Tâm trạng mới của Nga ở Davos 2017
Cách đây đúng 1 năm, tâm trạng của đoàn đại biểu Nga tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ rất u ám
Cách đây đúng 1 năm, tâm trạng của đoàn đại biểu Nga tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ rất u ám.
Giá dầu khi đó giảm xuống dưới 30 USD/thùng, gần mức thấp nhất 12 năm, trong khi lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nền kinh tế và thị trường tài chính của Nga khốn đốn.
Sau 12 tháng, thị trường chứng khoán và trái phiếu Nga đã tăng khoảng 50%, nhờ sự hồi phục của giá dầu và gần đây hơn là những kỳ vọng nước Mỹ thời chính quyền Donald Trump sẽ nới lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Nga tham dự WEF năm nay thể hiện rõ tâm lý lạc quan. Nhiều người trong số họ dự báo thị trường Nga sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2017.
“Đây là một trong những diễn đàn mà Nga lạc quan nhất trong một vài năm trở lại đây. Các đối tác phương Tây của chúng tôi, như các ngân hàng và nhà đầu tư, giờ đây lại có thể nói thoải mái về các khoản đầu tư vào Nga”, ông Andrei Guryev, Giám đốc điều hành (CEO) công ty phân bón khổng lồ PhosAgro của Nga, nói với hãng tin Reuters bên lề WEF.
Nền kinh tế Nga mới chỉ đang ở vào giai đoạn đầu của sự hồi phục. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu tích cực sau 2 năm đầy khó khăn.
Dầu thô, nguồn thu chủ lực của Nga, đã tăng giá trở lại trên ngưỡng 50 USD/thùng, còn ngành sản xuất của Nga trong tháng 12 vừa qua tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011.
Nhân tố Trump cũng giữ vai trò không nhỏ trong sự lạc quan đang nổi lên ở Nga. Trước và sau khi bất ngờ trúng cử hôm 8/11, ông Trump đã hứa sẽ cải thiện mối quan hệ với Nga. Cách đây ít hôm, ông đề xuất chấm dứt lệnh trừng phạt với Nga nếu Moscow nhất trí thỏa thuận giảm vũ khí hạt nhân với Mỹ.
“Việc nới trừng phạt sẽ mở cửa trở lại thị trường vốn nước ngoài giá rẻ cho các công ty Nga”, ông Guryev nói. “Điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước, cho phép Ngân hàng Trung ương Nga cắt giảm lãi suất, theo đó thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga”.
Tại Davos năm ngoái, ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia Nga mang tên Quỹ Đầu tư Trực tiếp, đã có cuộc gặp với đại diện của Saudi Arabia để bàn về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Moscow với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Tháng trước, Nga và OPEC đã đạt được thỏa thuận như vậy.
Năm nay, ông Dmitriev có cuộc gặp với Anthony Scaramucci, một cựu quản lý quỹ đầu cơ của Mỹ sắp trở thành một cố vấn Nhà Trắng, chịu trách nhiệm liên lạc với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài.
Quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ USD mà ông Dmitriev quản lý nằm trong danh sách bị Mỹ trừng phạt, nhưng không chịu sự hạn chế ngặt nghèo nên người Mỹ vẫn có thể tương tác với quỹ này.
“Trong cuộc gặp, chúng tôi có cảm giác rằng chính quyền mới của Mỹ sẵn sàng ủng hộ các mối liên lạc kinh tế và kinh doanh giữa các công ty Nga và Mỹ. Đây là một bước đi quan trọng tiến tới hiểu biết lẫn nhau”, ông Dmitriev nói về cuộc gặp với ông Scaramucci.
Nhiều ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Goldman Sachs, UBS, JPMorgan, Rabobank, Bank of America Merryll Lynch... đều đã đưa Nga vào danh sách những thị trường tiềm năng nhất trong năm 2017. Goldman Sachs dự báo Nga sẽ “đi từ chỗ phục hồi sang giai đoạn tăng trưởng” trong năm nay.
Ngoài thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu Nga cũng được giới đầu tư ưa chuộng bởi lạm phát giảm có thể mở đường cho Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất 1,5-2 điểm phần trăm trong năm tới. Nếu vậy, lợi suất trái phiếu Nga sau khi tính yếu tố lạm phát sẽ vào hàng cao nhất thế giới.
Kết quả kinh doanh của các công ty Nga cũng đang diễn biến theo chiều hướng khả quan. Thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS), một thước đo về khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết, gần đây đã lần đầu tiên kể từ năm 2012 vượt qua mức trung bình 10 năm. Mấy tháng gần đây, giới phân tích đồng loạt nâng dự báo lợi nhuận doanh nghiệp Nga trên cơ sở giá dầu tăng.
Giá dầu khi đó giảm xuống dưới 30 USD/thùng, gần mức thấp nhất 12 năm, trong khi lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nền kinh tế và thị trường tài chính của Nga khốn đốn.
Sau 12 tháng, thị trường chứng khoán và trái phiếu Nga đã tăng khoảng 50%, nhờ sự hồi phục của giá dầu và gần đây hơn là những kỳ vọng nước Mỹ thời chính quyền Donald Trump sẽ nới lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Nga tham dự WEF năm nay thể hiện rõ tâm lý lạc quan. Nhiều người trong số họ dự báo thị trường Nga sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2017.
“Đây là một trong những diễn đàn mà Nga lạc quan nhất trong một vài năm trở lại đây. Các đối tác phương Tây của chúng tôi, như các ngân hàng và nhà đầu tư, giờ đây lại có thể nói thoải mái về các khoản đầu tư vào Nga”, ông Andrei Guryev, Giám đốc điều hành (CEO) công ty phân bón khổng lồ PhosAgro của Nga, nói với hãng tin Reuters bên lề WEF.
Nền kinh tế Nga mới chỉ đang ở vào giai đoạn đầu của sự hồi phục. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu tích cực sau 2 năm đầy khó khăn.
Dầu thô, nguồn thu chủ lực của Nga, đã tăng giá trở lại trên ngưỡng 50 USD/thùng, còn ngành sản xuất của Nga trong tháng 12 vừa qua tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011.
Nhân tố Trump cũng giữ vai trò không nhỏ trong sự lạc quan đang nổi lên ở Nga. Trước và sau khi bất ngờ trúng cử hôm 8/11, ông Trump đã hứa sẽ cải thiện mối quan hệ với Nga. Cách đây ít hôm, ông đề xuất chấm dứt lệnh trừng phạt với Nga nếu Moscow nhất trí thỏa thuận giảm vũ khí hạt nhân với Mỹ.
“Việc nới trừng phạt sẽ mở cửa trở lại thị trường vốn nước ngoài giá rẻ cho các công ty Nga”, ông Guryev nói. “Điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong nước, cho phép Ngân hàng Trung ương Nga cắt giảm lãi suất, theo đó thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga”.
Tại Davos năm ngoái, ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia Nga mang tên Quỹ Đầu tư Trực tiếp, đã có cuộc gặp với đại diện của Saudi Arabia để bàn về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Moscow với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Tháng trước, Nga và OPEC đã đạt được thỏa thuận như vậy.
Năm nay, ông Dmitriev có cuộc gặp với Anthony Scaramucci, một cựu quản lý quỹ đầu cơ của Mỹ sắp trở thành một cố vấn Nhà Trắng, chịu trách nhiệm liên lạc với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài.
Quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ USD mà ông Dmitriev quản lý nằm trong danh sách bị Mỹ trừng phạt, nhưng không chịu sự hạn chế ngặt nghèo nên người Mỹ vẫn có thể tương tác với quỹ này.
“Trong cuộc gặp, chúng tôi có cảm giác rằng chính quyền mới của Mỹ sẵn sàng ủng hộ các mối liên lạc kinh tế và kinh doanh giữa các công ty Nga và Mỹ. Đây là một bước đi quan trọng tiến tới hiểu biết lẫn nhau”, ông Dmitriev nói về cuộc gặp với ông Scaramucci.
Nhiều ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Goldman Sachs, UBS, JPMorgan, Rabobank, Bank of America Merryll Lynch... đều đã đưa Nga vào danh sách những thị trường tiềm năng nhất trong năm 2017. Goldman Sachs dự báo Nga sẽ “đi từ chỗ phục hồi sang giai đoạn tăng trưởng” trong năm nay.
Ngoài thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu Nga cũng được giới đầu tư ưa chuộng bởi lạm phát giảm có thể mở đường cho Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất 1,5-2 điểm phần trăm trong năm tới. Nếu vậy, lợi suất trái phiếu Nga sau khi tính yếu tố lạm phát sẽ vào hàng cao nhất thế giới.
Kết quả kinh doanh của các công ty Nga cũng đang diễn biến theo chiều hướng khả quan. Thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS), một thước đo về khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết, gần đây đã lần đầu tiên kể từ năm 2012 vượt qua mức trung bình 10 năm. Mấy tháng gần đây, giới phân tích đồng loạt nâng dự báo lợi nhuận doanh nghiệp Nga trên cơ sở giá dầu tăng.