Ông Tập Cận Bình nói về "mô hình mới" trong quan hệ Trung-Mỹ
Bài phát biểu của ông Tập tại Liên hiệp quốc đã phác họa Trung Quốc như một nhà lãnh đạo của một thế giới toàn cầu hóa
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 18/1 tuyên bố nước này sẽ xây dựng một “mô hình mới” trong quan hệ với Mỹ. Bài phát biểu của ông Tập đã phác họa Trung Quốc như một nhà lãnh đạo của một thế giới toàn cầu hóa, nơi mà chỉ hợp tác quốc tế mới có thể giải quyết được những vấn đề lớn.
Chỉ hai ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người hứa sẽ đặt “nước Mỹ trên hết” trong nhiệm kỳ ở Nhà Trắng, ông Tập kêu gọi các quốc gia chống lại chủ nghĩa biệt lập.
“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và tự cô lập mình sẽ không mang lại lợi ích cho ai cả”, ông Tập phát biểu tại văn phòng Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ. “Các nước lớn nên đối xử bình đẳng với các nước nhỏ hơn thay vì có cách hành xử bá quyền, áp đặt ý chí lên các quốc gia khác”.
Theo hãng tin Reuters, trong bài phát biểu này, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi thế giới đoàn kết trong mọi vấn đề, từ bảo vệ môi trường tới chống chủ nghĩa khủng bố và giải trừ vũ khí hạt nhân. Lời kêu gọi này của ông Tập trái ngược với những gì ông Trump nói.
Kể từ sau khi trúng cử, ông Trump đã đưa ra tuyên bố lấp lửng rằng ông “để ngỏ mọi khả năng” về chống biến đổi khí hậu. Ông cũng nói Mỹ sẽ thắng trong bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào.
“Chúng tôi sẽ xây dựng tình bạn với các quốc gia trên khắp thế giới”, ông Tập nói. “Chúng tôi sẽ phấn đấu xây dựng một mô hình mới trong quan hệ nước lớn với Mỹ, một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mối quan hệ đối tác vì hòa bình, tăng trưởng, đổi mới giữa các nền văn minh khác nhau, và mối quan hệ đối tác của sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước BRICS”.
Đáp lời ông Tập, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nói tổ chức này “rất yên tâm khi thấy Trung Quốc tiếp quản một vai trò lãnh đạo rõ ràng như vậy trong thế giới đa cực hiện nay.
Bài phát biểu trên của ông Tập Cận Bình khép lại chuyến công du Thụy Sỹ, nơi ông trở thành vị Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức thường niên ở Davos. Trong bài phát biểu hôm 17/1 tại Davos, ông Tập đã ngầm chỉ trích ông Trump, nói rằng “theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ cũng giống như tự giam mình trong phòng tối”.
Liên hiệp quốc, tổ chức đang đối mặt với nguy cơ bị Mỹ cắt giảm ngân sách trong thời chính quyền Trump, đã dành cho ông Tập sự tiếp đón trọng thị nhất có thể. Nhiều nhân viên Liên hiệp quốc đã về nhà sớm để nhường chỗ cho thảm đỏ đón ông Tập.
Hôm 26/1, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter rằng Liên hiệp quốc “có tiềm năng lớn nhưng giờ chỉ còn là một câu lạc bộ để trò chuyện và thư giãn. Thật đáng buồn!”
Chỉ hai ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người hứa sẽ đặt “nước Mỹ trên hết” trong nhiệm kỳ ở Nhà Trắng, ông Tập kêu gọi các quốc gia chống lại chủ nghĩa biệt lập.
“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và tự cô lập mình sẽ không mang lại lợi ích cho ai cả”, ông Tập phát biểu tại văn phòng Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ. “Các nước lớn nên đối xử bình đẳng với các nước nhỏ hơn thay vì có cách hành xử bá quyền, áp đặt ý chí lên các quốc gia khác”.
Theo hãng tin Reuters, trong bài phát biểu này, nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi thế giới đoàn kết trong mọi vấn đề, từ bảo vệ môi trường tới chống chủ nghĩa khủng bố và giải trừ vũ khí hạt nhân. Lời kêu gọi này của ông Tập trái ngược với những gì ông Trump nói.
Kể từ sau khi trúng cử, ông Trump đã đưa ra tuyên bố lấp lửng rằng ông “để ngỏ mọi khả năng” về chống biến đổi khí hậu. Ông cũng nói Mỹ sẽ thắng trong bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào.
“Chúng tôi sẽ xây dựng tình bạn với các quốc gia trên khắp thế giới”, ông Tập nói. “Chúng tôi sẽ phấn đấu xây dựng một mô hình mới trong quan hệ nước lớn với Mỹ, một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mối quan hệ đối tác vì hòa bình, tăng trưởng, đổi mới giữa các nền văn minh khác nhau, và mối quan hệ đối tác của sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước BRICS”.
Đáp lời ông Tập, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nói tổ chức này “rất yên tâm khi thấy Trung Quốc tiếp quản một vai trò lãnh đạo rõ ràng như vậy trong thế giới đa cực hiện nay.
Bài phát biểu trên của ông Tập Cận Bình khép lại chuyến công du Thụy Sỹ, nơi ông trở thành vị Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức thường niên ở Davos. Trong bài phát biểu hôm 17/1 tại Davos, ông Tập đã ngầm chỉ trích ông Trump, nói rằng “theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ cũng giống như tự giam mình trong phòng tối”.
Liên hiệp quốc, tổ chức đang đối mặt với nguy cơ bị Mỹ cắt giảm ngân sách trong thời chính quyền Trump, đã dành cho ông Tập sự tiếp đón trọng thị nhất có thể. Nhiều nhân viên Liên hiệp quốc đã về nhà sớm để nhường chỗ cho thảm đỏ đón ông Tập.
Hôm 26/1, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter rằng Liên hiệp quốc “có tiềm năng lớn nhưng giờ chỉ còn là một câu lạc bộ để trò chuyện và thư giãn. Thật đáng buồn!”