Phát hiện hàng loạt sai phạm tại Jetstar Pacific
Kết quả thanh tra cho thấy Jetstar Pacific Airlines mắc rất nhiều sai phạm trong quá trình bảo dưỡng máy bay
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có thông báo kết luận thanh tra chuyên ngành về đảm bảo an toàn bay đối với Jetstar Pacific Airlines.
Theo đó, mặc dù việc bảo đảm kỹ thuật đối với tàu bay khai thác vẫn chịu sự giám sát thường xuyên của Cục Hàng không Việt Nam, không có sự cố nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp an toàn bay nào xảy ra, tuy nhiên Jetstar Pacific đã có nhiều lỗi vi phạm trong tổ chức bảo dưỡng tàu bay, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn bay.
Văn bản kết luận của Cục Hàng không Việt Nam cũng nêu rõ, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với ông Bernard John Louis Korgul McCune, Kỹ sư trưởng của Jetstar Pacific, người đã gửi đơn tố cáo, là không đủ căn cứ pháp lý.
Cố tình giấu lỗi
Jetstar Pacific được cấp Chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng tàu bay theo Quy chế hàng không VAR-145 từ tháng 4/2006.
Tuy nhiên Jetstar Pacific là đã xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng rất kém, để xảy ra nhiều sai phạm trong quy trình bảo dưỡng. Đa số các cán bộ có chức danh trong sơ đồ tổ chức bảo dưỡng đều có sai phạm.
Những lỗi vi phạm nghiêm trọng nhất của công tác bảo dưỡng bao gồm: thực hiện bảo dưỡng không đúng theo tài liệu bảo dưỡng, hoặc quy trình đã được Cục phê chuẩn trong khoảng thời gian dài. Trưởng phòng chất lượng kỹ thuật đã phê chuẩn điều chỉnh thời hạn bảo dưỡng đối với công việc bảo dưỡng không được phép trì hoãn (1 lần).
Đồng thời nhân viên kỹ thuật đã cố tình che giấu hỏng hóc; cấp chứng chỉ cho nhân viên mức A được phép trì hoãn các hỏng hóc mà chưa được huấn luyện phù hợp.
Nhiều hỏng hóc được phát hiện, nhưng không được ghi lại trong hồ sơ bảo dưỡng; phi công xóa hoặc xác nhận “ghi nhầm” hỏng hóc có thật tại các sân bay không có thợ máy kỹ thuật đủ thẩm quyền sửa chữa hỏng hóc; có trường hợp phi công chuyến bay không ghi lại sự bất thường khi hạ cánh vào nhật ký kỹ thuật; có sự cố không được báo cáo theo quy định.
Trong việc tổ chức bộ máy, nhà xưởng bảo dưỡng tàu bay, thiết bị của tàu bay; giấy phép, chứng chỉ của nhân viên bảo dưỡng tàu bay, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức bảo dưỡng trên thực tế không đúng với mô hình nêu trong tài liệu điều hành bảo dưỡng (MMOE).
Jetstar Pacific đã không lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch về nhân sự bảo dưỡng theo quy định. Hậu quả, từ tháng 1/2009 đến nay, hãng đã phải thực hiện nhiều nhân nhượng nhằm kéo dài thời hạn bảo dưỡng, mặc dù việc cấp nhân nhượng không nằm ngoài phạm vi được ủy quyền do thiếu nhân lực.
Về nhà xưởng, hãng không bảo đảm được đầy đủ các điều kiện theo quy định, như các kho bảo quản thiết bị, dụng cụ quá chật, xưởng bảo dưỡng bánh xe cụm phanh quá nóng; kho hóa chất được để ở phòng riêng nhưng chung với lốp tàu bay, tường bị mối xông rất nhiều, không có hệ thống chữa cháy; bình ắc quy được bảo quản trong kho thiết bị.
Đối với việc quản lý, cung ứng và xuất nhập thiết bị, vật tư, phụ tùng tàu bay, lỗi lớn nhất của Jetstar Pacific này là không lập kế hoạch và đánh giá về thiết bị, vật tư bảo dưỡng theo quy định.
Lỗi thuộc về cán bộ chủ chốt
Cục Hàng không Việt Nam kết luận, các cán bộ chủ chốt của Jetstar Pacific phải chịu trách nhiệm chính về lỗi hệ thống này. Văn bản nêu rõ, nhiều thợ kỹ thuật, phi công có lỗi như không ghi nhật ký, thực hiện những lỗi bảo dưỡng. Tuy nhiên, những lỗi đó trước hết là do hệ thống bị lỗi, sự điều hành của cán bộ chủ chốt mắc lỗi.
Vì thế, Cục Hàng không Việt Nam quyết định thu hồi năng định mức A của chứng chỉ phê chuẩn bảo dưỡng tàu bay của Jetstar Pacific ; hủy bỏ phê chuẩn chức danh trong tổ chức điều hành bảo dưỡng của Jetstar Pacific (trong MMOE) đối với ông Lương Hoài Nam, nguyên Tổng giám đốc Jetstar Pacific ; ông Atanas Stankov - Trưởng phòng chất lượng kỹ thuật và ông David Andrew - Trưởng phòng bảo dưỡng; thu hồi công nhận chứng chỉ thợ kỹ thuật đối với ông John Louis Korgul.
Cơ quan này yêu cầu Jetstar Pacific triển khai toàn diện việc tuân thủ các quy định của văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng tàu bay; xây dựng lại hệ thống giám sát bảo đảm chất lượng nhằm kiểm soát có hiệu quả hoạt động của Jetstar Pacific nói chung và của tổ chức bảo dưỡng tàu bay nói riêng; rà soát, sửa đổi, trình phê duyệt lại MMOE.
Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu Jetstar Pacific phải sắp xếp, tổ chức lại bộ máy đảm bảo quyền kiểm soát hữu hiệu của phía Việt Nam; rà soát và xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan trong bộ máy tổ chức khai thác và bảo dưỡng tàu bay của Jetstar Pacific; chấn chỉnh và quán triệt đến các cán bộ, nhân viên về trách nhiệm ghi nhật ký kỹ thuật (techlog) và chế độ báo cáo trong hoạt động bảo dưỡng tàu bay.
Tổng giám đốc Jetstar Pacific có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 20/2/2010.
Theo đó, mặc dù việc bảo đảm kỹ thuật đối với tàu bay khai thác vẫn chịu sự giám sát thường xuyên của Cục Hàng không Việt Nam, không có sự cố nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp an toàn bay nào xảy ra, tuy nhiên Jetstar Pacific đã có nhiều lỗi vi phạm trong tổ chức bảo dưỡng tàu bay, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn bay.
Văn bản kết luận của Cục Hàng không Việt Nam cũng nêu rõ, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với ông Bernard John Louis Korgul McCune, Kỹ sư trưởng của Jetstar Pacific, người đã gửi đơn tố cáo, là không đủ căn cứ pháp lý.
Cố tình giấu lỗi
Jetstar Pacific được cấp Chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng tàu bay theo Quy chế hàng không VAR-145 từ tháng 4/2006.
Tuy nhiên Jetstar Pacific là đã xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng rất kém, để xảy ra nhiều sai phạm trong quy trình bảo dưỡng. Đa số các cán bộ có chức danh trong sơ đồ tổ chức bảo dưỡng đều có sai phạm.
Những lỗi vi phạm nghiêm trọng nhất của công tác bảo dưỡng bao gồm: thực hiện bảo dưỡng không đúng theo tài liệu bảo dưỡng, hoặc quy trình đã được Cục phê chuẩn trong khoảng thời gian dài. Trưởng phòng chất lượng kỹ thuật đã phê chuẩn điều chỉnh thời hạn bảo dưỡng đối với công việc bảo dưỡng không được phép trì hoãn (1 lần).
Đồng thời nhân viên kỹ thuật đã cố tình che giấu hỏng hóc; cấp chứng chỉ cho nhân viên mức A được phép trì hoãn các hỏng hóc mà chưa được huấn luyện phù hợp.
Nhiều hỏng hóc được phát hiện, nhưng không được ghi lại trong hồ sơ bảo dưỡng; phi công xóa hoặc xác nhận “ghi nhầm” hỏng hóc có thật tại các sân bay không có thợ máy kỹ thuật đủ thẩm quyền sửa chữa hỏng hóc; có trường hợp phi công chuyến bay không ghi lại sự bất thường khi hạ cánh vào nhật ký kỹ thuật; có sự cố không được báo cáo theo quy định.
Trong việc tổ chức bộ máy, nhà xưởng bảo dưỡng tàu bay, thiết bị của tàu bay; giấy phép, chứng chỉ của nhân viên bảo dưỡng tàu bay, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức bảo dưỡng trên thực tế không đúng với mô hình nêu trong tài liệu điều hành bảo dưỡng (MMOE).
Jetstar Pacific đã không lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch về nhân sự bảo dưỡng theo quy định. Hậu quả, từ tháng 1/2009 đến nay, hãng đã phải thực hiện nhiều nhân nhượng nhằm kéo dài thời hạn bảo dưỡng, mặc dù việc cấp nhân nhượng không nằm ngoài phạm vi được ủy quyền do thiếu nhân lực.
Về nhà xưởng, hãng không bảo đảm được đầy đủ các điều kiện theo quy định, như các kho bảo quản thiết bị, dụng cụ quá chật, xưởng bảo dưỡng bánh xe cụm phanh quá nóng; kho hóa chất được để ở phòng riêng nhưng chung với lốp tàu bay, tường bị mối xông rất nhiều, không có hệ thống chữa cháy; bình ắc quy được bảo quản trong kho thiết bị.
Đối với việc quản lý, cung ứng và xuất nhập thiết bị, vật tư, phụ tùng tàu bay, lỗi lớn nhất của Jetstar Pacific này là không lập kế hoạch và đánh giá về thiết bị, vật tư bảo dưỡng theo quy định.
Lỗi thuộc về cán bộ chủ chốt
Cục Hàng không Việt Nam kết luận, các cán bộ chủ chốt của Jetstar Pacific phải chịu trách nhiệm chính về lỗi hệ thống này. Văn bản nêu rõ, nhiều thợ kỹ thuật, phi công có lỗi như không ghi nhật ký, thực hiện những lỗi bảo dưỡng. Tuy nhiên, những lỗi đó trước hết là do hệ thống bị lỗi, sự điều hành của cán bộ chủ chốt mắc lỗi.
Vì thế, Cục Hàng không Việt Nam quyết định thu hồi năng định mức A của chứng chỉ phê chuẩn bảo dưỡng tàu bay của Jetstar Pacific ; hủy bỏ phê chuẩn chức danh trong tổ chức điều hành bảo dưỡng của Jetstar Pacific (trong MMOE) đối với ông Lương Hoài Nam, nguyên Tổng giám đốc Jetstar Pacific ; ông Atanas Stankov - Trưởng phòng chất lượng kỹ thuật và ông David Andrew - Trưởng phòng bảo dưỡng; thu hồi công nhận chứng chỉ thợ kỹ thuật đối với ông John Louis Korgul.
Cơ quan này yêu cầu Jetstar Pacific triển khai toàn diện việc tuân thủ các quy định của văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng tàu bay; xây dựng lại hệ thống giám sát bảo đảm chất lượng nhằm kiểm soát có hiệu quả hoạt động của Jetstar Pacific nói chung và của tổ chức bảo dưỡng tàu bay nói riêng; rà soát, sửa đổi, trình phê duyệt lại MMOE.
Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu Jetstar Pacific phải sắp xếp, tổ chức lại bộ máy đảm bảo quyền kiểm soát hữu hiệu của phía Việt Nam; rà soát và xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan trong bộ máy tổ chức khai thác và bảo dưỡng tàu bay của Jetstar Pacific; chấn chỉnh và quán triệt đến các cán bộ, nhân viên về trách nhiệm ghi nhật ký kỹ thuật (techlog) và chế độ báo cáo trong hoạt động bảo dưỡng tàu bay.
Tổng giám đốc Jetstar Pacific có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 20/2/2010.