“Nóng” lên cùng tháng 5
Rất nhiều sự kiện chính trị lớn sẽ diễn ra vào tháng 5/2013
Rất nhiều sự kiện chính trị lớn sẽ diễn ra vào tháng 5, trong đó, mở màn là Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tiếp đến là Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, với nhiều đầu công việc quan trọng.
Nhiều đại biểu Quốc hội đều gọi tháng 5 này là thời kỳ “đỏ lửa”, không phải chỉ vì đó bắt đầu là cao điểm của những ngày hè nắng nóng như thiêu đốt, mà còn vì, họ sẽ cùng thực thi trách nhiệm lấy phiếu tín nhiệm, một công việc mà Quốc hội đã rậm rịch hơn một thập kỷ qua nhưng chưa từng thực hiện; Luật Đất đai (sửa đổi)...
Nói về việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, GS.TS. Đào Trọng Thi có nhiều niềm tin về công việc này và ông cho đó là bước tiến lớn trong kiểm soát quyền lực: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự chuẩn bị, tiền đề quan trọng nhất để đi đến bỏ phiếu tín nhiệm. Nội dung này là kết quả trực tiếp của việc thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”.
Cũng theo vị Chủ nhiệm này, đây chính là giám sát trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, đối với các chức danh quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển cũng như các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc thực hiện, cũng không sợ rơi vào hình thức, dù đây là vấn đề lớn và còn rất mới ở nước ta. Bởi vì chúng ta đã có cơ chế rõ ràng, hữu hiệu với đầy đủ các bước đi.
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), lẽ ra được thông qua vào kỳ họp cuối năm ngoái để đáp ứng được tính cấp bách của tình hình phức tạp hiện nay về đất đai, tuy nhiên, vì lý do chất lượng dự án luật chưa đảm bảo nên luật này đành phải lùi lại và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần rồi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tỏ ra quan ngại về việc Luật Đất đai sửa đổi trình lên lần này “chưa chắc đã được Quốc hội thông qua”, mặc dù đã được làm thận trọng hơn, có sự phối hợp cao giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nên tính khả thi của luật cũng tốt hơn.
Một trong những khúc mắc lớn nhất hiện nay chưa được giải quyết cặn kẽ trong Luật Đất đai sửa đổi là về nội dung thu hồi đất, trong đó có việc thu hồi cho các dự án kinh tế, xã hội cần thế nào.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang: “Cơ quan soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển kinh tế, xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Tuy nhiên, theo sự phân tích của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thì nếu không quy định rõ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thế nào mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để đưa vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...thì việc giải quyết thu hồi đất vẫn rất phức tạp và luật không khả thi.
Trước khi Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội diễn ra, là Hội nghị Trung ương 7, với một trong những nội dung nổi bật là xem xét cho ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, với nhiều sửa đổi đáng kể so với bản ban đầu. Bởi nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là Chủ tịch ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, “phải thật lòng trong tổng hợp, lắng nghe, tiếp thu góp ý của dân”.
Theo đó, hầu như những ý kiến đóng góp của người dân thời gian qua đều được ban biên tập lắng nghe, ghi nhận, giải trình đầy đủ, xác đáng đối với những điều tiếp thu và không tiếp thu. Với một số nội dung cần phải tiếp tục cân nhắc, Ban biên tập đề xuất hai phương án, một là giữ nguyên nội dung cũ của bản dự thảo lần đầu và phương án thứ hai là ý kiến đề xuất của người dân.
Chẳng hạn với điều 4, là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất. Trước nhiều ý kiến của người dân đề xuất điều 4 cần viết ngắn gọn, xúc tích, nếu không, cứ quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến vài năm lại phải sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng.
Vì vậy, ngoài phương án cũ hiến định Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động..., Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Đồng thời, thay vì quy định “Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, phương án mới đổi thành “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, ủy ban dự thảo sửa đổi cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Nhiều đại biểu Quốc hội đều gọi tháng 5 này là thời kỳ “đỏ lửa”, không phải chỉ vì đó bắt đầu là cao điểm của những ngày hè nắng nóng như thiêu đốt, mà còn vì, họ sẽ cùng thực thi trách nhiệm lấy phiếu tín nhiệm, một công việc mà Quốc hội đã rậm rịch hơn một thập kỷ qua nhưng chưa từng thực hiện; Luật Đất đai (sửa đổi)...
Nói về việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, GS.TS. Đào Trọng Thi có nhiều niềm tin về công việc này và ông cho đó là bước tiến lớn trong kiểm soát quyền lực: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự chuẩn bị, tiền đề quan trọng nhất để đi đến bỏ phiếu tín nhiệm. Nội dung này là kết quả trực tiếp của việc thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”.
Cũng theo vị Chủ nhiệm này, đây chính là giám sát trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, đối với các chức danh quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển cũng như các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc thực hiện, cũng không sợ rơi vào hình thức, dù đây là vấn đề lớn và còn rất mới ở nước ta. Bởi vì chúng ta đã có cơ chế rõ ràng, hữu hiệu với đầy đủ các bước đi.
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), lẽ ra được thông qua vào kỳ họp cuối năm ngoái để đáp ứng được tính cấp bách của tình hình phức tạp hiện nay về đất đai, tuy nhiên, vì lý do chất lượng dự án luật chưa đảm bảo nên luật này đành phải lùi lại và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần rồi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tỏ ra quan ngại về việc Luật Đất đai sửa đổi trình lên lần này “chưa chắc đã được Quốc hội thông qua”, mặc dù đã được làm thận trọng hơn, có sự phối hợp cao giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nên tính khả thi của luật cũng tốt hơn.
Một trong những khúc mắc lớn nhất hiện nay chưa được giải quyết cặn kẽ trong Luật Đất đai sửa đổi là về nội dung thu hồi đất, trong đó có việc thu hồi cho các dự án kinh tế, xã hội cần thế nào.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang: “Cơ quan soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển kinh tế, xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Tuy nhiên, theo sự phân tích của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thì nếu không quy định rõ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thế nào mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để đưa vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...thì việc giải quyết thu hồi đất vẫn rất phức tạp và luật không khả thi.
Trước khi Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội diễn ra, là Hội nghị Trung ương 7, với một trong những nội dung nổi bật là xem xét cho ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, với nhiều sửa đổi đáng kể so với bản ban đầu. Bởi nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là Chủ tịch ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, “phải thật lòng trong tổng hợp, lắng nghe, tiếp thu góp ý của dân”.
Theo đó, hầu như những ý kiến đóng góp của người dân thời gian qua đều được ban biên tập lắng nghe, ghi nhận, giải trình đầy đủ, xác đáng đối với những điều tiếp thu và không tiếp thu. Với một số nội dung cần phải tiếp tục cân nhắc, Ban biên tập đề xuất hai phương án, một là giữ nguyên nội dung cũ của bản dự thảo lần đầu và phương án thứ hai là ý kiến đề xuất của người dân.
Chẳng hạn với điều 4, là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất. Trước nhiều ý kiến của người dân đề xuất điều 4 cần viết ngắn gọn, xúc tích, nếu không, cứ quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến vài năm lại phải sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng.
Vì vậy, ngoài phương án cũ hiến định Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động..., Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Đồng thời, thay vì quy định “Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, phương án mới đổi thành “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, ủy ban dự thảo sửa đổi cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)