Nhiều nhà máy đường hạ giá bán
Hiện nay, nhiều nhà máy đường đang tiếp tục hạ giá bán để tăng lượng tiêu thụ
Thời điểm này, nhiều nhà máy đường tiếp tục giảm giá xuất xưởng thêm 1.000 đồng/kg so với tháng trước đó, để kích thích việc tiêu thụ.
Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 1/2012, toàn bộ 38 nhà máy đường của cả nước đã đi vào sản xuất. Lượng đường đã ép được từ đầu vụ đến nay đạt 461.100 tấn, tăng 48.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Về lượng đường tồn kho của các nhà máy tính đến 15/1, hiện ở mức là 151.000 tấn. So với cùng kỳ năm trước, lượng tồn cao hơn khoảng 5.600 tấn.
Trước tình hình trên, giá đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại kho các nhà máy đang được bán ra từ 16.300 - 17.700 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với giá bán của tháng trước đó.
Ông Hà Hữu Phái, nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, đối với các nhà máy mía đường ở các tỉnh phía Bắc, bán sản phẩm ở mức trên 16.000 đồng/kg còn có lãi. Nhưng các doanh nghiệp ở phía Nam, nếu bán ở mức giá này sẽ gặp không ít khó khăn, do tại các tỉnh phía Bắc giá mía nguyên liệu được thu mua phổ biến từ 900.000 - 1 triệu đồng/tấn. Trong khi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá mía nguyên liệu thường ở mức 1 - 1,2 triệu đồng/tấn. Không những thế, lượng đường trong mía cây tại miền Bắc cũng cao hơn so với các tỉnh miền Nam.
Mặc dù vậy, nhiều nhà máy vẫn phải bán ở mức giá này để có tiền quay vòng sản xuất, trả tiền mua mía nguyên liệu cho bà con nông dân. “Thiếu vốn phục vụ sản xuất luôn là vấn đề các doanh nghiệp trong ngành mía đường phải đối mặt”, ông Phái chia sẻ.
Thêm vào đó, niên vụ 2011 - 2012, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn ngành sẽ sản xuất được khoảng 1,4 triệu tấn đường thành phẩm, tăng khoảng 250.000 tấn so với niên vụ trước.
Trong khi năm 2012, do ảnh hưởng của những khó khăn chung của nền kinh tế nên lượng đường tiêu thụ trong nước có thể chỉ đạt 1,3 triệu tấn. Lượng đường tồn kho chuyển từ năm trước sang khoảng 100.000 tấn. Cộng thêm lượng đường nhập khẩu tối thiểu theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ở mức 70.000 tấn. Đó là chưa kể tới lượng đường không nhỏ hàng năm vẫn được thẩm lậu vào nước ta qua tuyến biên giới Tây Nam. Như vậy, theo ước tính của Hiệp hội Mía đường, năm nay, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng trên 200.000 tấn đường.
Do đó, vị đại diện Hiệp hội Mía đường kiến nghị Bộ Công Thương cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được xuất khẩu đường, để giữ giá trong nước không giảm xuống quá thấp.
Theo phân tích của ông Phái, nếu giá đường trong nước giảm xuống mức thấp sẽ không đảm bảo lợi nhuận của người trồng mía. Người dân có thể sẽ chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác. Hậu quả kéo theo là các nhà máy mía đường sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất khi bước vào niên vụ tới.
Song điều đáng nói là, mặc dù các nhà máy sản xuất đã liên tục giảm giá bán tại kho, nhưng theo khảo sát của phóng viên VnEconomy, tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn thủ đô, giá đường vẫn đang được bán ở mức 22.000 - 23.000 đồng/kg, tức không hề giảm so với hồi đầu vụ.
Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến trung tuần tháng 1/2012, toàn bộ 38 nhà máy đường của cả nước đã đi vào sản xuất. Lượng đường đã ép được từ đầu vụ đến nay đạt 461.100 tấn, tăng 48.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Về lượng đường tồn kho của các nhà máy tính đến 15/1, hiện ở mức là 151.000 tấn. So với cùng kỳ năm trước, lượng tồn cao hơn khoảng 5.600 tấn.
Trước tình hình trên, giá đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại kho các nhà máy đang được bán ra từ 16.300 - 17.700 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với giá bán của tháng trước đó.
Ông Hà Hữu Phái, nguyên Tổng thư ký của Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, đối với các nhà máy mía đường ở các tỉnh phía Bắc, bán sản phẩm ở mức trên 16.000 đồng/kg còn có lãi. Nhưng các doanh nghiệp ở phía Nam, nếu bán ở mức giá này sẽ gặp không ít khó khăn, do tại các tỉnh phía Bắc giá mía nguyên liệu được thu mua phổ biến từ 900.000 - 1 triệu đồng/tấn. Trong khi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá mía nguyên liệu thường ở mức 1 - 1,2 triệu đồng/tấn. Không những thế, lượng đường trong mía cây tại miền Bắc cũng cao hơn so với các tỉnh miền Nam.
Mặc dù vậy, nhiều nhà máy vẫn phải bán ở mức giá này để có tiền quay vòng sản xuất, trả tiền mua mía nguyên liệu cho bà con nông dân. “Thiếu vốn phục vụ sản xuất luôn là vấn đề các doanh nghiệp trong ngành mía đường phải đối mặt”, ông Phái chia sẻ.
Thêm vào đó, niên vụ 2011 - 2012, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn ngành sẽ sản xuất được khoảng 1,4 triệu tấn đường thành phẩm, tăng khoảng 250.000 tấn so với niên vụ trước.
Trong khi năm 2012, do ảnh hưởng của những khó khăn chung của nền kinh tế nên lượng đường tiêu thụ trong nước có thể chỉ đạt 1,3 triệu tấn. Lượng đường tồn kho chuyển từ năm trước sang khoảng 100.000 tấn. Cộng thêm lượng đường nhập khẩu tối thiểu theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ở mức 70.000 tấn. Đó là chưa kể tới lượng đường không nhỏ hàng năm vẫn được thẩm lậu vào nước ta qua tuyến biên giới Tây Nam. Như vậy, theo ước tính của Hiệp hội Mía đường, năm nay, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng trên 200.000 tấn đường.
Do đó, vị đại diện Hiệp hội Mía đường kiến nghị Bộ Công Thương cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được xuất khẩu đường, để giữ giá trong nước không giảm xuống quá thấp.
Theo phân tích của ông Phái, nếu giá đường trong nước giảm xuống mức thấp sẽ không đảm bảo lợi nhuận của người trồng mía. Người dân có thể sẽ chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác. Hậu quả kéo theo là các nhà máy mía đường sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất khi bước vào niên vụ tới.
Song điều đáng nói là, mặc dù các nhà máy sản xuất đã liên tục giảm giá bán tại kho, nhưng theo khảo sát của phóng viên VnEconomy, tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn thủ đô, giá đường vẫn đang được bán ở mức 22.000 - 23.000 đồng/kg, tức không hề giảm so với hồi đầu vụ.