Nữ phóng viên đài NHK chết vì làm thêm 159 tiếng một tháng
Tính trung bình mỗi ngày, Miwa Sado làm ngoài giờ khoảng 5,9 tiếng, gồm cả cuối tuần
Theo Business Insider, mới đây, nguyên nhân cái chết của nữ nhà báo Miwa Sado, thuộc đài truyền hình và phát thanh quốc gia Nhật Bản NHK, từng gây chấn động tại Nhật năm 2013 - được tiết lộ.
Theo đó, Miwa Sado qua đời vì bị suy tim sau khi làm việc ngoài giờ tổng cộng 159 giờ, 37 phút một tháng. Tính trung bình, mỗi ngày Sado làm ngoài giờ khoảng 5,9 tiếng, gồm cả cuối tuần. Thông tin này được cấp trên của cô tiết lộ vào ngày 4/10, tờ Asahi cho biết.
Theo một văn phòng lao động địa phương tại Tokyo, cái chết của nữ nhà báo được gọi là "karoshi" - thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.
Trước khi qua đời vào ngày 24/7/2013, nữ phóng viên mảng chính trị đã theo sát để đưa tin hai cuộc bầu cử trong suốt một tháng. Cuối cùng, cô gục ngã trên giường ngủ tại nhà mình, trong tay vẫn cầm điện thoại di động, tờ Asahi cho biết.
Khoảng một tháng trước khi chết, Sado đã viết thư cho cha và nói: “Con đang quá căng thẳng và bận rộn. Ít nhất một lần mỗi ngày, con đã nghĩ tới chuyện bỏ việc nhưng chắc con phải tiếp tục thôi”.
Đài NHK cho biết đã đợi tới 4 năm trước khi công bố nguyên nhân cái chết của Sado bởi ban đầu bố mẹ cô muốn giữ kín chuyện này. Mới đây, họ đã thay đổi ý kiến, đài truyền hình quốc gia Nhật Bản cho tờ Asahi biết.
Tháng 12 năm ngoái, một nữ nhân viên 24 tuổi tên Matsuri Takahashi đã nhảy lầu tự tử từ ký túc xác sau khi làm ngoài giờ 105 tiếng trong một tháng.
Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận về tiêu chuẩn làm việc lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhiều người chỉ trích rằng văn hóa làm việc của Nhật buộc nhân viên phải làm thêm giờ để chứng minh sự chăm chỉ, cống hiến của mình.
Hiện chính phủ dự định hạn chế thời gian làm ngoài giờ ở mức 100 tiếng mỗi tháng và phạt các công ty để nhân viên làm vượt mức này. Tuy vậy, nhiều người nhận định con số này vẫn quá nhiều và đặt người lao động vào rủi ro.
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Nhật công bố một khảo sát cho biết hơn 20% công ty tham gia khảo sát có nhân viên làm ngoài giờ hơn 80 tiếng một tháng - tương đương 4 tiếng mỗi ngày, không tính cuối tuần.
Theo số liệu của chính phủ nước này, tính tới tháng 3/2016, có hơn 2.000 người đã tự tử vì căng thẳng liên quan tới công việc và nhiều trường hợp chết vì đau tim, đột quỵ do làm việc quá nhiều.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tại Nhật làm việc nhiều hơn đáng kể so với tại Mỹ, Anh và các nước phát triển khác. Năm 2015, trung bình nhân viên Nhật chỉ nghỉ 8,8 ngày phép, chỉ bằng một nửa so với số ngày được nghỉ theo quy định, theo Bộ Y tế nước này. Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ hết phép của Hồng Kông là 100%, Singapore là 87%.
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với tình trạng nhân viên làm việc tới kiệt sức. Truyền thống làm việc ngoài giờ bắt đầu nổi lên tại Nhật từ những năm 70 của thế kỷ trước khi người lao động muốn tăng tối đa thu nhập của mình.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xu hướng này càng trở nên phổ biến khi các công ty tái cơ cấu, thu hẹp nhân sự. Văn hóa này được duy trì đến tận ngày nay và trở thành vấn đề nhức nhối với quốc gia này.
Theo đó, Miwa Sado qua đời vì bị suy tim sau khi làm việc ngoài giờ tổng cộng 159 giờ, 37 phút một tháng. Tính trung bình, mỗi ngày Sado làm ngoài giờ khoảng 5,9 tiếng, gồm cả cuối tuần. Thông tin này được cấp trên của cô tiết lộ vào ngày 4/10, tờ Asahi cho biết.
Theo một văn phòng lao động địa phương tại Tokyo, cái chết của nữ nhà báo được gọi là "karoshi" - thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.
Trước khi qua đời vào ngày 24/7/2013, nữ phóng viên mảng chính trị đã theo sát để đưa tin hai cuộc bầu cử trong suốt một tháng. Cuối cùng, cô gục ngã trên giường ngủ tại nhà mình, trong tay vẫn cầm điện thoại di động, tờ Asahi cho biết.
Khoảng một tháng trước khi chết, Sado đã viết thư cho cha và nói: “Con đang quá căng thẳng và bận rộn. Ít nhất một lần mỗi ngày, con đã nghĩ tới chuyện bỏ việc nhưng chắc con phải tiếp tục thôi”.
Đài NHK cho biết đã đợi tới 4 năm trước khi công bố nguyên nhân cái chết của Sado bởi ban đầu bố mẹ cô muốn giữ kín chuyện này. Mới đây, họ đã thay đổi ý kiến, đài truyền hình quốc gia Nhật Bản cho tờ Asahi biết.
Tháng 12 năm ngoái, một nữ nhân viên 24 tuổi tên Matsuri Takahashi đã nhảy lầu tự tử từ ký túc xác sau khi làm ngoài giờ 105 tiếng trong một tháng.
Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận về tiêu chuẩn làm việc lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhiều người chỉ trích rằng văn hóa làm việc của Nhật buộc nhân viên phải làm thêm giờ để chứng minh sự chăm chỉ, cống hiến của mình.
Hiện chính phủ dự định hạn chế thời gian làm ngoài giờ ở mức 100 tiếng mỗi tháng và phạt các công ty để nhân viên làm vượt mức này. Tuy vậy, nhiều người nhận định con số này vẫn quá nhiều và đặt người lao động vào rủi ro.
Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Nhật công bố một khảo sát cho biết hơn 20% công ty tham gia khảo sát có nhân viên làm ngoài giờ hơn 80 tiếng một tháng - tương đương 4 tiếng mỗi ngày, không tính cuối tuần.
Theo số liệu của chính phủ nước này, tính tới tháng 3/2016, có hơn 2.000 người đã tự tử vì căng thẳng liên quan tới công việc và nhiều trường hợp chết vì đau tim, đột quỵ do làm việc quá nhiều.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tại Nhật làm việc nhiều hơn đáng kể so với tại Mỹ, Anh và các nước phát triển khác. Năm 2015, trung bình nhân viên Nhật chỉ nghỉ 8,8 ngày phép, chỉ bằng một nửa so với số ngày được nghỉ theo quy định, theo Bộ Y tế nước này. Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ hết phép của Hồng Kông là 100%, Singapore là 87%.
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với tình trạng nhân viên làm việc tới kiệt sức. Truyền thống làm việc ngoài giờ bắt đầu nổi lên tại Nhật từ những năm 70 của thế kỷ trước khi người lao động muốn tăng tối đa thu nhập của mình.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xu hướng này càng trở nên phổ biến khi các công ty tái cơ cấu, thu hẹp nhân sự. Văn hóa này được duy trì đến tận ngày nay và trở thành vấn đề nhức nhối với quốc gia này.