“Phải rút giấy phép những công ty chứng khoán không đạt yêu cầu”
Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hôm 23/2
Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hôm 23/2.
Tại buổi làm việc trên, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Chứng khoán cần đẩy mạnh kiểm tra và xử lý nghiêm những giao dịch không lành mạnh tại các sàn chứng khoán, một trong những bức xúc được dư luận phản ánh trong thời gian vừa qua.
Đối với những trường hợp lừa đảo, trục lợi tiền nhà đầu tư, Phó thủ tướng yêu cầu phải xử lý ngay, rút giấy phép ngay và cấm hoạt động. Ngoài những trường hợp nghi vấn, những công ty chứng khoán đã hoạt động cũng cần kiểm tra, trường hợp không đạt yêu cầu có thể bị rút giấy phép.
“Tôi chưa thấy Ủy ban Chứng khoán rút giấy phép anh nào cả. Tại sao không cấm, lột áo kinh doanh chứng khoán đi? Sao chưa làm được mà đáng lẽ ra việc này Ủy ban phải làm rồi”, Phó thủ tướng nói và gắn trách nhiệm đầu tiên thuộc về Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán.
Về vấn đề mà Phó thủ tướng nêu, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho biết, trong năm 2006, Ủy ban đã bắt đầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phát đối với những trường hợp vi phạm. Riêng số tiền phạt trong năm này lên đến gần 200 triệu đồng.
Đầu tháng 2 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán cũng đã lần lượt công bố kết quả kiểm tra tại một số công ty chứng khoán. Những bức xúc của giới đầu tư và dư luận bước đầu đã có kết quả cụ thể. Những công ty trên cũng đã được yêu cầu chấn chỉnh, đặc biệt là trong giao dịch đặt lệnh của nhà đầu tư.
Về những “tin đồn” Việt Nam chuẩn bị áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt nguồn vốn đầu tư nước ngoài (có thể từ 1/3/2007?) như nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin trong thời gian qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết mục tiêu của Chính phủ là có các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững, nhưng ở thời điểm này, Chính phủ chưa có chủ trương như những “tin đồn” nói trên.
Trước đó, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), cũng khẳng định Việt Nam sẽ không áp đặt những biện pháp hành chính để kiểm soát chặt các dòng vốn. Theo ông, trường hợp của Thái Lan vừa qua là một bài học mà Việt Nam đang bám sát để rút kinh nghiệm.
Tại buổi làm việc trên, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Chứng khoán cần đẩy mạnh kiểm tra và xử lý nghiêm những giao dịch không lành mạnh tại các sàn chứng khoán, một trong những bức xúc được dư luận phản ánh trong thời gian vừa qua.
Đối với những trường hợp lừa đảo, trục lợi tiền nhà đầu tư, Phó thủ tướng yêu cầu phải xử lý ngay, rút giấy phép ngay và cấm hoạt động. Ngoài những trường hợp nghi vấn, những công ty chứng khoán đã hoạt động cũng cần kiểm tra, trường hợp không đạt yêu cầu có thể bị rút giấy phép.
“Tôi chưa thấy Ủy ban Chứng khoán rút giấy phép anh nào cả. Tại sao không cấm, lột áo kinh doanh chứng khoán đi? Sao chưa làm được mà đáng lẽ ra việc này Ủy ban phải làm rồi”, Phó thủ tướng nói và gắn trách nhiệm đầu tiên thuộc về Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán.
Về vấn đề mà Phó thủ tướng nêu, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho biết, trong năm 2006, Ủy ban đã bắt đầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phát đối với những trường hợp vi phạm. Riêng số tiền phạt trong năm này lên đến gần 200 triệu đồng.
Đầu tháng 2 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán cũng đã lần lượt công bố kết quả kiểm tra tại một số công ty chứng khoán. Những bức xúc của giới đầu tư và dư luận bước đầu đã có kết quả cụ thể. Những công ty trên cũng đã được yêu cầu chấn chỉnh, đặc biệt là trong giao dịch đặt lệnh của nhà đầu tư.
Về những “tin đồn” Việt Nam chuẩn bị áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt nguồn vốn đầu tư nước ngoài (có thể từ 1/3/2007?) như nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin trong thời gian qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết mục tiêu của Chính phủ là có các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững, nhưng ở thời điểm này, Chính phủ chưa có chủ trương như những “tin đồn” nói trên.
Trước đó, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), cũng khẳng định Việt Nam sẽ không áp đặt những biện pháp hành chính để kiểm soát chặt các dòng vốn. Theo ông, trường hợp của Thái Lan vừa qua là một bài học mà Việt Nam đang bám sát để rút kinh nghiệm.