Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quyết lên sàn năm nay
Tại hội nghị tổng kết năm 2010 vừa qua, nhiều công ty bảo hiểm đã đặt lại mục tiêu lên sàn trong năm 2011
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lại tiếp tục được làm mới lại trong năm nay, với một quyết tâm cao hơn năm trước.
Tại hội nghị tổng kết năm 2010 vừa qua, nhiều công ty bảo hiểm đã đặt lại mục tiêu lên sàn trong năm 2011. Những doanh nghiệp hào hứng nhất với việc lên sàn trong năm 2010 như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cũng đã thể hiện quyết tâm trong năm 2011.
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã chốt được ngày 2/3/2011 để đưa 45 triệu cổ phiếu lên sàn HNX, sau hơn 3 tháng được chấp thuận nguyên tắc. Như vậy sau Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI-HOSE), Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH-HOSE), Bảo hiểm Dầu khí (mã chứng khoán: PVI-HNX) và Tái bảo hiểm (mã chứng khoán: VNR-HNX) và Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (mã chứng khoán: ABI-UPCoM), cổ phiếu PTI sẽ là cổ phiếu bảo hiểm thứ 6 góp mặt trên sàn chứng khoán.
Tiếp theo PTI, có thể sẽ là BIC, JICO. Cùng với việc đặt mục tiêu năm 2011: tổng doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, trong đó 716 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận 100 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức 10%, BIC sẽ tập trung cho việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, thực hiện định hạng tín nhiệm doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vào cuối tháng 3/2011 đúng như kế hoạch cam kết với cổ đông.
Mười năm nay, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vẫn là lời hứa trên giấy của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO đối với thị trường. Sau rất nhiều lỗi hẹn, năm nay, mục tiêu lên sàn chứng khoán HOSE lại một lần nữa được PJICO đặt ra, bên cạnh các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản như: tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng từ 18% - 20%, lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 18%, phát triển công ty lên mô hình tổng công ty. Hiện tại, cho dù hồ sơ xin niêm yết của PJICO chưa được nộp lên HOSE, song các nhà đầu tư cũng hy vọng rằng kế hoạch này sẽ không còn lỗi hẹn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA... cũng đều hướng tới mục tiêu lên sàn chứng khoán, ngay từ khi thành lập. Song do điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cho tới nay kế hoạch lên sàn của các doanh nghiệp này chưa được chính thức khởi động, dù một vài trong số đó đã từng tuyên bố rằng: tăng vốn để đủ mạnh trước khi lên sàn.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần hiện nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ, với các cổ đông sáng lập là nhà đầu tư trong nước. Trong số 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, khối cổ phần với cổ đông sáng lập là trong nước chiếm khoảng 17 (khoảng hơn 58%).
Năm 2010, trước áp lực phải tăng vốn lên 300 tỷ đồng đối với khối bảo hiểm phi nhân thọ (vốn tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính), nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã nghĩ tới phương án lên sàn để huy động vốn trong nước, thay vì mời gọi đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian dài vừa qua, diễn biến thị trường xấu ngoài dự kiến, hơn nữa những doanh nghiệp thuộc diện phải tăng vốn theo quy định của pháp luật cũng chưa phải là doanh nghiệp có tên tuổi nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư và vì vậy kế hoạch niêm yết vẫn đang bỏ lửng.
Nhìn trên thị trường niêm yết, ngoại trừ cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt có được sự tăng trưởng mạnh nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ các nhà ĐTNN, các cổ phiếu còn lại như: BMI, PVI, VNR, ABI đều không tránh được xu hướng giảm giá chung của thị trường, dù kết quả kinh doanh có nhiều khả quan.
Năm 2010, kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Bảo Việt là 1.391 tỷ đồng. 9 tháng năm 2010, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tập đoàn đã đạt là 980 tỷ đồng, tăng trưởng 7,39% so với cùng kỳ năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ kế hoạch năm 2010 là 936 tỷ đồng, tới 9 tháng, Bảo Việt tới đã đạt 697 tỷ đồng. Bảo Việt dự kiến chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 11% trên vốn điều lệ năm 2010.
Năm 2010, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng với tổng doanh thu đạt 4.460 tỷ đồng, hoàn thành 123,88% kế hoạch, tăng trưởng 25,13% so với năm 2009, trong đó: doanh thu từ bảo hiểm gốc đạt 3.390 tỷ đồng, tăng trưởng 23,31% so với năm 2009 (trong đó doanh thu từ hệ thống bán lẻ 1.600 tỷ đồng, tăng trưởng 19%); doanh thu tái bảo hiểm: 450 tỷ đồng, tăng trưởng 32,32%; doanh thu đầu tư tài chính: 620 tỷ đồng, tăng trưởng 30,52%. Lợi nhuận đạt: 340 tỷ đồng, tăng trưởng 54,55% so với năm 2009, trong đó lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm là 50 tỷ đồng, 290 tỷ đồng từ đầu tư tài chính và dự kiến chia cổ tức cho các cổ đông: 15%.
Riêng với Bảo Minh, năm 2010 tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường với 11,3% thị phần, tổng doanh thu đạt 2.352 tỷ đồng bằng 101% kế hoạch hội đồng quản trị giao, tăng trưởng 6% so với năm 2009. Đặc biệt, Bảo Minh đã kiểm soát được cơ bản tình hình bồi thường, kiểm soát được chi phí và đã có lãi trong kinh doanh bảo hiểm gốc.
Thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng được đánh giá là giàu tiềm năng. Tuy nhiên, năng lực quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn là một hạn chế chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chừng nào mà kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn còn thua lỗ, thì chừng đó cổ phiếu ngành bảo hiểm vẫn bị coi là kém hấp dẫn.
Tại hội nghị tổng kết năm 2010 vừa qua, nhiều công ty bảo hiểm đã đặt lại mục tiêu lên sàn trong năm 2011. Những doanh nghiệp hào hứng nhất với việc lên sàn trong năm 2010 như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cũng đã thể hiện quyết tâm trong năm 2011.
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã chốt được ngày 2/3/2011 để đưa 45 triệu cổ phiếu lên sàn HNX, sau hơn 3 tháng được chấp thuận nguyên tắc. Như vậy sau Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI-HOSE), Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH-HOSE), Bảo hiểm Dầu khí (mã chứng khoán: PVI-HNX) và Tái bảo hiểm (mã chứng khoán: VNR-HNX) và Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (mã chứng khoán: ABI-UPCoM), cổ phiếu PTI sẽ là cổ phiếu bảo hiểm thứ 6 góp mặt trên sàn chứng khoán.
Tiếp theo PTI, có thể sẽ là BIC, JICO. Cùng với việc đặt mục tiêu năm 2011: tổng doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, trong đó 716 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận 100 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức 10%, BIC sẽ tập trung cho việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, thực hiện định hạng tín nhiệm doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vào cuối tháng 3/2011 đúng như kế hoạch cam kết với cổ đông.
Mười năm nay, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vẫn là lời hứa trên giấy của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO đối với thị trường. Sau rất nhiều lỗi hẹn, năm nay, mục tiêu lên sàn chứng khoán HOSE lại một lần nữa được PJICO đặt ra, bên cạnh các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản như: tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng từ 18% - 20%, lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 18%, phát triển công ty lên mô hình tổng công ty. Hiện tại, cho dù hồ sơ xin niêm yết của PJICO chưa được nộp lên HOSE, song các nhà đầu tư cũng hy vọng rằng kế hoạch này sẽ không còn lỗi hẹn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA... cũng đều hướng tới mục tiêu lên sàn chứng khoán, ngay từ khi thành lập. Song do điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cho tới nay kế hoạch lên sàn của các doanh nghiệp này chưa được chính thức khởi động, dù một vài trong số đó đã từng tuyên bố rằng: tăng vốn để đủ mạnh trước khi lên sàn.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần hiện nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ, với các cổ đông sáng lập là nhà đầu tư trong nước. Trong số 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, khối cổ phần với cổ đông sáng lập là trong nước chiếm khoảng 17 (khoảng hơn 58%).
Năm 2010, trước áp lực phải tăng vốn lên 300 tỷ đồng đối với khối bảo hiểm phi nhân thọ (vốn tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính), nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã nghĩ tới phương án lên sàn để huy động vốn trong nước, thay vì mời gọi đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian dài vừa qua, diễn biến thị trường xấu ngoài dự kiến, hơn nữa những doanh nghiệp thuộc diện phải tăng vốn theo quy định của pháp luật cũng chưa phải là doanh nghiệp có tên tuổi nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư và vì vậy kế hoạch niêm yết vẫn đang bỏ lửng.
Nhìn trên thị trường niêm yết, ngoại trừ cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt có được sự tăng trưởng mạnh nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ các nhà ĐTNN, các cổ phiếu còn lại như: BMI, PVI, VNR, ABI đều không tránh được xu hướng giảm giá chung của thị trường, dù kết quả kinh doanh có nhiều khả quan.
Năm 2010, kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Bảo Việt là 1.391 tỷ đồng. 9 tháng năm 2010, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tập đoàn đã đạt là 980 tỷ đồng, tăng trưởng 7,39% so với cùng kỳ năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ kế hoạch năm 2010 là 936 tỷ đồng, tới 9 tháng, Bảo Việt tới đã đạt 697 tỷ đồng. Bảo Việt dự kiến chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 11% trên vốn điều lệ năm 2010.
Năm 2010, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đạt kết quả kinh doanh khá ấn tượng với tổng doanh thu đạt 4.460 tỷ đồng, hoàn thành 123,88% kế hoạch, tăng trưởng 25,13% so với năm 2009, trong đó: doanh thu từ bảo hiểm gốc đạt 3.390 tỷ đồng, tăng trưởng 23,31% so với năm 2009 (trong đó doanh thu từ hệ thống bán lẻ 1.600 tỷ đồng, tăng trưởng 19%); doanh thu tái bảo hiểm: 450 tỷ đồng, tăng trưởng 32,32%; doanh thu đầu tư tài chính: 620 tỷ đồng, tăng trưởng 30,52%. Lợi nhuận đạt: 340 tỷ đồng, tăng trưởng 54,55% so với năm 2009, trong đó lợi nhuận từ kinh doanh bảo hiểm là 50 tỷ đồng, 290 tỷ đồng từ đầu tư tài chính và dự kiến chia cổ tức cho các cổ đông: 15%.
Riêng với Bảo Minh, năm 2010 tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường với 11,3% thị phần, tổng doanh thu đạt 2.352 tỷ đồng bằng 101% kế hoạch hội đồng quản trị giao, tăng trưởng 6% so với năm 2009. Đặc biệt, Bảo Minh đã kiểm soát được cơ bản tình hình bồi thường, kiểm soát được chi phí và đã có lãi trong kinh doanh bảo hiểm gốc.
Thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng được đánh giá là giàu tiềm năng. Tuy nhiên, năng lực quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn là một hạn chế chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chừng nào mà kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn còn thua lỗ, thì chừng đó cổ phiếu ngành bảo hiểm vẫn bị coi là kém hấp dẫn.