Kỳ họp Quốc hội thứ 5 và những “báo cáo thêm”
Còn nhiều vấn đề gây tranh cãi đang chờ quyết định của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây
Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 khai mạc vào ngày 20 tới đang được khẩn trương tiến hành. Một số tài liệu đã đươc hoàn chỉnh gửi đến các vị đại biểu Quốc hội (kể cả bằng thư điện tử và bằng văn bản giấy).
Đóng góp ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp, một số đoàn đại biểu Quốc hội và cơ quan của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo thêm một số vấn đề đáng quan tâm.
Ba trong số các vấn đề đó là nguồn vốn sử dụng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội (mục tiêu kích cầu) có nguồn gốc ngân sách Nhà nước; việc miễn, giảm, giãn thuế theo quy định của của Luật Thuế thu nhập cá nhân; đề nghị phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ.
Đây cũng là những vấn đề gây nhiều tranh cãi khi thảo luận tại các diễn đàn của Ủy ban Thường vụ và các ủy ban của Quốc hội từ đầu năm đến nay.
Kích cầu: Liên tục “nóng”
Thực hiện kích cầu đầu tư và tiêu dùng được xác định là một trong 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Chỉ hơn nửa tháng sau, ngày 27/12, tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các câu hỏi đã được dồn dập nêu ra để “truy” xem tiền kích cầu lấy ở đâu, có thuộc phạm vi ngân sách Quốc hội đã quyết không, nếu vay thì lấy đâu để trả, trả thế nào, địa chỉ kích cầu cụ thể ra sao...?
Và giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại buổi họp đó đã không làm các đại biểu yên tâm. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý: những khoản chi có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì phải xin ý kiến Quốc hội
Ba tháng sau, tại cuộc họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trả lời chất vấn của đại biểu về việc xin ý kiến Quốc hội về gói kích cầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói "Nếu chủ trương 17.000 tỷ này chúng ta đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén của chương trình chính sách, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi, tình hình kinh tế đã khác rồi chứ không phải như bây giờ".
Ngay lập tức câu trả lời này đã vấp phải phản ứng của một số vị đại biểu Quốc hội.
Rồi, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa mới diễn ra ngày 14 tháng này, chi tiết gói kích cầu lên tới 9 tỷ USD (tức gần 10% GDP) đã được công bố với bản báo cáo tròn 10 trang.
Giám sát vấn đề này, Ủy ban Tài Chính - Ngân sách cho rằng trong gói kích cầu của Chính phủ còn một số khoản thuộc thẩm quyền Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Tạm ứng không hoàn trả được trong năm; chi ngoài dự toán đã được Quốc hội phê chuẩn; các chính sách phát sinh dẫn đến việc ngân sách chịu trách nhiệm phải chi trả như: bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi… đề nghị Chính phủ cần phải xin ý kiến trước khi quyết định
Miễn giảm thuế: vẫn băn khoăn
Bắt đầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận từ cuối năm 2008, cũng tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 27/12, Chính phủ đề nghị xem xét, quyết định việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng hỗ trợ cho một số đối tượng nộp thuế đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận, từ ngày 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn được thực hiện bình thường. Vì Ủy ban không có thẩm quyền sửa luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển “hiến kế”: có thể cho giãn nộp thuế trong vòng 6 tháng, đến kỳ họp thứ 5 sẽ trình Quốc hội. Nếu Quốc hội đồng ý miễn thì sẽ miễn luôn cho tất cả chứ không chỉ cho một số đối tượng như đề nghị của Chính phủ.
Ngày 6/2, Bộ Tài chính chính thức ban hành văn bản giãn thuế thu nhập cá nhân đến hết tháng 5/2009. Theo tính toán của bộ này thì số thuế thu nhập cá nhân được tạm giãn trong 5 tháng đầu năm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Gần đây nhất, ngày 12/5, Chính phủ đề xuất phương án mới, miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã được giãn trong 6 tháng đầu năm 2009.
Từ ngày 1/7/2009 thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2010 đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn và giảm thuế cho một số đối tượng khác.
Phương án này chưa thuyết phục được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi ủy ban này cho rằng, việc giảm thuế thu nhập cá nhân chỉ có lợi cho người có thu nhập cao. Trong khi đó, mục đích của Chính phủ là giải quyết khó khăn cho người có thu nhập thấp.
Và như vậy, việc miễn giảm có được chấp thuận hay không, đối tượng nào được miễn, giảm, giãn, cụ thể mức bao nhiêu, thời gian bao lâu vẫn phải chờ Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Bổ sung trái phiếu Chính phủ: Quá nhiều lo lắng
Không dừng lại ở 11.500 tỷ như con số đề nghị hồi tháng 2 năm nay, Chính phủ dự định sẽ đề nghị Quốc hội cho phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong năm 2009.
Đây cũng là con số được Ủy ban Tài chính – Ngân sách gợi ý ngay từ khi Chính phủ mới chỉ đề nghị bổ sung 11.500 tỷ đồng.
Như vậy, so với các năm trước, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 tăng rất cao, với tổng số vốn là 63.700 tỷ đồng bao gồm kế hoạch năm 2009 đã được Quốc hội phê duyệt 36.000 tỷ đồng, 7.700 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2008 chưa giải ngân hết và 20.000 tỷ đồng dự kiến bổ sung trong năm 2009.
Ngay khi đề nghị đầu tiên của Chính phủ được đưa ra tại cuộc họp ngày 26/2, một số vị Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiên quyết sẽ “không bỏ phiếu thuận” cho đề nghị bổ sung này vì lo tái lạm phát, lo lãng phí, lo hấp thụ không hết, lo trả nợ, lo ném tiền vào thùng rỗng, lo có lỗi với dân…
Một trong những lo ngại liên quan đến lý do mà Chính phủ đưa ra khi đề nghị tăng 11.500 tỷ là để “thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư năm 2009” bởi còn chưa biết kích cầu vào mục tiêu gì, theo nguyên tắc nào và hiệu quả ra sao.
Lần này, mục tiêu bổ sung đến 20.000 tỷ đồng theo Chính phủ là nhằm bổ sung thêm nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy nhanh tiến độ đầu tư sớm đưa công trình vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
Từ đó góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh phát triển. Đồng thời việc bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cũng sẽ góp phần khắc phục tình trạng ứ đọng vật liệu và thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng phát triển.
Đáng chú ý là một phần trong nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung này sẽ dành đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên. Dự kiến trong 2 năm 2009-2010 bảo đảm 40% số sinh viên được ở trong ký túc xá.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng quy mô của dự án này là rất lớn, cần phải được xây dựng chi tiết và trình Quốc hội quyết định.
Theo một số ý kiến khác thì việc xây dựng nhà ở cho sinh viên cần được xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần vốn, giảm tiền thuê đất, giảm thuế..thì mới hiệu quả.
Rút kinh nghiệm từ “lời phê” của một số vị đại biểu “xin tăng vốn mà không thấy giải pháp”, tại báo cáo lần này Chính phủ đã trình bày 6 giải pháp để quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Một trong số 6 giải pháp đó là tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, bảo đảm việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả.
Dự kiến đề nghị này của Chính phủ sẽ được Quốc hội xem xét, đưa ra quyết định vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 5, cùng với vấn đề miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.
Đóng góp ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp, một số đoàn đại biểu Quốc hội và cơ quan của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo thêm một số vấn đề đáng quan tâm.
Ba trong số các vấn đề đó là nguồn vốn sử dụng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội (mục tiêu kích cầu) có nguồn gốc ngân sách Nhà nước; việc miễn, giảm, giãn thuế theo quy định của của Luật Thuế thu nhập cá nhân; đề nghị phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ.
Đây cũng là những vấn đề gây nhiều tranh cãi khi thảo luận tại các diễn đàn của Ủy ban Thường vụ và các ủy ban của Quốc hội từ đầu năm đến nay.
Kích cầu: Liên tục “nóng”
Thực hiện kích cầu đầu tư và tiêu dùng được xác định là một trong 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Chỉ hơn nửa tháng sau, ngày 27/12, tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các câu hỏi đã được dồn dập nêu ra để “truy” xem tiền kích cầu lấy ở đâu, có thuộc phạm vi ngân sách Quốc hội đã quyết không, nếu vay thì lấy đâu để trả, trả thế nào, địa chỉ kích cầu cụ thể ra sao...?
Và giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại buổi họp đó đã không làm các đại biểu yên tâm. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý: những khoản chi có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì phải xin ý kiến Quốc hội
Ba tháng sau, tại cuộc họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trả lời chất vấn của đại biểu về việc xin ý kiến Quốc hội về gói kích cầu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói "Nếu chủ trương 17.000 tỷ này chúng ta đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén của chương trình chính sách, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi, tình hình kinh tế đã khác rồi chứ không phải như bây giờ".
Ngay lập tức câu trả lời này đã vấp phải phản ứng của một số vị đại biểu Quốc hội.
Rồi, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa mới diễn ra ngày 14 tháng này, chi tiết gói kích cầu lên tới 9 tỷ USD (tức gần 10% GDP) đã được công bố với bản báo cáo tròn 10 trang.
Giám sát vấn đề này, Ủy ban Tài Chính - Ngân sách cho rằng trong gói kích cầu của Chính phủ còn một số khoản thuộc thẩm quyền Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Tạm ứng không hoàn trả được trong năm; chi ngoài dự toán đã được Quốc hội phê chuẩn; các chính sách phát sinh dẫn đến việc ngân sách chịu trách nhiệm phải chi trả như: bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi… đề nghị Chính phủ cần phải xin ý kiến trước khi quyết định
Miễn giảm thuế: vẫn băn khoăn
Bắt đầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận từ cuối năm 2008, cũng tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 27/12, Chính phủ đề nghị xem xét, quyết định việc triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng hỗ trợ cho một số đối tượng nộp thuế đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận, từ ngày 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn được thực hiện bình thường. Vì Ủy ban không có thẩm quyền sửa luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển “hiến kế”: có thể cho giãn nộp thuế trong vòng 6 tháng, đến kỳ họp thứ 5 sẽ trình Quốc hội. Nếu Quốc hội đồng ý miễn thì sẽ miễn luôn cho tất cả chứ không chỉ cho một số đối tượng như đề nghị của Chính phủ.
Ngày 6/2, Bộ Tài chính chính thức ban hành văn bản giãn thuế thu nhập cá nhân đến hết tháng 5/2009. Theo tính toán của bộ này thì số thuế thu nhập cá nhân được tạm giãn trong 5 tháng đầu năm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Gần đây nhất, ngày 12/5, Chính phủ đề xuất phương án mới, miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã được giãn trong 6 tháng đầu năm 2009.
Từ ngày 1/7/2009 thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2010 đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn và giảm thuế cho một số đối tượng khác.
Phương án này chưa thuyết phục được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi ủy ban này cho rằng, việc giảm thuế thu nhập cá nhân chỉ có lợi cho người có thu nhập cao. Trong khi đó, mục đích của Chính phủ là giải quyết khó khăn cho người có thu nhập thấp.
Và như vậy, việc miễn giảm có được chấp thuận hay không, đối tượng nào được miễn, giảm, giãn, cụ thể mức bao nhiêu, thời gian bao lâu vẫn phải chờ Quốc hội quyết định, tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
Bổ sung trái phiếu Chính phủ: Quá nhiều lo lắng
Không dừng lại ở 11.500 tỷ như con số đề nghị hồi tháng 2 năm nay, Chính phủ dự định sẽ đề nghị Quốc hội cho phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ trong năm 2009.
Đây cũng là con số được Ủy ban Tài chính – Ngân sách gợi ý ngay từ khi Chính phủ mới chỉ đề nghị bổ sung 11.500 tỷ đồng.
Như vậy, so với các năm trước, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 tăng rất cao, với tổng số vốn là 63.700 tỷ đồng bao gồm kế hoạch năm 2009 đã được Quốc hội phê duyệt 36.000 tỷ đồng, 7.700 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2008 chưa giải ngân hết và 20.000 tỷ đồng dự kiến bổ sung trong năm 2009.
Ngay khi đề nghị đầu tiên của Chính phủ được đưa ra tại cuộc họp ngày 26/2, một số vị Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiên quyết sẽ “không bỏ phiếu thuận” cho đề nghị bổ sung này vì lo tái lạm phát, lo lãng phí, lo hấp thụ không hết, lo trả nợ, lo ném tiền vào thùng rỗng, lo có lỗi với dân…
Một trong những lo ngại liên quan đến lý do mà Chính phủ đưa ra khi đề nghị tăng 11.500 tỷ là để “thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư năm 2009” bởi còn chưa biết kích cầu vào mục tiêu gì, theo nguyên tắc nào và hiệu quả ra sao.
Lần này, mục tiêu bổ sung đến 20.000 tỷ đồng theo Chính phủ là nhằm bổ sung thêm nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy nhanh tiến độ đầu tư sớm đưa công trình vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
Từ đó góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh phát triển. Đồng thời việc bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cũng sẽ góp phần khắc phục tình trạng ứ đọng vật liệu và thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng phát triển.
Đáng chú ý là một phần trong nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung này sẽ dành đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên. Dự kiến trong 2 năm 2009-2010 bảo đảm 40% số sinh viên được ở trong ký túc xá.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng quy mô của dự án này là rất lớn, cần phải được xây dựng chi tiết và trình Quốc hội quyết định.
Theo một số ý kiến khác thì việc xây dựng nhà ở cho sinh viên cần được xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần vốn, giảm tiền thuê đất, giảm thuế..thì mới hiệu quả.
Rút kinh nghiệm từ “lời phê” của một số vị đại biểu “xin tăng vốn mà không thấy giải pháp”, tại báo cáo lần này Chính phủ đã trình bày 6 giải pháp để quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Một trong số 6 giải pháp đó là tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, bảo đảm việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả.
Dự kiến đề nghị này của Chính phủ sẽ được Quốc hội xem xét, đưa ra quyết định vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 5, cùng với vấn đề miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.