Nhật phát hiện trữ lượng đất hiếm khổng lồ
Môt trữ lượng đất hiếm khổng lồ đã được phát hiện trên Thái Bình Dương và không khó để khai thác các mỏ này, theo các nhà khoa học Nhật
Môt trữ lượng đất hiếm khổng lồ đã được phát hiện trên Thái Bình Dương và không khó để khai thác các mỏ này, các nhà khoa học Nhật Bản vừa tuyên bố ngày hôm nay 7/4.
Hãng tin Reuters dẫn lời giáo sư địa chất Yasuhiro Kato thuộc Đại học Tokyo cho biết: “Các mỏ đất hiếm này có mật độ tập trung đất hiếm rất cao. Chỉ cần 1/4 cây số vuông diện tích mỏ là có thể cung cấp cho 1/5 nhu cầu tiêu thụ đất hiếm toàn cầu mỗi năm”.
Phát hiện nói trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò của một nhóm các nhà khoa học do giáo sư Kato đứng đầu, trong đó có các nhà nghiên cứu đến từ Cơ quan Khoa học - Kỹ thuật hải dương và trái đất của Nhật.
Tại 78 địa điểm trên Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã tìm thấy khoáng sản đất hiếm có trong bùn thu thập từ độ sâu 3.500-6.000m dưới mặt nước biển. 1/3 số địa điểm cho thấy hàm lượng đất hiếm ở mức cao, giáo sư Kato cho hay. Các khu vực phát hiện thấy đất hiếm đều nằm trong hải phận quốc tế, thuộc vùng phía Đông và Tây của quần đảo Hawaii và phía Đông của đảo Tahiti.
Giáo sư Kato ước tính, trữ lượng đất hiếm được phát hiện có thể lên tới 80-100 tỷ tấn. Trong khi đó, theo số liệu của Cơ quan Địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm đã được phát hiện trên toàn cầu hiện nay mới chỉ ở mức 110 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Âu và Mỹ.
Tình trạng khan hiếm đất hiếm - loại khoáng sản quan trọng sử dụng trong sản xuất công nghiệp, cho các sản phẩm từ điện thoại di động thông minh tới pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp - đã thúc đẩy các dự án thăm dò trong lĩnh vực này. Trung Quốc, nước chiếm 97% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, đang thắt chặt việc xuất khẩu khoáng sản này, đẩy giá đất hiếm thời gian qua tăng vọt.
Cùng với đó, Nhật Bản - nước chiếm 1/3 nhu cầu đất hiếm toàn cầu - đã đối mặt nhiều thách thức do tình trạng thắt chặt nguồn cung. Chính phủ và các doanh nghiệp nước này đã tìm nhiều cách để giảm sự phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, nhất là các loại đất hiếm nặng như dysprosium sử dụng trong nam châm.
Theo giáo sư Kato, các mỏ đất hiếm trên Thái Bình Dương đặc biệt chứa nhiều loại đất hiếm nặng như gadolinium, lutetium, terbium và dysprosium. Đây là các loại đất hiếm dùng để sản xuất TV màn hình phẳng, đèn LED, và pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp.
Việc khai thác các mỏ đất hiếm này đòi hỏi phải hút bùn từ đáy đại dương. “Bùn biển có thể được đưa lên tàu, sau đó chúng ta chiết xuất lấy đất hiếm bằng cách sử dụng acid”, giáo sư Katoc cho biết. Tuy nhiên, giáo sư Kato chưa đưa ra ước lượng thời gian khi nào thì đất hiếm sẽ được khai thác từ các mỏ này.
Hãng tin Reuters dẫn lời giáo sư địa chất Yasuhiro Kato thuộc Đại học Tokyo cho biết: “Các mỏ đất hiếm này có mật độ tập trung đất hiếm rất cao. Chỉ cần 1/4 cây số vuông diện tích mỏ là có thể cung cấp cho 1/5 nhu cầu tiêu thụ đất hiếm toàn cầu mỗi năm”.
Phát hiện nói trên là kết quả nghiên cứu và thăm dò của một nhóm các nhà khoa học do giáo sư Kato đứng đầu, trong đó có các nhà nghiên cứu đến từ Cơ quan Khoa học - Kỹ thuật hải dương và trái đất của Nhật.
Tại 78 địa điểm trên Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã tìm thấy khoáng sản đất hiếm có trong bùn thu thập từ độ sâu 3.500-6.000m dưới mặt nước biển. 1/3 số địa điểm cho thấy hàm lượng đất hiếm ở mức cao, giáo sư Kato cho hay. Các khu vực phát hiện thấy đất hiếm đều nằm trong hải phận quốc tế, thuộc vùng phía Đông và Tây của quần đảo Hawaii và phía Đông của đảo Tahiti.
Giáo sư Kato ước tính, trữ lượng đất hiếm được phát hiện có thể lên tới 80-100 tỷ tấn. Trong khi đó, theo số liệu của Cơ quan Địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm đã được phát hiện trên toàn cầu hiện nay mới chỉ ở mức 110 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Âu và Mỹ.
Tình trạng khan hiếm đất hiếm - loại khoáng sản quan trọng sử dụng trong sản xuất công nghiệp, cho các sản phẩm từ điện thoại di động thông minh tới pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp - đã thúc đẩy các dự án thăm dò trong lĩnh vực này. Trung Quốc, nước chiếm 97% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, đang thắt chặt việc xuất khẩu khoáng sản này, đẩy giá đất hiếm thời gian qua tăng vọt.
Cùng với đó, Nhật Bản - nước chiếm 1/3 nhu cầu đất hiếm toàn cầu - đã đối mặt nhiều thách thức do tình trạng thắt chặt nguồn cung. Chính phủ và các doanh nghiệp nước này đã tìm nhiều cách để giảm sự phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, nhất là các loại đất hiếm nặng như dysprosium sử dụng trong nam châm.
Theo giáo sư Kato, các mỏ đất hiếm trên Thái Bình Dương đặc biệt chứa nhiều loại đất hiếm nặng như gadolinium, lutetium, terbium và dysprosium. Đây là các loại đất hiếm dùng để sản xuất TV màn hình phẳng, đèn LED, và pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp.
Việc khai thác các mỏ đất hiếm này đòi hỏi phải hút bùn từ đáy đại dương. “Bùn biển có thể được đưa lên tàu, sau đó chúng ta chiết xuất lấy đất hiếm bằng cách sử dụng acid”, giáo sư Katoc cho biết. Tuy nhiên, giáo sư Kato chưa đưa ra ước lượng thời gian khi nào thì đất hiếm sẽ được khai thác từ các mỏ này.