“Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bauxite”
Đã có một số điểm mới về chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 12 so với dự kiến ban đầu
Tại cuộc họp báo chiều 18/5, Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa
12 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tại Hội trường Bộ Quốc phòng.
Trả lời câu hỏi của báo chí xung quanh việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Chủ nhiệm Trần Đình Đàn nói, phân vùng để quy hoạch khai thác bauxite là nhất quán về chủ trương từ Đại hội 9 và Đại hội 10 của Đảng.
Theo ông Đàn, "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này", và đã giao các ủy ban thẩm tra báo cáo, đánh giá hiệu quả kinh tế, về môi trường, khoa học. Các cơ quan Quốc hội phải có trách nhiệm giám sát.
Nội dung trả lời của ông Trần Đình Đàn khẳng định cử tri cũng rất quan tâm đến vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhất là vấn đề giải quyết môi trường. Nhiều cán bộ lão thành, nhân dân cả nước quan tâm đề cập vấn đề này với Quốc hội.
"Nguồn tài nguyên bauxite là một tài sản dưới lòng đất, vùng đất này rất khó khăn. Nếu khai thác được thì rất tốt cho cả nền kinh tế, để phát triển công nghiệp nói chung và dự án cũng sẽ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống người dân", ông Đàn nói.
Còn về vấn đề sử dụng lao động, ông Đàn khẳng định “việc tuyển lao động nước ngoài, chúng ta chỉ dùng lao động kỹ thuật”.
Trả lời câu hỏi trong trường hợp khi Chính phủ báo cáo, các đại biểu Quốc hội không đồng ý với dự án này thì phương án xử lý tiếp theo sẽ như thế nào, ông Đàn nói “chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ. Về việc làm như thế nào, triển khai thế nào, dự án nào cần làm, quy hoạch thế nào là trách nhiệm của cơ quan hành pháp là Chính phủ”.
Sẽ xem xét sửa ba luật thuế
Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, kỳ họp này sẽ xem xét một dự án luật mới là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến việc sửa ba luật thuế: Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế... Đây là nền tảng để xem xét việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt mục tiêu kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước đó, ngày 12/5, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 20, Chính phủ đã đề xuất bổ sung các ưu đãi về thuế, như: xếp các dịch vụ cho sinh viên, người lao động trong khu công nghiệp thuê, nhà ở bán cho người có thu nhập thấp vào nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng mức thấp nhất là 5%; bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi miễn giảm thuế bằng với thời gian miễn giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới trên cùng địa bàn.
Chính phủ đề nghị nâng thời hạn quyết toán thuế lên 180 ngày đối với tập đoàn, tổng công ty lớn hạch toán tập trung. Thời hạn áp dụng quy định này từ kỳ quyết toán thuế năm 2008, đồng thời xóa, giãn tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế đối với các trường hợp có khó khăn khách quan. Bởi, hiện có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính còn nợ thuế trước 1/7/2007 và nhiều doah nghiệp đã bị tính phạt chậm nộp nhưng không có khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, nội dung này chưa được đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chiều 14/5.
Thông qua 12 dự án luật
Bên cạnh dự án luật liên quan đến việc sửa một số điều của ba luật thuế, trong khoảng một tháng làm việc, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến về 5 dự án luật khác; xem xét Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và thông qua Nghị quyết về vấn đề này.
Các dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua bao gồm Luật Quản lý nợ công; Luật Lý lịch tư pháp; Luật Bồi thường Nhà nước; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Cơ yếu; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai.
Báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2008; việc triển khai kế hoạch và tình hình kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trong những tháng đầu năm; quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2007 sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.
Sau khi thảo luận về đề án của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo, Quốc hội sẽ ra một nghị quyết về "cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục"
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Quốc hội sẽ không xem xét dự án đầu tư tại Venezuela của Tập đoàn Dầu khi Việt Nam vì sau khi xem xét, thường trực Quốc hội cho rằng quy mô số tiền đầu tư chưa đến mức phải đưa ra trình Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của báo chí xung quanh việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Chủ nhiệm Trần Đình Đàn nói, phân vùng để quy hoạch khai thác bauxite là nhất quán về chủ trương từ Đại hội 9 và Đại hội 10 của Đảng.
Theo ông Đàn, "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này", và đã giao các ủy ban thẩm tra báo cáo, đánh giá hiệu quả kinh tế, về môi trường, khoa học. Các cơ quan Quốc hội phải có trách nhiệm giám sát.
Nội dung trả lời của ông Trần Đình Đàn khẳng định cử tri cũng rất quan tâm đến vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhất là vấn đề giải quyết môi trường. Nhiều cán bộ lão thành, nhân dân cả nước quan tâm đề cập vấn đề này với Quốc hội.
"Nguồn tài nguyên bauxite là một tài sản dưới lòng đất, vùng đất này rất khó khăn. Nếu khai thác được thì rất tốt cho cả nền kinh tế, để phát triển công nghiệp nói chung và dự án cũng sẽ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống người dân", ông Đàn nói.
Còn về vấn đề sử dụng lao động, ông Đàn khẳng định “việc tuyển lao động nước ngoài, chúng ta chỉ dùng lao động kỹ thuật”.
Trả lời câu hỏi trong trường hợp khi Chính phủ báo cáo, các đại biểu Quốc hội không đồng ý với dự án này thì phương án xử lý tiếp theo sẽ như thế nào, ông Đàn nói “chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ. Về việc làm như thế nào, triển khai thế nào, dự án nào cần làm, quy hoạch thế nào là trách nhiệm của cơ quan hành pháp là Chính phủ”.
Sẽ xem xét sửa ba luật thuế
Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, kỳ họp này sẽ xem xét một dự án luật mới là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến việc sửa ba luật thuế: Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế... Đây là nền tảng để xem xét việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt mục tiêu kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước đó, ngày 12/5, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 20, Chính phủ đã đề xuất bổ sung các ưu đãi về thuế, như: xếp các dịch vụ cho sinh viên, người lao động trong khu công nghiệp thuê, nhà ở bán cho người có thu nhập thấp vào nhóm thuế suất thuế giá trị gia tăng mức thấp nhất là 5%; bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi miễn giảm thuế bằng với thời gian miễn giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới trên cùng địa bàn.
Chính phủ đề nghị nâng thời hạn quyết toán thuế lên 180 ngày đối với tập đoàn, tổng công ty lớn hạch toán tập trung. Thời hạn áp dụng quy định này từ kỳ quyết toán thuế năm 2008, đồng thời xóa, giãn tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế đối với các trường hợp có khó khăn khách quan. Bởi, hiện có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính còn nợ thuế trước 1/7/2007 và nhiều doah nghiệp đã bị tính phạt chậm nộp nhưng không có khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, nội dung này chưa được đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chiều 14/5.
Thông qua 12 dự án luật
Bên cạnh dự án luật liên quan đến việc sửa một số điều của ba luật thuế, trong khoảng một tháng làm việc, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến về 5 dự án luật khác; xem xét Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và thông qua Nghị quyết về vấn đề này.
Các dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua bao gồm Luật Quản lý nợ công; Luật Lý lịch tư pháp; Luật Bồi thường Nhà nước; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Cơ yếu; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai.
Báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2008; việc triển khai kế hoạch và tình hình kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trong những tháng đầu năm; quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2007 sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này.
Sau khi thảo luận về đề án của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo, Quốc hội sẽ ra một nghị quyết về "cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục"
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Quốc hội sẽ không xem xét dự án đầu tư tại Venezuela của Tập đoàn Dầu khi Việt Nam vì sau khi xem xét, thường trực Quốc hội cho rằng quy mô số tiền đầu tư chưa đến mức phải đưa ra trình Quốc hội.