Nhập hai sở giao dịch chứng khoán thành một?
Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) kiến nghị sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay thành một sở duy nhất
Nên sát nhập hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay thành một sở duy nhất là một trong những đề xuất đáng chú ý, được nêu tại cuộc họp lấy ý kiến các thành viên thị trường về dự thảo đề án tái cấu trúc thị trường của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB).
Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, dự kiến trong tháng 12, đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ được trình lên Thủ tướng.
Thay vì chỉ tái cấu trúc khối công ty chứng khoán như dự kiến ban đầu, đề án đã được nâng lên và mở rộng ra thành đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Mục tiêu tái cấu trúc khối công ty chứng khoán sẽ theo hướng chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động (đặc biệt là tình hình tài chính) của doanh nghiệp.
Nhóm các công ty chứng khoán sẽ được phân loại thành 3 nhóm mạnh - yếu khác nhau, dựa trên việc đánh giá tình hình hoạt động của từng công ty, đặc biệt chú ý đến tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Theo đó, Thông tư 226 được xem là cơ sở cốt lõi để thực hiện.
Đã qua 11 năm hoạt động, với hai thị trường niêm yết và một thị trường UPCoM, ghi nhận hơn 600 loại cổ phiếu niêm yết, 105 công ty chứng khoán và hơn 50 quỹ đầu tư của 46 công ty quản lý quỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã huy động được 10 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, huy động vốn thông qua cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu đạt hơn 15 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài khoảng 7 tỷ USD...
Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại đây, những biến động của thế giới đã phần nào ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, những yếu tố nội tại trong mô hình tổ chức, vận hành của thị trường chứng khoán cũng phát sinh nhiều bất cập. Việc tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán, theo VASB, là hết sức cần thiết để vực dậy niềm tin, sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
“Mục tiêu của tái cấu trúc thị trường chứng khoán cần đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các loại chứng khoán đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, công bằng, minh bạch dưới sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước”, Chủ tịch VASB, ông Lê Văn Châu, nói.
Một trong những đề xuất trọng tâm được VASB đưa ra là nên sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay thành một sở duy nhất, đủ mạnh để cạnh tranh với các nước trong khu vực, thống nhất với nhiều thị trường, sản phẩm đa dạng, nhiều bảng giao dịch.
Về việc tái cấu trúc công ty chứng khoán, các thành viên VASB đề xuất, thay bằng giải thể, sát nhập, nên chia các công ty chứng khoán làm hai loại: công ty môi giới chứng khoán (không có nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành) và công ty kinh doanh chứng khoán (không có nghiệp vụ môi giới).
Ngoài ra, điều kiện niêm yết và phát hành chứng khoán ra công chúng cũng cần được nâng lên, thay vì quy định một năm như hiện nay, công ty phải có 3 năm liên tục gần nhất có lợi nhuận và lợi nhuận này phải đạt một tỷ lệ nhất định (ví dụ 10%) trên vốn điều lệ (hiện chưa có quy định này); dự án phát hành cũng phải được dựa trên cơ sở một dự án đầu tư có hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề mua cổ phiếu quỹ, VASB cho rằng: việc Ủy ban Chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán cho phép, khuyến khích tổ chức niêm yết mua, bán cổ phiếu quỹ để điều chỉnh giá cổ phiếu trên thị trường là sai về nguyên lý, và điều này cũng cần được chấn chỉnh khi tái cấu trúc thị trường chứng khoán.
“Các công ty niêm yết được cho phép mua lại một số cổ phiếu của chính mình trong số cổ phiếu đã phát hành nhằm giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, không ít công ty đang lợi dụng quy định này. Công ty niêm yết biết rõ và thậm chí tạo ra thông tin giả có lợi cho họ khi mua bán cổ phiếu quỹ. Nhiều công ty niêm yết và một số đại gia tại các công ty niêm yết đã thao túng thị trường, và thực tế đó là hành vi đầu cơ, giao dịch không công bằng”, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB nhận xét.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến phản biện từ phía các công ty chứng khoán.
Không đồng tình với quan điểm nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của VASB, đại diện Công ty Chứng khoán APEC cho rằng, việc đề xuất quy định 3 năm liên tục phải có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ phải đạt một tỷ lệ nhất định là quá chặt và nên xem xét một điều kiện linh hoạt hơn như: nếu doanh nghiệp có lãi 3 năm liên tiếp, tỷ lệ sinh lời trên vốn điều lệ đạt từ 20% trở lên, có phương án kinh doanh có lãi thì được phép phát hành tăng vốn tới 100% vốn điều lệ; tương tự, nếu 2 năm liên tiếp có lãi và tỷ lệ lãi/vốn điều lệ là 10% thì được phát hành 80%...
Liên quan đến nội dung tái cấu trúc công ty chứng khoán, đại diện Công ty Chứng khoán Công Thương đề xuất nên xem xét lại kiến nghị tách công ty chứng khoán làm hai khối của VASB. “Nếu công ty chứng khoán chỉ triển khai một đến hai nghiệp vụ thì khó có khả năng duy trì hoạt động, cần kết hợp nhiều nghiệp vụ thì mới có thể lấy thu bù chi. Việc tách thành hai khối chỉ nên khuyến khích, chứ không nên coi là điều kiện bắt buộc”, đại diện này nêu kiến nghị.
Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, dự kiến trong tháng 12, đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ được trình lên Thủ tướng.
Thay vì chỉ tái cấu trúc khối công ty chứng khoán như dự kiến ban đầu, đề án đã được nâng lên và mở rộng ra thành đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Mục tiêu tái cấu trúc khối công ty chứng khoán sẽ theo hướng chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động (đặc biệt là tình hình tài chính) của doanh nghiệp.
Nhóm các công ty chứng khoán sẽ được phân loại thành 3 nhóm mạnh - yếu khác nhau, dựa trên việc đánh giá tình hình hoạt động của từng công ty, đặc biệt chú ý đến tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Theo đó, Thông tư 226 được xem là cơ sở cốt lõi để thực hiện.
Đã qua 11 năm hoạt động, với hai thị trường niêm yết và một thị trường UPCoM, ghi nhận hơn 600 loại cổ phiếu niêm yết, 105 công ty chứng khoán và hơn 50 quỹ đầu tư của 46 công ty quản lý quỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã huy động được 10 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, huy động vốn thông qua cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu đạt hơn 15 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài khoảng 7 tỷ USD...
Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại đây, những biến động của thế giới đã phần nào ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, những yếu tố nội tại trong mô hình tổ chức, vận hành của thị trường chứng khoán cũng phát sinh nhiều bất cập. Việc tái cơ cấu lại thị trường chứng khoán, theo VASB, là hết sức cần thiết để vực dậy niềm tin, sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
“Mục tiêu của tái cấu trúc thị trường chứng khoán cần đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các loại chứng khoán đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, công bằng, minh bạch dưới sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước”, Chủ tịch VASB, ông Lê Văn Châu, nói.
Một trong những đề xuất trọng tâm được VASB đưa ra là nên sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay thành một sở duy nhất, đủ mạnh để cạnh tranh với các nước trong khu vực, thống nhất với nhiều thị trường, sản phẩm đa dạng, nhiều bảng giao dịch.
Về việc tái cấu trúc công ty chứng khoán, các thành viên VASB đề xuất, thay bằng giải thể, sát nhập, nên chia các công ty chứng khoán làm hai loại: công ty môi giới chứng khoán (không có nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành) và công ty kinh doanh chứng khoán (không có nghiệp vụ môi giới).
Ngoài ra, điều kiện niêm yết và phát hành chứng khoán ra công chúng cũng cần được nâng lên, thay vì quy định một năm như hiện nay, công ty phải có 3 năm liên tục gần nhất có lợi nhuận và lợi nhuận này phải đạt một tỷ lệ nhất định (ví dụ 10%) trên vốn điều lệ (hiện chưa có quy định này); dự án phát hành cũng phải được dựa trên cơ sở một dự án đầu tư có hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề mua cổ phiếu quỹ, VASB cho rằng: việc Ủy ban Chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán cho phép, khuyến khích tổ chức niêm yết mua, bán cổ phiếu quỹ để điều chỉnh giá cổ phiếu trên thị trường là sai về nguyên lý, và điều này cũng cần được chấn chỉnh khi tái cấu trúc thị trường chứng khoán.
“Các công ty niêm yết được cho phép mua lại một số cổ phiếu của chính mình trong số cổ phiếu đã phát hành nhằm giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, không ít công ty đang lợi dụng quy định này. Công ty niêm yết biết rõ và thậm chí tạo ra thông tin giả có lợi cho họ khi mua bán cổ phiếu quỹ. Nhiều công ty niêm yết và một số đại gia tại các công ty niêm yết đã thao túng thị trường, và thực tế đó là hành vi đầu cơ, giao dịch không công bằng”, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký VASB nhận xét.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến phản biện từ phía các công ty chứng khoán.
Không đồng tình với quan điểm nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của VASB, đại diện Công ty Chứng khoán APEC cho rằng, việc đề xuất quy định 3 năm liên tục phải có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ phải đạt một tỷ lệ nhất định là quá chặt và nên xem xét một điều kiện linh hoạt hơn như: nếu doanh nghiệp có lãi 3 năm liên tiếp, tỷ lệ sinh lời trên vốn điều lệ đạt từ 20% trở lên, có phương án kinh doanh có lãi thì được phép phát hành tăng vốn tới 100% vốn điều lệ; tương tự, nếu 2 năm liên tiếp có lãi và tỷ lệ lãi/vốn điều lệ là 10% thì được phát hành 80%...
Liên quan đến nội dung tái cấu trúc công ty chứng khoán, đại diện Công ty Chứng khoán Công Thương đề xuất nên xem xét lại kiến nghị tách công ty chứng khoán làm hai khối của VASB. “Nếu công ty chứng khoán chỉ triển khai một đến hai nghiệp vụ thì khó có khả năng duy trì hoạt động, cần kết hợp nhiều nghiệp vụ thì mới có thể lấy thu bù chi. Việc tách thành hai khối chỉ nên khuyến khích, chứ không nên coi là điều kiện bắt buộc”, đại diện này nêu kiến nghị.