Quỹ bình ổn “rỗng”: Giá xăng dầu được tăng không biên độ
Khi Quỹ bình ổn giá không có nguồn lực, doanh nghiệp được đề xuất tăng giá bán xăng dầu theo mức tăng của mặt hàng này trên thế giới
Khi Quỹ bình ổn giá không có nguồn lực, doanh nghiệp được đề xuất tăng giá bán xăng dầu theo mức tăng của mặt hàng này trên thế giới.
Đó là điểm mới trong Thông tư số 159 vừa được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Cụ thể, trong trường hợp Quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết, không còn số dư hoặc Quỹ bình ổn giá chưa đủ nguồn lực tài chính để bình ổn giá, mà giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới vẫn biến động mạnh, làm cho giá vốn của doanh nghiệp cao hơn giá bán trong nước hiện hành, thì doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán lẻ phù hợp với sự biến động của giá vốn xăng dầu thành phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, trước khi tăng, doanh nghiệp phải trình phương án giá lên Liên bộ Tài chính - Công Thương.
Trường hợp Quỹ bình ổn giá có đủ nguồn lực tài chính, giá xăng dầu thế giới tăng cao làm giá vốn cao hơn giá bán hiện hành 500 đồng/lít (kg), các doanh nghiệp vẫn giữ ổn định giá bán trong thời gian bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu (20 ngày). Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ ổn định giá bán sẽ được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.
Trong các chu kỳ của khoảng thời gian dự trữ lưu thông tiếp theo, nếu giá vốn bán lẻ cơ sở tiếp tục tăng vượt quá 500 đồng/lít (kg) so với giá bán, các doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định. Nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg). Khoản chênh lệch lỗ phát sinh được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.
Khi giá xăng dầu thế giới bình quân trong thời gian dự trữ lưu thông xăng dầu trong nước giảm, làm cho giá vốn bán lẻ cơ sở giảm hơn so với giá bán lẻ trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít (kg) của từng loại xăng dầu, doanh nghiệp được tiếp tục giữ ổn định giá bán hiện hành.
Sau thời gian 20 ngày, nếu giá vốn bán lẻ cơ sở của từng loại xăng, dầu tiếp tục giảm trên 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp được chủ động thực hiện giảm giá nhiều lần, mức độ giảm giá không hạn chế.
Thông tư mới này cũng đã công khai công thức tính giá xăng dầu. Theo đó, giá bán lẻ trong nước sẽ được căn cứ vào giá dầu thô, dầu thành phẩm tại thị trường Singapore, tỷ giá, phí xăng dầu 400 - 600 đồng/lít (kg), lợi nhuận tối đa cho mỗi lít/kg xăng dầu là 300 đồng, thuế VAT, các loại thuế theo quy định của pháp luật...
Còn Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá vốn bán lẻ cơ sở là 500 đồng/lít (kg) và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành để hình thành giá vốn bán lẻ xăng, dầu của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào diễn biến của giá thị trường thế giới, Tổ giám sát liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ thông báo cụ thể mức trích và thời gian trích Quỹ bình ổn giá với mức thấp hơn, hoặc cao hơn quy định trên, hoặc tạm thời chưa trích Quỹ bình ổn giá cho phù hợp với tình hình thị trường sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo liên Bộ Tài chính - Công Thương.
Đó là điểm mới trong Thông tư số 159 vừa được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Cụ thể, trong trường hợp Quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết, không còn số dư hoặc Quỹ bình ổn giá chưa đủ nguồn lực tài chính để bình ổn giá, mà giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới vẫn biến động mạnh, làm cho giá vốn của doanh nghiệp cao hơn giá bán trong nước hiện hành, thì doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán lẻ phù hợp với sự biến động của giá vốn xăng dầu thành phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, trước khi tăng, doanh nghiệp phải trình phương án giá lên Liên bộ Tài chính - Công Thương.
Trường hợp Quỹ bình ổn giá có đủ nguồn lực tài chính, giá xăng dầu thế giới tăng cao làm giá vốn cao hơn giá bán hiện hành 500 đồng/lít (kg), các doanh nghiệp vẫn giữ ổn định giá bán trong thời gian bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu (20 ngày). Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ ổn định giá bán sẽ được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.
Trong các chu kỳ của khoảng thời gian dự trữ lưu thông tiếp theo, nếu giá vốn bán lẻ cơ sở tiếp tục tăng vượt quá 500 đồng/lít (kg) so với giá bán, các doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định. Nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg). Khoản chênh lệch lỗ phát sinh được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.
Khi giá xăng dầu thế giới bình quân trong thời gian dự trữ lưu thông xăng dầu trong nước giảm, làm cho giá vốn bán lẻ cơ sở giảm hơn so với giá bán lẻ trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít (kg) của từng loại xăng dầu, doanh nghiệp được tiếp tục giữ ổn định giá bán hiện hành.
Sau thời gian 20 ngày, nếu giá vốn bán lẻ cơ sở của từng loại xăng, dầu tiếp tục giảm trên 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp được chủ động thực hiện giảm giá nhiều lần, mức độ giảm giá không hạn chế.
Thông tư mới này cũng đã công khai công thức tính giá xăng dầu. Theo đó, giá bán lẻ trong nước sẽ được căn cứ vào giá dầu thô, dầu thành phẩm tại thị trường Singapore, tỷ giá, phí xăng dầu 400 - 600 đồng/lít (kg), lợi nhuận tối đa cho mỗi lít/kg xăng dầu là 300 đồng, thuế VAT, các loại thuế theo quy định của pháp luật...
Còn Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá vốn bán lẻ cơ sở là 500 đồng/lít (kg) và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành để hình thành giá vốn bán lẻ xăng, dầu của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào diễn biến của giá thị trường thế giới, Tổ giám sát liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ thông báo cụ thể mức trích và thời gian trích Quỹ bình ổn giá với mức thấp hơn, hoặc cao hơn quy định trên, hoặc tạm thời chưa trích Quỹ bình ổn giá cho phù hợp với tình hình thị trường sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo liên Bộ Tài chính - Công Thương.