Thủ tướng: Kinh tế đã thoát khỏi suy giảm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trước Quốc hội, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu
Năm 2009, kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu, sáng 20/10.
Trước đó, trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận quan tâm đánh giá về mô hình tăng trưởng, chất lượng phát triển, đầu tư; về cơ cấu lại nền kinh tế, hoạt động tài chính, ngân hàng.
Chủ tịch cũng đề nghị Quốc hội chú ý phân tích sâu sắc vấn đề thực hiện gói kích cầu, bội chi ngân sách Nhà nước, phòng ngừa tái lạm phát, phòng chống tham nhũng, lãng phí…
Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát
Tại kỳ họp thứ 5, Chính phủ đã trình và được Quốc hội chấp nhận điều chỉnh mục tiêu tổng quát, trong đó chuyển từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Theo đánh giá của Chính phủ, mục tiêu này đã đạt được. Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển. GDP trong 9 tháng đầu năm tăng 4,56% dự kiến cả năm tăng khoảng 5,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và không để lạm phát cao trở lại, đã nhanh chóng chuyển chính sách tài chính, tiền tệ từ thắt chặt sang thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng, linh hoạt, thận trọng.
Nhờ sản xuất kinh doanh phục hồi và có bước phát triển nên tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2009 dự kiến đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch dự toán; bội chi ngân sách được khống chế ở mức 6,9% GDP. Tỷ lệ dư nợ quốc gia so với GDP khoảng 29,7%, vẫn trong giới hạn an toàn, Thủ tướng đánh giá.
Cùng với kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém nổi lên trong năm nay cũng được Thủ tướng báo cáo rõ. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn thấp.
Hạn chế tiếp theo là các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc. Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại.
Kết quả cải cách hành chính thấp, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều, số lượng khiếu kiện đông người tăng hơn năm 2008, người đứng đầu Chính phủ đánh giá.
2010, tăng trưởng GDP khoảng 6,5%
Năm 2010, mục tiêu được Chính phủ xác định là phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường sự ổn định của kinh tế vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện một bước đời sống nhân dân...
Trước Quốc hội và nhân dân cả nước, Thủ tướng báo cáo rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu đã được Chính phủ xác định trong năm 2010. Thứ nhất là khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Nhiệm vụ thứ hai, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; giảm dần bội chi ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp để ngăn ngừa lạm phát cao và nâng cao tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
Thứ ba, tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững; cải thiện một bước đời sống nông dân.
Phát triển các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế; đẩy nhanh chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc được xác định là nhiệm vụ thứ tư.
Nhiệm vụ thứ năm, tạo một bước tiến mới trong việc cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hạ tầng giao thông, tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Nhiệm vụ thứ sáu là bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010:
- GDP tăng khoảng 6,5% so với năm 2009, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước: 456,4 nghìn tỷ đồng.
- Bội chi ngân sách Nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 6,5% GDP.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 41% GDP.
- Chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.
+ Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người là 13,5m2.
Trước đó, trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận quan tâm đánh giá về mô hình tăng trưởng, chất lượng phát triển, đầu tư; về cơ cấu lại nền kinh tế, hoạt động tài chính, ngân hàng.
Chủ tịch cũng đề nghị Quốc hội chú ý phân tích sâu sắc vấn đề thực hiện gói kích cầu, bội chi ngân sách Nhà nước, phòng ngừa tái lạm phát, phòng chống tham nhũng, lãng phí…
Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát
Tại kỳ họp thứ 5, Chính phủ đã trình và được Quốc hội chấp nhận điều chỉnh mục tiêu tổng quát, trong đó chuyển từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Theo đánh giá của Chính phủ, mục tiêu này đã đạt được. Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển. GDP trong 9 tháng đầu năm tăng 4,56% dự kiến cả năm tăng khoảng 5,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và không để lạm phát cao trở lại, đã nhanh chóng chuyển chính sách tài chính, tiền tệ từ thắt chặt sang thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng, linh hoạt, thận trọng.
Nhờ sản xuất kinh doanh phục hồi và có bước phát triển nên tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2009 dự kiến đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch dự toán; bội chi ngân sách được khống chế ở mức 6,9% GDP. Tỷ lệ dư nợ quốc gia so với GDP khoảng 29,7%, vẫn trong giới hạn an toàn, Thủ tướng đánh giá.
Cùng với kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém nổi lên trong năm nay cũng được Thủ tướng báo cáo rõ. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn thấp.
Hạn chế tiếp theo là các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc. Bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại.
Kết quả cải cách hành chính thấp, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều, số lượng khiếu kiện đông người tăng hơn năm 2008, người đứng đầu Chính phủ đánh giá.
2010, tăng trưởng GDP khoảng 6,5%
Năm 2010, mục tiêu được Chính phủ xác định là phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường sự ổn định của kinh tế vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện một bước đời sống nhân dân...
Trước Quốc hội và nhân dân cả nước, Thủ tướng báo cáo rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu đã được Chính phủ xác định trong năm 2010. Thứ nhất là khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Nhiệm vụ thứ hai, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; giảm dần bội chi ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp để ngăn ngừa lạm phát cao và nâng cao tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
Thứ ba, tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững; cải thiện một bước đời sống nông dân.
Phát triển các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế; đẩy nhanh chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc được xác định là nhiệm vụ thứ tư.
Nhiệm vụ thứ năm, tạo một bước tiến mới trong việc cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hạ tầng giao thông, tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Nhiệm vụ thứ sáu là bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2010:
- GDP tăng khoảng 6,5% so với năm 2009, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước: 456,4 nghìn tỷ đồng.
- Bội chi ngân sách Nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 6,5% GDP.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 41% GDP.
- Chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.
- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.
+ Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người là 13,5m2.