Nội thất nội thua không hẳn vì kém năng lực!
Hàng nội thất Trung Quốc và một số ít hàng cao cấp của các nước khác tràn ngập thị trường Việt Nam mới vài năm nay
Hàng nội thất Trung Quốc và một số ít hàng cao cấp của các nước khác tràn ngập thị trường Việt Nam mới vài năm nay.
Đáng tiếc, thị trường này trước đó vốn chỉ là sân chơi của các nhà sản xuất trong nước.
Khoảng cuối những năm 1980 là giai đoạn khôi phục lại ngành sản xuất hàng nội thất vốn bị gián đoạn trong thời bao cấp. Lúc đó chỉ có các xưởng sản xuất nhỏ, chưa có các xí nghiệp trang bị máy móc hiện đại như bây giờ.
Các nhà sản xuất là ai?
Ít vốn nên các ông chủ xưởng mộc ở Tp.HCM luôn biết “liệu cơm gắp mắm”, họ thuê mặt bằng ở những con đường tập trung kinh doanh loại hàng này để tự chào bán sản phẩm. Một số người chỉ mang sản phẩm đến chào ở các cửa hàng. Sau một thời gian, ai nhắm mình đã có đủ bạn hàng và mức tiêu thụ vừa sức với năng lực của xưởng nhà thì có thể họ ngưng kinh doanh trực tiếp để tập trung lo sản xuất.
Không ít nhà sản xuất nhỏ ăn nên làm ra nhờ nhanh nhạy với thị trường vốn luôn thay đổi. Họ mua đất mở rộng xưởng và tuyển thêm nhân công. Nhưng hầu như ít thấy chủ xưởng làm “hàng chợ” nào phát triển lên thành công ty, xí nghiệp mặc dù hiện họ có thừa khả năng tài chánh.
Một vài người trong giới này bảo họ quen “ăn chắc mặc bền” nên không thích mạo hiểm. Sản phẩm làm theo yêu cầu chứ không sản xuất hàng loạt rồi mới chạy đôn chạy đáo tìm nơi tiêu thụ. Có mẫu mã mới thì gọi điện giới thiệu chào hàng. Mẫu nào ăn khách mới sản xuất trước một số lượng vừa phải. Bạn hàng gọi điện thoại là hàng được chở ra “chành” để chuyển về tỉnh.
Trước đây, người mua người bán vài năm không gặp nhau là chuyện thường, nhưng giờ có nhiều ông chủ xưởng lên đời sắm xe hơi thỉnh thoảng đi thăm và tặng quà bạn hàng ở tỉnh vào các dịp lễ, tết. Đây là cũng là cách dùng tình cảm giữ mối mang.
Ở thời điểm cực thịnh, các “ông lớn” tuy ra đời sau nhưng chỉ khoái chơi với thị trường nước ngoài, tiếp tục “nhường sân” cho các nhà sản xuất nhỏ, đến khi giật mình nhận ra thị trường nội địa thật béo bở thì hàng Trung Quốc đã tràn ngập. Mấy năm nay, hàng Trung Quốc được nhập ào ạt vì nguồn cung cấp trong nước không theo kịp nhu cầu ngày càng tăng cao cả về lượng lẫn chất.
Các nhà sản xuất nhỏ ngày nào tuy giờ đã lớn mạnh nhưng vẫn còn mang nặng dấu ấn tiểu chủ, vì thế một số tỏ ra lạc hậu với sự biến đổi của thị trường. Có người thậm chí không bận tâm gì đến việc hàng Trung Quốc đang tràn ngập. Nước chưa đến chân nên chưa cần nhảy! Nếu vẫn giữ cung cách làm ăn như hiện nay, có thể một thời gian không xa nữa chính họ sẽ là nạn nhân của hàng ngoại hoặc những công ty lớn trong nước một khi các đại gia này thâm nhập được thị trường.
Người mình vốn thiếu tính cộng đồng
Ông Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ (Hawa) cho rằng các doanh nghiệp trong nước khó thâm nhập thị trường nội địa vì không có một hệ thống phân phối hoàn chỉnh và rộng khắp.
Ông đề nghị các “đại gia” trong ngành gỗ góp vốn thành lập một công ty phân phối hàng nội thất cho thị trường nội địa. Một đề nghị quả thật không hợp lý và thiếu thực tế như chính ông nhìn nhận là các doanh nghiệp đã không mặn mà và vẫn tiếp tục “mạnh ai nấy làm”. Ai cũng biết trong chuyện làm ăn, người mình vốn thiếu tính cộng đồng.
Chưa phải là dấu chấm hết cho các nhà sản xuất hàng nội thất trước cơn lũ hàng Trung Quốc nếu chịu khó ngồi nhìn lại. Hàng Trung Quốc được nhập về hiện nay có thể được chia làm hai nhóm: hàng “bình dân” chiếm phần lớn lượng hàng nhập về.
Chất lượng những sản phẩm này không hơn hàng của các xưởng sản xuất nhỏ trong nước bao nhiêu, thậm chí có loại kém hơn vì làm dối, nhưng ưu thế áp đảo của chúng là giá và mẫu mã. Chuyến hàng được nhập về sau luôn có kiểu dáng khác chuyến trước. Loại hàng này hiện được tiêu thụ khá mạnh ở các tỉnh nhờ giá tương đương hoặc chỉ cao hơn chút ít so với hàng của các xưởng “hàng chợ” trong nước.
Hàng được gọi là cao cấp thì giá còn khá cao (một phần vì chưa có nhiều nguồn nhập) chỉ phù hợp với khách hàng ở một vài thành phố lớn nên số lượng chưa nhiều lắm. Nhưng nếu thuế nhập khẩu hạ hoặc có thêm nhiều nhà nhập khẩu kiểu đánh lẻ tham gia thì chắc chắn giá sẽ hạ xuống nữa và lúc bấy giờ loại hàng này sẽ thực sự đe doạ giới sản xuất trong nước.
Năng lực và “bệnh” của nhà sản xuất
Thị trường vẫn còn khoảng trống cho nhà sản xuất nào nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu thụ trong từng giai đoạn. Thực tế gần đây đã có thêm vài doanh nghiệp rất thành công khi đưa ra thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ, kể cả từ cây cao su, xoan đào… Cách chào hàng cũng đơn giản không tốn kém nhiều: cho nhân viên trực tiếp chào mẫu đến nhiều cửa hàng ở các địa phương.
So với hàng cùng loại của Trung Quốc thì chất lượng các sản phẩm này không hề thua kém nếu không muốn nói là có phần hơn, lại không bị hư hỏng vì vận chuyển xa và lên hàng xuống hàng nhiều lần như hàng Trung Quốc được nhập về. Giá cả cũng vừa sức mua của phần lớn người dân. Hàng được tiêu thụ khá mạnh nên thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện “hút hàng”.
Và căn bệnh cũ của các nhà sản xuất lại có dịp xuất hiện: “bệnh làm cao”.
Nhiều người bán lẻ than phiền các nhà sản xuất mỗi lần có “đứa con” mới chào đời thường đắc ý, tự tôn quá mức để rồi định giá không hợp lý, dẫn đến hệ luỵ là lẽ ra hàng có thể tiêu thụ mạnh thì lại bị hạn chế bởi mức thu nhập của phần lớn người dân chưa cao, đến khi chịu hạ giá cho hợp lý hơn thì mẫu hàng đó không còn ăn khách nữa.
Hoặc có doanh nghiệp mới sản xuất thì rất xem trọng đại lý, bạn hàng nhưng khi họ lớn mạnh, có thị phần vững thì mỗi lần muốn đặt hàng rất nhiêu khê. Thậm chí trước đây có công ty có sản phẩm bán chạy vì độc quyền đã yêu cầu đại lý phải chuyển tiền trước mới giao hàng bằng thái độ kẻ cả. Hậu quả là khi có nhiều nguồn hàng cung cấp khác, bạn hàng “bái bai” ngay.
Mấy căn bệnh kinh niên này, đôi khi, là lý do chính khiến các doanh nghiệp không giữ được thị phần khi gặp sức cạnh tranh chứ không phải vì thiếu nhà phân phối, như có người nhận định.
Đáng tiếc, thị trường này trước đó vốn chỉ là sân chơi của các nhà sản xuất trong nước.
Khoảng cuối những năm 1980 là giai đoạn khôi phục lại ngành sản xuất hàng nội thất vốn bị gián đoạn trong thời bao cấp. Lúc đó chỉ có các xưởng sản xuất nhỏ, chưa có các xí nghiệp trang bị máy móc hiện đại như bây giờ.
Các nhà sản xuất là ai?
Ít vốn nên các ông chủ xưởng mộc ở Tp.HCM luôn biết “liệu cơm gắp mắm”, họ thuê mặt bằng ở những con đường tập trung kinh doanh loại hàng này để tự chào bán sản phẩm. Một số người chỉ mang sản phẩm đến chào ở các cửa hàng. Sau một thời gian, ai nhắm mình đã có đủ bạn hàng và mức tiêu thụ vừa sức với năng lực của xưởng nhà thì có thể họ ngưng kinh doanh trực tiếp để tập trung lo sản xuất.
Không ít nhà sản xuất nhỏ ăn nên làm ra nhờ nhanh nhạy với thị trường vốn luôn thay đổi. Họ mua đất mở rộng xưởng và tuyển thêm nhân công. Nhưng hầu như ít thấy chủ xưởng làm “hàng chợ” nào phát triển lên thành công ty, xí nghiệp mặc dù hiện họ có thừa khả năng tài chánh.
Một vài người trong giới này bảo họ quen “ăn chắc mặc bền” nên không thích mạo hiểm. Sản phẩm làm theo yêu cầu chứ không sản xuất hàng loạt rồi mới chạy đôn chạy đáo tìm nơi tiêu thụ. Có mẫu mã mới thì gọi điện giới thiệu chào hàng. Mẫu nào ăn khách mới sản xuất trước một số lượng vừa phải. Bạn hàng gọi điện thoại là hàng được chở ra “chành” để chuyển về tỉnh.
Trước đây, người mua người bán vài năm không gặp nhau là chuyện thường, nhưng giờ có nhiều ông chủ xưởng lên đời sắm xe hơi thỉnh thoảng đi thăm và tặng quà bạn hàng ở tỉnh vào các dịp lễ, tết. Đây là cũng là cách dùng tình cảm giữ mối mang.
Ở thời điểm cực thịnh, các “ông lớn” tuy ra đời sau nhưng chỉ khoái chơi với thị trường nước ngoài, tiếp tục “nhường sân” cho các nhà sản xuất nhỏ, đến khi giật mình nhận ra thị trường nội địa thật béo bở thì hàng Trung Quốc đã tràn ngập. Mấy năm nay, hàng Trung Quốc được nhập ào ạt vì nguồn cung cấp trong nước không theo kịp nhu cầu ngày càng tăng cao cả về lượng lẫn chất.
Các nhà sản xuất nhỏ ngày nào tuy giờ đã lớn mạnh nhưng vẫn còn mang nặng dấu ấn tiểu chủ, vì thế một số tỏ ra lạc hậu với sự biến đổi của thị trường. Có người thậm chí không bận tâm gì đến việc hàng Trung Quốc đang tràn ngập. Nước chưa đến chân nên chưa cần nhảy! Nếu vẫn giữ cung cách làm ăn như hiện nay, có thể một thời gian không xa nữa chính họ sẽ là nạn nhân của hàng ngoại hoặc những công ty lớn trong nước một khi các đại gia này thâm nhập được thị trường.
Người mình vốn thiếu tính cộng đồng
Ông Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ (Hawa) cho rằng các doanh nghiệp trong nước khó thâm nhập thị trường nội địa vì không có một hệ thống phân phối hoàn chỉnh và rộng khắp.
Ông đề nghị các “đại gia” trong ngành gỗ góp vốn thành lập một công ty phân phối hàng nội thất cho thị trường nội địa. Một đề nghị quả thật không hợp lý và thiếu thực tế như chính ông nhìn nhận là các doanh nghiệp đã không mặn mà và vẫn tiếp tục “mạnh ai nấy làm”. Ai cũng biết trong chuyện làm ăn, người mình vốn thiếu tính cộng đồng.
Chưa phải là dấu chấm hết cho các nhà sản xuất hàng nội thất trước cơn lũ hàng Trung Quốc nếu chịu khó ngồi nhìn lại. Hàng Trung Quốc được nhập về hiện nay có thể được chia làm hai nhóm: hàng “bình dân” chiếm phần lớn lượng hàng nhập về.
Chất lượng những sản phẩm này không hơn hàng của các xưởng sản xuất nhỏ trong nước bao nhiêu, thậm chí có loại kém hơn vì làm dối, nhưng ưu thế áp đảo của chúng là giá và mẫu mã. Chuyến hàng được nhập về sau luôn có kiểu dáng khác chuyến trước. Loại hàng này hiện được tiêu thụ khá mạnh ở các tỉnh nhờ giá tương đương hoặc chỉ cao hơn chút ít so với hàng của các xưởng “hàng chợ” trong nước.
Hàng được gọi là cao cấp thì giá còn khá cao (một phần vì chưa có nhiều nguồn nhập) chỉ phù hợp với khách hàng ở một vài thành phố lớn nên số lượng chưa nhiều lắm. Nhưng nếu thuế nhập khẩu hạ hoặc có thêm nhiều nhà nhập khẩu kiểu đánh lẻ tham gia thì chắc chắn giá sẽ hạ xuống nữa và lúc bấy giờ loại hàng này sẽ thực sự đe doạ giới sản xuất trong nước.
Năng lực và “bệnh” của nhà sản xuất
Thị trường vẫn còn khoảng trống cho nhà sản xuất nào nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu thụ trong từng giai đoạn. Thực tế gần đây đã có thêm vài doanh nghiệp rất thành công khi đưa ra thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ, kể cả từ cây cao su, xoan đào… Cách chào hàng cũng đơn giản không tốn kém nhiều: cho nhân viên trực tiếp chào mẫu đến nhiều cửa hàng ở các địa phương.
So với hàng cùng loại của Trung Quốc thì chất lượng các sản phẩm này không hề thua kém nếu không muốn nói là có phần hơn, lại không bị hư hỏng vì vận chuyển xa và lên hàng xuống hàng nhiều lần như hàng Trung Quốc được nhập về. Giá cả cũng vừa sức mua của phần lớn người dân. Hàng được tiêu thụ khá mạnh nên thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện “hút hàng”.
Và căn bệnh cũ của các nhà sản xuất lại có dịp xuất hiện: “bệnh làm cao”.
Nhiều người bán lẻ than phiền các nhà sản xuất mỗi lần có “đứa con” mới chào đời thường đắc ý, tự tôn quá mức để rồi định giá không hợp lý, dẫn đến hệ luỵ là lẽ ra hàng có thể tiêu thụ mạnh thì lại bị hạn chế bởi mức thu nhập của phần lớn người dân chưa cao, đến khi chịu hạ giá cho hợp lý hơn thì mẫu hàng đó không còn ăn khách nữa.
Hoặc có doanh nghiệp mới sản xuất thì rất xem trọng đại lý, bạn hàng nhưng khi họ lớn mạnh, có thị phần vững thì mỗi lần muốn đặt hàng rất nhiêu khê. Thậm chí trước đây có công ty có sản phẩm bán chạy vì độc quyền đã yêu cầu đại lý phải chuyển tiền trước mới giao hàng bằng thái độ kẻ cả. Hậu quả là khi có nhiều nguồn hàng cung cấp khác, bạn hàng “bái bai” ngay.
Mấy căn bệnh kinh niên này, đôi khi, là lý do chính khiến các doanh nghiệp không giữ được thị phần khi gặp sức cạnh tranh chứ không phải vì thiếu nhà phân phối, như có người nhận định.