Vụ Jetstar Pacific: Nếu đúng như đơn tố cáo, sẽ đình chỉ bay
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng nói về việc thanh tra hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific
Liên quan đến thông tin không thống nhất về kết quả thanh tra sự việc hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific bị “tố” đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, an toàn trước khi bay, sáng 12/11, bên lề cuộc họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định chưa có kết quả thanh tra.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, hai kỹ sư người nước ngoài đã làm việc ở Jetstar Pacific cho rằng hãng hàng không này đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, độ an toàn trước khi máy bay cất cánh. Vấn đề bảo dưỡng máy bay của hãng bị tác động bởi yếu tố chi phí hơn là tính an toàn và độ tin cậy.
"Bộ cũng bất ngờ trước thông tin từ đơn tố cáo này, vì quá trình thanh tra định kỳ không phát hiện được những hành vi như đơn tố cáo đã nêu", ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, nếu kết quả thanh tra đúng như nội dung tố cáo thì sẽ xử lý theo đúng luật, sẽ đình chỉ bay và cũng phải xem xét người thừa hành công việc thanh tra.
Trả lời câu hỏi liên quan đến điều kiện bảo dưỡng máy bay của Jetstar Pacific, Bộ trưởng Dũng quả quyết: "Nếu hỏng hóc, không đảm bảo an toàn thì xin anh đừng có bay, không thể viện bất cứ lý do nào để không đảm bảo an toàn".
Bộ trưởng cũng giải thích, không phải hãng hàng không nào được cấp phép bay cũng có thể có xưởng sữa chữa của mình, phải sử dụng kết cấu hạ tầng của sân bay hoặc đưa ra nước ngoài sửa chữa.
“Nếu để hỏng nặng như đơn tố cáo là vi phạm kỹ thuật an toàn không thể chấp nhận được”, Bộ trưởng khẳng định.
Về thông tin Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép được thông báo thu hồi quyền vận chuyển hàng không đã cấp cho hãng hàng không Indochina Airlines (ICA) từ ngày 1/1/2010, do ICA đang trong tình trạng tài chính không lành mạnh, Bộ trưởng cho biết Bộ đang xem xét, chưa đưa ra quyết định cụ thể.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, hai kỹ sư người nước ngoài đã làm việc ở Jetstar Pacific cho rằng hãng hàng không này đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, độ an toàn trước khi máy bay cất cánh. Vấn đề bảo dưỡng máy bay của hãng bị tác động bởi yếu tố chi phí hơn là tính an toàn và độ tin cậy.
"Bộ cũng bất ngờ trước thông tin từ đơn tố cáo này, vì quá trình thanh tra định kỳ không phát hiện được những hành vi như đơn tố cáo đã nêu", ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, nếu kết quả thanh tra đúng như nội dung tố cáo thì sẽ xử lý theo đúng luật, sẽ đình chỉ bay và cũng phải xem xét người thừa hành công việc thanh tra.
Trả lời câu hỏi liên quan đến điều kiện bảo dưỡng máy bay của Jetstar Pacific, Bộ trưởng Dũng quả quyết: "Nếu hỏng hóc, không đảm bảo an toàn thì xin anh đừng có bay, không thể viện bất cứ lý do nào để không đảm bảo an toàn".
Bộ trưởng cũng giải thích, không phải hãng hàng không nào được cấp phép bay cũng có thể có xưởng sữa chữa của mình, phải sử dụng kết cấu hạ tầng của sân bay hoặc đưa ra nước ngoài sửa chữa.
“Nếu để hỏng nặng như đơn tố cáo là vi phạm kỹ thuật an toàn không thể chấp nhận được”, Bộ trưởng khẳng định.
Về thông tin Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép được thông báo thu hồi quyền vận chuyển hàng không đã cấp cho hãng hàng không Indochina Airlines (ICA) từ ngày 1/1/2010, do ICA đang trong tình trạng tài chính không lành mạnh, Bộ trưởng cho biết Bộ đang xem xét, chưa đưa ra quyết định cụ thể.