“Nóng” chuyện ICOR tại Quốc hội
Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội năm 2009 và kế hoạch năm 2010
Chất lượng tăng trưởng thấp với chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) năm sau luôn cao hơn năm trước là nỗi lo của nhiều vị đại biểu Quốc hội, khi thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 22/10.
Lo hiệu quả đầu tư
“Cơ bản tán thành” với nhiều nội dung tại báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội, song các vị đại biểu Quốc hội cũng “phê” Chính phủ chưa làm rõ được nhiều vấn đề.
Đại biểu Lê Ngọc Hân (Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ làm rõ hơn những “tiềm ẩn bất ổn” được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đó là nợ Chính phủ tăng cao gần đến ngưỡng mất an toàn, là chỉ số ICOR tăng lên trên 8 so với mức 6,6 của năm 2008. Như vậy thì hiệu quả đầu tư thế nào, công tác chỉ đạo ra sao, đại biểu Hân đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) nói: “Chỉ có Việt Nam có chỉ số ICOR cao như vậy, bỏ 8 đồng lấy 1 đồng tăng trưởng thì chắc không có nước nào ngoài nước ta”.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam), đánh giá thực chất tăng trưởng của nền kinh tế là tăng trưởng vốn. Nếu không khắc phục được thì tăng trưởng cao nhưng đời sống nhân dân không tăng tương xứng.
“Tôi không quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng mà chủ yếu là quan tâm đến ICOR và chỉ số giá tiêu dùng, nhưng Chính phủ mới chỉ nêu con số mà không phân tích được, phải chăng vì đồng tiền mất giá, mất giá thì nguyên nhân vì đâu?”, ông Thuận nhấn mạnh.
Vị đại biểu này cũng cho rằng nhận định tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7% như Ủy ban Kinh tế là “quá hăng hái”, nên để 6,5% như Chính phủ đề nghị là vừa.
Đại biểu tỉnh Thái Nguyên, ông Đỗ Mạnh Hùng, cho rằng nếu đi vào xem xét thực chất thì ICOR có thể còn hơn 8. "Hai khu vực là đầu tư tư nhân và nước ngoài thì ICOR không thể cao được, tôi tin chắc là khu vực nhà nước là ICOR lớn hơn cả", đại biểu Hùng phân tích.
Còn như nhận định của đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), phát triển kinh tế hiện mới ở bề nổi chứ chưa sâu. Càng dùng nhiều tiền để nâng GDP cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp, tham nhũng, lãng phí tốn kém càng phát triển mạnh.
Giải pháp cho năm nào?
Đi sâu xem xét những giải pháp phát triển kinh tế, xã hội năm 2010, nhiều vị đại biểu băn khoăn về tính khả thi.
Đề cập chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó có đưa 8,5 vạn đi lao động nước ngoài, đại biểu Thuận cho rằng đây là “đếm cua trong lỗ”, vì việc này ta không thể chủ động được.
Tương tự, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% cũng là cực khó, vì ranh giới giữa nghèo và cận nghèo vô cùng mong manh. “Đừng đưa ra con số chỉ để làm an lòng người”, ông Thuận đề nghị.
Về những giải pháp cụ thể, đại biểu Thuận đặt câu hỏi liệu đây có phải giải pháp cho năm 2010 không, hay cho nhiều năm? Vì nhiều việc đọc lên nghe rất hay nhưng thực sự không dễ thực hiện. Ví dụ, “triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” thì làm sao có thể thực hiện trong năm 2010 được, ông Thuận nói.
Phân tích thêm một số giải pháp khác, đại biểu Thuận phê phán nhiều nội dung đã “giống nhau từ năm này qua năm khác, mới phân tích cho an lòng nhau chứ thực sự chưa phải cái Quốc hội cần”.
Cũng thảo luận tại tổ gồm có các đoàn đại biểu Quốc hội Thái Nguyên, Quảng Nam và Thanh Hóa, ông Bùi Sỹ Lợi “thấy buồn”, khi không chỉ giải pháp mà nhiều đoạn nhận định từ 2008 đến nay có nhiều điểm giống nhau, tại báo cáo của Chính phủ.
Các khoản chi ngân sách cũng khiến vị đại biểu này rất băn khoăn, nhất là chi 1.483 tỷ đồng cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Theo ông Lợi, như vậy là không công bằng, vì cứ ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp khác làm sao mà cạnh tranh được .
Đại biểu Cuông cũng tỏ ra sốt ruột, nợ cao thì Quốc hội phải có giải pháp để ngăn nợ, chứ không thể chỉ cảnh báo, không thể nghe rồi để đấy. "Cái gì gần mất an toàn thì phải khắc phục chứ, nếu chỉ nêu lên và góp ý mà không có giải pháp thì nợ và bội chi ngân sách sẽ tiếp tục cao", ông Cuông lo lắng.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, năm nào cũng nói ICOR cao, nhưng giải pháp đi kèm lại không đủ mạnh. Cần có chuyên đề của Quốc hội hoặc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tính hiệu quả của đầu tư, ông Hùng đề nghị.
Theo chương trình làm việc, chiều nay và sáng mai Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội và ngân sách.
Lo hiệu quả đầu tư
“Cơ bản tán thành” với nhiều nội dung tại báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội, song các vị đại biểu Quốc hội cũng “phê” Chính phủ chưa làm rõ được nhiều vấn đề.
Đại biểu Lê Ngọc Hân (Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ làm rõ hơn những “tiềm ẩn bất ổn” được nêu tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đó là nợ Chính phủ tăng cao gần đến ngưỡng mất an toàn, là chỉ số ICOR tăng lên trên 8 so với mức 6,6 của năm 2008. Như vậy thì hiệu quả đầu tư thế nào, công tác chỉ đạo ra sao, đại biểu Hân đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) nói: “Chỉ có Việt Nam có chỉ số ICOR cao như vậy, bỏ 8 đồng lấy 1 đồng tăng trưởng thì chắc không có nước nào ngoài nước ta”.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam), đánh giá thực chất tăng trưởng của nền kinh tế là tăng trưởng vốn. Nếu không khắc phục được thì tăng trưởng cao nhưng đời sống nhân dân không tăng tương xứng.
“Tôi không quan tâm nhiều đến tốc độ tăng trưởng mà chủ yếu là quan tâm đến ICOR và chỉ số giá tiêu dùng, nhưng Chính phủ mới chỉ nêu con số mà không phân tích được, phải chăng vì đồng tiền mất giá, mất giá thì nguyên nhân vì đâu?”, ông Thuận nhấn mạnh.
Vị đại biểu này cũng cho rằng nhận định tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7% như Ủy ban Kinh tế là “quá hăng hái”, nên để 6,5% như Chính phủ đề nghị là vừa.
Đại biểu tỉnh Thái Nguyên, ông Đỗ Mạnh Hùng, cho rằng nếu đi vào xem xét thực chất thì ICOR có thể còn hơn 8. "Hai khu vực là đầu tư tư nhân và nước ngoài thì ICOR không thể cao được, tôi tin chắc là khu vực nhà nước là ICOR lớn hơn cả", đại biểu Hùng phân tích.
Còn như nhận định của đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), phát triển kinh tế hiện mới ở bề nổi chứ chưa sâu. Càng dùng nhiều tiền để nâng GDP cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp, tham nhũng, lãng phí tốn kém càng phát triển mạnh.
Giải pháp cho năm nào?
Đi sâu xem xét những giải pháp phát triển kinh tế, xã hội năm 2010, nhiều vị đại biểu băn khoăn về tính khả thi.
Đề cập chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động, trong đó có đưa 8,5 vạn đi lao động nước ngoài, đại biểu Thuận cho rằng đây là “đếm cua trong lỗ”, vì việc này ta không thể chủ động được.
Tương tự, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% cũng là cực khó, vì ranh giới giữa nghèo và cận nghèo vô cùng mong manh. “Đừng đưa ra con số chỉ để làm an lòng người”, ông Thuận đề nghị.
Về những giải pháp cụ thể, đại biểu Thuận đặt câu hỏi liệu đây có phải giải pháp cho năm 2010 không, hay cho nhiều năm? Vì nhiều việc đọc lên nghe rất hay nhưng thực sự không dễ thực hiện. Ví dụ, “triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” thì làm sao có thể thực hiện trong năm 2010 được, ông Thuận nói.
Phân tích thêm một số giải pháp khác, đại biểu Thuận phê phán nhiều nội dung đã “giống nhau từ năm này qua năm khác, mới phân tích cho an lòng nhau chứ thực sự chưa phải cái Quốc hội cần”.
Cũng thảo luận tại tổ gồm có các đoàn đại biểu Quốc hội Thái Nguyên, Quảng Nam và Thanh Hóa, ông Bùi Sỹ Lợi “thấy buồn”, khi không chỉ giải pháp mà nhiều đoạn nhận định từ 2008 đến nay có nhiều điểm giống nhau, tại báo cáo của Chính phủ.
Các khoản chi ngân sách cũng khiến vị đại biểu này rất băn khoăn, nhất là chi 1.483 tỷ đồng cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Theo ông Lợi, như vậy là không công bằng, vì cứ ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp khác làm sao mà cạnh tranh được .
Đại biểu Cuông cũng tỏ ra sốt ruột, nợ cao thì Quốc hội phải có giải pháp để ngăn nợ, chứ không thể chỉ cảnh báo, không thể nghe rồi để đấy. "Cái gì gần mất an toàn thì phải khắc phục chứ, nếu chỉ nêu lên và góp ý mà không có giải pháp thì nợ và bội chi ngân sách sẽ tiếp tục cao", ông Cuông lo lắng.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, năm nào cũng nói ICOR cao, nhưng giải pháp đi kèm lại không đủ mạnh. Cần có chuyên đề của Quốc hội hoặc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tính hiệu quả của đầu tư, ông Hùng đề nghị.
Theo chương trình làm việc, chiều nay và sáng mai Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội và ngân sách.