiều hay ít, người xem sẽ được xem nhiều hay ít các kênh chất lượng cao.
Lê Văn Chính (Thế giới @)