Làm ăn tại Nhật, không... say thì khó thành công
Người Nhật quan niệm lời nói và hành động lúc uống say là những điều thật lòng
Từ lâu nay, hình ảnh nhân viên văn phòng hay doanh nhân say khướt trên đường phố tại Nhật Bản vào buổi tối không phải là hiếm gặp.
Và lời khuyên cho những ai muốn xây dựng mối quan hệ, niềm tin với đồng nghiệp, khách hàng tại nước này là đi nhậu với họ, và hãy uống càng say càng tốt, theo trang tin Business Insider.
Đây thậm chí còn được coi là yêu cầu bất thành văn, để xây dựng niềm tin trong quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp.
Thông thường, các công ty Nhật quy định mọi thứ trong hoạt động và công việc hàng ngày của nhân viên từ giờ giấc đi làm cho tới bữa trưa. Việc nói chuyện riêng với nhau trong giờ làm việc được hạn chế tới mức tối thiểu. Vì không có nhiều không gian và thời gian để xây dựng quan hệ cá nhân trong giờ làm, họ thường phải để việc đó ngoài giờ.
Ngoài ra, theo văn hóa lâu đời, người Nhật vốn thể hiện những cử chỉ, hành động, lời nói bên ngoài rất khác với những gì họ thực sự nghĩ mà không tiện nói ra. Họ luôn cố gắng hết sức có thể để tránh xung đột ngoài mặt và hòa nhập với tập thể.
Do đó, nhậu cùng nhau ngoài giờ làm việc là cơ hội để họ rũ bỏ hết “lớp mặt nạ” và thổ lộ những suy nghĩ thật sự trong lòng, đồng thời hiểu rõ “con người thật” của đối tác, đồng nghiệp.
Người Nhật quan niệm lời nói và hành động lúc uống say là những điều thật lòng.
Đây cũng là lúc họ chia sẻ những tâm tư, thổ lộ những bất mãn, mâu thuẫn giấu kín trong lòng và cố gắng để loại bỏ trước khi chúng trở thành vấn đề.
Hiển nhiên, theo thông lệ, những điều “thổ lộ” của đêm hôm trước sẽ tuyệt đối không được nhắc đến vào ngày hôm sau.
Giới kinh doanh nhậu để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Các nhân viên bán hàng cũng thường xuyên phải lôi kéo khách hàng đi uống để bàn chuyện làm ăn. Dù không bao giờ ký hợp đồng trên bàn nhậu, nhưng họ biết rằng sẽ rất khó giành được hợp đồng nếu không nhậu.
Uống rượu là văn hóa tối quan trọng trong kinh doanh tại Nhật Bản, không chỉ với khách hàng mà còn với đồng nghiệp, cấp trên. Văn hóa nhậu này cũng phổ biến tại khu vực Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, hay Hàn Quốc - những nơi mà đi uống với khách hàng và đồng nghiệp là bước quan trọng để xây dựng niềm tin.
Nhiều người đến từ các nền văn hóa chú trọng vào kết quả công việc thường cảm thấy khó hiểu điều này.
Nhưng đây lại chính là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nhật. Khi cùng uống nhậu với đối tác, đồng nghiệp, bạn sẽ cho thấy rằng mình chẳng có gì phải giấu diếm. Và khi uống say khướt, họ cũng cho thấy hoàn toàn chẳng phòng bị gì với bạn.
"Đừng lo rằng sẽ trở nên ngớ ngẩn”, Hiroki, một chuyên gia về văn hóa Nhật nói. “Bạn càng sẵn sàng cởi bỏ những rào cản xã hội trong buổi nhậu tối, họ sẽ càng tin tưởng bạn”.
Và lời khuyên cho những ai muốn xây dựng mối quan hệ, niềm tin với đồng nghiệp, khách hàng tại nước này là đi nhậu với họ, và hãy uống càng say càng tốt, theo trang tin Business Insider.
Đây thậm chí còn được coi là yêu cầu bất thành văn, để xây dựng niềm tin trong quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp.
Thông thường, các công ty Nhật quy định mọi thứ trong hoạt động và công việc hàng ngày của nhân viên từ giờ giấc đi làm cho tới bữa trưa. Việc nói chuyện riêng với nhau trong giờ làm việc được hạn chế tới mức tối thiểu. Vì không có nhiều không gian và thời gian để xây dựng quan hệ cá nhân trong giờ làm, họ thường phải để việc đó ngoài giờ.
Ngoài ra, theo văn hóa lâu đời, người Nhật vốn thể hiện những cử chỉ, hành động, lời nói bên ngoài rất khác với những gì họ thực sự nghĩ mà không tiện nói ra. Họ luôn cố gắng hết sức có thể để tránh xung đột ngoài mặt và hòa nhập với tập thể.
Do đó, nhậu cùng nhau ngoài giờ làm việc là cơ hội để họ rũ bỏ hết “lớp mặt nạ” và thổ lộ những suy nghĩ thật sự trong lòng, đồng thời hiểu rõ “con người thật” của đối tác, đồng nghiệp.
Người Nhật quan niệm lời nói và hành động lúc uống say là những điều thật lòng.
Đây cũng là lúc họ chia sẻ những tâm tư, thổ lộ những bất mãn, mâu thuẫn giấu kín trong lòng và cố gắng để loại bỏ trước khi chúng trở thành vấn đề.
Hiển nhiên, theo thông lệ, những điều “thổ lộ” của đêm hôm trước sẽ tuyệt đối không được nhắc đến vào ngày hôm sau.
Giới kinh doanh nhậu để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Các nhân viên bán hàng cũng thường xuyên phải lôi kéo khách hàng đi uống để bàn chuyện làm ăn. Dù không bao giờ ký hợp đồng trên bàn nhậu, nhưng họ biết rằng sẽ rất khó giành được hợp đồng nếu không nhậu.
Uống rượu là văn hóa tối quan trọng trong kinh doanh tại Nhật Bản, không chỉ với khách hàng mà còn với đồng nghiệp, cấp trên. Văn hóa nhậu này cũng phổ biến tại khu vực Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, hay Hàn Quốc - những nơi mà đi uống với khách hàng và đồng nghiệp là bước quan trọng để xây dựng niềm tin.
Nhiều người đến từ các nền văn hóa chú trọng vào kết quả công việc thường cảm thấy khó hiểu điều này.
Nhưng đây lại chính là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nhật. Khi cùng uống nhậu với đối tác, đồng nghiệp, bạn sẽ cho thấy rằng mình chẳng có gì phải giấu diếm. Và khi uống say khướt, họ cũng cho thấy hoàn toàn chẳng phòng bị gì với bạn.
"Đừng lo rằng sẽ trở nên ngớ ngẩn”, Hiroki, một chuyên gia về văn hóa Nhật nói. “Bạn càng sẵn sàng cởi bỏ những rào cản xã hội trong buổi nhậu tối, họ sẽ càng tin tưởng bạn”.