Nhiều ý kiến ủng hộ bỏ hiến định “kinh tế nhà nước là chủ đạo”
Điều 54 trong dự thảo Hiến pháp là một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất tại Quốc hội
Nhiều ý kiến đáng chú ý về điều 54 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập đến vai trò của các thành phần kinh tế khi thảo luận tại Quốc hội trong hai ngày 3-4/6.
Liên quan đến điều 54 trong dự thảo, hiện có ba phương án về vai trò của các thành phần kinh tế.
Phương án 1: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
Phương án 2: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 3: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Hiến pháp chiều 4/6, đã có nhiều ý kiến ủng hộ “phương án 3”, điều đã được nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nhân ủng hộ lâu nay.
Đáng chú ý là ý kiến từ đại biểu Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC). Theo ông Ngoạn, ông tán thành phương án 3 vì điều này sẽ phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng.
Phân tích về cách thức sử dụng nguồn lực vật chất của Nhà nước, ông Ngoạn nói nguồn lực của Nhà nước cần được sử dụng cho các mục đích ưu tiên.
Thứ nhất là ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, vùng miền khó khăn, tức là các dự án mang tính chất hàng hóa công, không thương mại hóa được. Thứ hai là chi trong những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, cần nguồn lực để xử lý. Thứ ba là tái phân phối thu nhập để hài hòa các mục tiêu phát triển trong nền kinh tế.
Với cách tiếp cận đó, ông Ngoạn gián tiếp cho rằng việc dồn các nguồn lực của Nhà nước cho kinh tế Nhà nước, với tư cách là “lực lượng chủ đạo”, sẽ là bất hợp lý.
Đại biểu - doanh nhân Đặng Thành Tâm phân tích rằng, trong các văn kiện của Đảng, đã ghi rõ khuyến khích động viên các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa…
Chính vì vậy, trong tương lai khối doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm vai trò và quy mô, do đó không nên và không cần thiết ghi rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Trước đó, trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng ông đặc biệt ủng hộ “phương án 3” và đây cũng là quan điểm của nhiều doanh nhân mà ông đã ghi nhận được.
Điều 54 trong dự thảo Hiến pháp là một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất tại Quốc hội.
Bản báo cáo "Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về các nội dung cụ thể của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân" của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, trong quá trình góp ý cho điều 54, các ý kiến cơ bản tán thành như dự thảo nhưng đề nghị có quy định để làm rõ tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của kinh tế nhà nước, hoặc bỏ cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ quy định tính chất của nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường là đủ; quy định rõ thêm về “tự do sở hữu, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh” vì đó là những điều kiện của nền kinh tế thị trường...
Ủy ban cho rằng, việc xác định tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với định hướng phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam bảo đảm mọi thành viên trong xã hội sẽ được hưởng thụ một cách công bằng hơn và tốt hơn các giá trị cũng như lợi ích của sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, "định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta".
Ủy ban cũng “nhận thấy quy định như dự thảo kế thừa các quy định hiện hành trong Hiến pháp năm 1992 là phù hợp vì một mặt, vừa khẳng định được bản chất, vừa thể hiện được động lực và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, bảo đảm sự hài hòa và cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, tức là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”.
Liên quan đến điều 54 trong dự thảo, hiện có ba phương án về vai trò của các thành phần kinh tế.
Phương án 1: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
Phương án 2: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 3: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Hiến pháp chiều 4/6, đã có nhiều ý kiến ủng hộ “phương án 3”, điều đã được nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nhân ủng hộ lâu nay.
Đáng chú ý là ý kiến từ đại biểu Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC). Theo ông Ngoạn, ông tán thành phương án 3 vì điều này sẽ phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng.
Phân tích về cách thức sử dụng nguồn lực vật chất của Nhà nước, ông Ngoạn nói nguồn lực của Nhà nước cần được sử dụng cho các mục đích ưu tiên.
Thứ nhất là ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, vùng miền khó khăn, tức là các dự án mang tính chất hàng hóa công, không thương mại hóa được. Thứ hai là chi trong những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, cần nguồn lực để xử lý. Thứ ba là tái phân phối thu nhập để hài hòa các mục tiêu phát triển trong nền kinh tế.
Với cách tiếp cận đó, ông Ngoạn gián tiếp cho rằng việc dồn các nguồn lực của Nhà nước cho kinh tế Nhà nước, với tư cách là “lực lượng chủ đạo”, sẽ là bất hợp lý.
Đại biểu - doanh nhân Đặng Thành Tâm phân tích rằng, trong các văn kiện của Đảng, đã ghi rõ khuyến khích động viên các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa…
Chính vì vậy, trong tương lai khối doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm vai trò và quy mô, do đó không nên và không cần thiết ghi rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Trước đó, trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng ông đặc biệt ủng hộ “phương án 3” và đây cũng là quan điểm của nhiều doanh nhân mà ông đã ghi nhận được.
Điều 54 trong dự thảo Hiến pháp là một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất tại Quốc hội.
Bản báo cáo "Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về các nội dung cụ thể của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân" của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, trong quá trình góp ý cho điều 54, các ý kiến cơ bản tán thành như dự thảo nhưng đề nghị có quy định để làm rõ tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của kinh tế nhà nước, hoặc bỏ cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ quy định tính chất của nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường là đủ; quy định rõ thêm về “tự do sở hữu, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh” vì đó là những điều kiện của nền kinh tế thị trường...
Ủy ban cho rằng, việc xác định tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với định hướng phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam bảo đảm mọi thành viên trong xã hội sẽ được hưởng thụ một cách công bằng hơn và tốt hơn các giá trị cũng như lợi ích của sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, "định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta".
Ủy ban cũng “nhận thấy quy định như dự thảo kế thừa các quy định hiện hành trong Hiến pháp năm 1992 là phù hợp vì một mặt, vừa khẳng định được bản chất, vừa thể hiện được động lực và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, bảo đảm sự hài hòa và cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, tức là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”.