Kinh tế nhà nước được đề nghị xem lại vai trò “chủ đạo”
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thêm một lần mạnh mẽ đề nghị cần thay đổi tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo
“Thực tế mất ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua đã bác bỏ vai trò là công cụ “ổn định kinh tế vĩ mô” của các tập
đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Nếu các tập đoàn kinh tế nhà
nước, công ty nhà nước là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế vĩ mô thì
tại sao tình hình kinh tế vĩ mô mất ổn định kéo dài như hiện
nay?”.
Đây là câu hỏi được TS. Lê Đăng Doanh - vị chuyên gia nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - nêu ra tại báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 mang tiêu đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Nhấn mạnh quan điểm được thể hiện trong báo cáo là quan điểm cá nhân, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thêm một lần mạnh mẽ đề nghị cần thay đổi tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vì điều này, theo ông, rõ ràng không hiệu quả trong thực tế, mâu thuẫn với cam kết cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp.
Trong khi dựa vào “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, xây dựng các tập đoàn kinh tế thành “quả đấm thép”, là “công cụ ổn định kinh tế vĩ mô” thì thực tế cho thấy tình trạng kém hiệu quả, lãng phí, thua lỗ, thất thoát của các tập đoàn kinh tế nhà nước là nguyên nhân dẫn đến đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp, nợ công tăng lên, các tập đoàn độc quyền tăng giá không kiểm soát được (giá điện, giá xăng), chi phí xây cầu, đường cao tốc cao quá mức so với thế giới, chưa dùng đã hỏng, làm tăng chi phí, giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, báo cáo viết.
Liên quan chặt chẽ đến yêu cầu khắc phục lợi ích nhóm để cải cách thể chế, tác giả cũng cho rằng, việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”. Hoàn toàn có thể trả chi phí vận tải cho các công ty tư nhân tham gia vận chuyển lên miền núi, vùng sâu, vùng xa, chi trả chênh lệch tiền điện trực tiếp cho người dân thay vì bù lỗ và chỉ sử dụng các công ty nhà nước.
Ý kiến cho rằng không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô cũng đã nhận được sự thống nhất cao của nhiều chuyên gia kinh tế ở Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức vào tháng Tư năm nay.
Tại đây, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM nhấn mạnh rằng, là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đầu tư nhiều với hiệu quả thấp và tình trạng kinh doanh kém hiệu quả nói chung của khối này đã làm cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, làm gia tăng rủi ro đối với hệ thống tài chính.
TS. Vũ Thành Tự Anh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cũng cho rằng từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, việc coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô là không có cơ sở, nếu vẫn sử dụng thì giá phải trả là rất đắt.
Bản kiến nghị từ diễn đàn này được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ ba cũng nêu rõ ý kiến của nhiều nhà khoa học tại hội thảo đề nghị xem xét lại một cách căn bản vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước mà nòng cốt là hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không nên được hiểu và diễn giải thành doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải giữ vị trí chi phối trong các ngành kinh tế và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và độc quyền trên nhiều lĩnh vực. Việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô là không có cơ sở, xét cả trên lý luận và thực tiễn.
Cần kiên định với nguyên tắc“nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm khi đã được tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ từ phía Nhà nước”. Không sử dụng doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế hay để giải quyết các vấn đề xã hội và không sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hình thức thâm dụng vốn đầu tư lớn (nhưng hiện đang dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và đặc biệt là kém hiệu quả), bản kiến nghị nêu rõ.
Trở lại với báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được phát hành, TS. Lê Đăng Doanh nêu thêm sự cần thiết phải cần thay đổi tư duy, khi quan điểm “kinh tế nhà nước là chủ đạo” đang bị các nhóm lợi ích tận dụng triệt để cho lợi ích của một số cá nhân có liên quan. Ông lo lắng, đây là miếng đất mầu mỡ để tạo ra các mối “quan hệ” vây quanh các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nảy nở và phát triển.
Tại khu vực tư nhân, nhiều doanh nhân phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc Tết của các quan chức lớn, nhỏ,… để giữ mối quan hệ. Nhiều “đại gia” tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam đã phất lên nhanh chóng không do có tiến bộ khoa học - công nghệ, không do tăng năng suất lao động hay đóng góp vào bảo vệ môi trường, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khai thác gỗ, mỏ, biển... Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Sự phát triển lệch lạc này trong khu vực kinh tế tư nhân là rất không bền vững, không phù hợp với tăng trưởng xanh và phát triển hài hòa các lợi ích của xã hội, TS. Lê Đăng Doanh quan ngại.
Ông Doanh cũng kiến nghị, nếu chưa thể thay đổi được “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, thì nhất thiết phải kiểm soát độc quyền, cần có luật về chủ sở hữu nhà nước, luật về đầu tư công, mua sắm công, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường giám sát độc lập để làm giảm bớt sự lạm dụng và những tiêu cực liên quan đến kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Đây là câu hỏi được TS. Lê Đăng Doanh - vị chuyên gia nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - nêu ra tại báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 mang tiêu đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Nhấn mạnh quan điểm được thể hiện trong báo cáo là quan điểm cá nhân, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thêm một lần mạnh mẽ đề nghị cần thay đổi tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vì điều này, theo ông, rõ ràng không hiệu quả trong thực tế, mâu thuẫn với cam kết cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp.
Trong khi dựa vào “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, xây dựng các tập đoàn kinh tế thành “quả đấm thép”, là “công cụ ổn định kinh tế vĩ mô” thì thực tế cho thấy tình trạng kém hiệu quả, lãng phí, thua lỗ, thất thoát của các tập đoàn kinh tế nhà nước là nguyên nhân dẫn đến đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp, nợ công tăng lên, các tập đoàn độc quyền tăng giá không kiểm soát được (giá điện, giá xăng), chi phí xây cầu, đường cao tốc cao quá mức so với thế giới, chưa dùng đã hỏng, làm tăng chi phí, giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, báo cáo viết.
Liên quan chặt chẽ đến yêu cầu khắc phục lợi ích nhóm để cải cách thể chế, tác giả cũng cho rằng, việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”. Hoàn toàn có thể trả chi phí vận tải cho các công ty tư nhân tham gia vận chuyển lên miền núi, vùng sâu, vùng xa, chi trả chênh lệch tiền điện trực tiếp cho người dân thay vì bù lỗ và chỉ sử dụng các công ty nhà nước.
Ý kiến cho rằng không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô cũng đã nhận được sự thống nhất cao của nhiều chuyên gia kinh tế ở Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức vào tháng Tư năm nay.
Tại đây, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM nhấn mạnh rằng, là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đầu tư nhiều với hiệu quả thấp và tình trạng kinh doanh kém hiệu quả nói chung của khối này đã làm cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, làm gia tăng rủi ro đối với hệ thống tài chính.
TS. Vũ Thành Tự Anh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cũng cho rằng từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, việc coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô là không có cơ sở, nếu vẫn sử dụng thì giá phải trả là rất đắt.
Bản kiến nghị từ diễn đàn này được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ ba cũng nêu rõ ý kiến của nhiều nhà khoa học tại hội thảo đề nghị xem xét lại một cách căn bản vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước mà nòng cốt là hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không nên được hiểu và diễn giải thành doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải giữ vị trí chi phối trong các ngành kinh tế và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và độc quyền trên nhiều lĩnh vực. Việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô là không có cơ sở, xét cả trên lý luận và thực tiễn.
Cần kiên định với nguyên tắc“nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm khi đã được tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ từ phía Nhà nước”. Không sử dụng doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế hay để giải quyết các vấn đề xã hội và không sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hình thức thâm dụng vốn đầu tư lớn (nhưng hiện đang dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và đặc biệt là kém hiệu quả), bản kiến nghị nêu rõ.
Trở lại với báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được phát hành, TS. Lê Đăng Doanh nêu thêm sự cần thiết phải cần thay đổi tư duy, khi quan điểm “kinh tế nhà nước là chủ đạo” đang bị các nhóm lợi ích tận dụng triệt để cho lợi ích của một số cá nhân có liên quan. Ông lo lắng, đây là miếng đất mầu mỡ để tạo ra các mối “quan hệ” vây quanh các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nảy nở và phát triển.
Tại khu vực tư nhân, nhiều doanh nhân phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc Tết của các quan chức lớn, nhỏ,… để giữ mối quan hệ. Nhiều “đại gia” tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam đã phất lên nhanh chóng không do có tiến bộ khoa học - công nghệ, không do tăng năng suất lao động hay đóng góp vào bảo vệ môi trường, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khai thác gỗ, mỏ, biển... Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Sự phát triển lệch lạc này trong khu vực kinh tế tư nhân là rất không bền vững, không phù hợp với tăng trưởng xanh và phát triển hài hòa các lợi ích của xã hội, TS. Lê Đăng Doanh quan ngại.
Ông Doanh cũng kiến nghị, nếu chưa thể thay đổi được “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, thì nhất thiết phải kiểm soát độc quyền, cần có luật về chủ sở hữu nhà nước, luật về đầu tư công, mua sắm công, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường giám sát độc lập để làm giảm bớt sự lạm dụng và những tiêu cực liên quan đến kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.