Cơ chế giá xăng dầu: Mâu thuẫn giữa quy định và thực tế
Khi doanh nghiệp được quyền định giá, điều dễ hiểu là lợi ích của người tiêu dùng sẽ được cắt xén đến mức thấp nhất có thể
Để doanh nghiệp tiếp tục định giá khi một đầu mối nắm giữ 60% thị phần hay lại đặt xăng dầu dưới quyền kiểm soát của Nhà nước là câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng trong nghị định sửa đổi đang được Bộ Công thương và Bộ Tài chính triển khai.
Qua hai năm thực hiện, Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ những mâu thuẫn. Điểm khó khăn nhất trong công tác điều hành giá xăng dầu vẫn là việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp - Nhà nước -người tiêu dùng.
Doanh nghiệp đăng ký giá, lợi ích người tiêu dùng ở đâu?
Theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP, giá bán xăng dầu được áp dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có thể hiểu, cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay đã phần nào theo cơ chế thị trường mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng từ việc kiểm soát của Nhà nước. Do đó, GS. Ngô Trí Long có ý kiến rằng cách thức điều hành giá xăng dầu mang tính nửa vời. Bởi vì, thị phần phân phối của mặt hàng xăng dầu hiện nay chưa theo cơ chế thị trường khi Petrolimex chiếm lĩnh trên 60% thị phần và 10 doanh nghiệp khác chia nhau “miếng bánh” còn lại. Có thể khẳng định, Petrolimex hiện đang ở vị thế độc quyền. Và trong cơ chế thị trường, cách thức quản lý để doanh nghiệp định giá đối với mặt hàng đang có tình trạng độc quyền là không hợp lý.
Nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy khi doanh nghiệp được quyền định giá, điều dễ hiểu là lợi ích của người tiêu dùng sẽ được cắt xén đến mức thấp nhất có thể. Do đó, điều dễ hiểu là khi giá xăng dầu trên thế giới tăng, doanh nghiệp đòi tăng ngay nhưng khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp thì doanh nghiệp chỉ giảm giá ở mức nhỏ giọt, điều vốn gây bất bình cho người tiêu dùng trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, để giải thích về sự điều hành giá xăng dầu trong điều kiện “hỗ trợ” cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng đưa ra so sánh giá xăng dầu của Việt Nam với giá xăng dầu của các nước trong khu vực. Theo đó, giá xăng Việt Nam gần xấp xỉ với Trung Quốc và thấp hơn một số nước trong khu vực từ 924 đồng/lít đến 6.473 đồng/lít.
Tuy nhiên, ngày 7/7, giá xăng kỳ hạn giao tháng 8 tại thị trường Mỹ chỉ ở mức 1,7328 USD/gallon, tương đương 8.200 đồng/lít. Ngày 29/6 - thời điểm trước khi có quyết định tăng giá xăng 700 đồng/lít - giá xăng này chỉ ở mức 1,9358 USD/gallon, tương đương 11.480 đồng/lít. Trước đó, có ý kiến giải thích rằng giá xăng dầu trong nước nên ở mức tương đồng với các nước trong khu vực nhằm tránh tình trạng chảy lậu xăng dầu sang nước khác. Đây là cách chống chuyển lậu xăng dầu ra nước ngoài không hợp lý vì đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng không bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, khi xây dựng nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu cũng cần tính đến việc có nên đưa giá bán xăng dầu thành công cụ chống chuyển lậu không.
Nhất quán trong quy định, mở rộng cạnh tranh
Một mâu thuẫn khác trong quy định hiện nay đó là mức tăng giá xăng hai lần gần đây nhất 1.000 đồng/lít và 700 đồng/lít đã vượt quá mức tăng giá cho phép theo quy định của Thông tư 56/2009/TT-BTC về quỹ bình ổn xăng dầu. Về vấn đề này, Bộ Tài chính giải thích: “Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá không quá 500 đồng/lít, kg là trong điều kiện giá thị trường thế giới diễn biến bình thường, không có biến động lớn và trong điều kiện điều hành giá gắn liền với hoạt động của Quỹ bình ổn giá.
Có nghĩa là khi Quỹ bình ổn giá đã có nguồn lực (số dư lớn), giá thị trường thế giới biến động tăng làm cho giá vốn bán lẻ trong nước tăng vượt quá 500 đồng/lít, kg so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp được điều chỉnh giá tăng 500 đồng/lít, kg phần tăng vượt trên 500 đồng/lít,kg được trích Quỹ bình ổn giá để bù đắp”. Cách lý giải này đồng nghĩa với việc Quỹ bình ổn hoàn toàn vô hiệu. Do đó, sửa đổi Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu cũng cần tính đến những điểm hạn chế cần thay đổi của Thông tư 56 về Quỹ bình ổn.
Trả lời báo chí về việc này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, để minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 56 cho phù hợp với thực tiễn. Theo ông Thỏa có hai điểm nên sửa trong thông tư này. Thứ nhất nên sửa là “Trong trường hợp quỹ bình ổn giá đã có nguồn lực, thì cho phépdoanh nghiệp được điều chỉnh tối đa 500 đồng/lít, kg/lần điều chỉnh. Khoản lỗ cao hơn thì doanh nghiệp trích quỹ bình ổn giá để bù đắp”.
Điểm thứ hai là “Trong trường hợp số dư của quỹ bình ổn giá đã hết hoặc quỹ bình ổn giá chưa có nguồn lực, mà giá xăng dầu trên thị trường biến động mạnh tới giá xăng dầu trong nước thì doanh nghiệp điều chỉnh giá để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”.
Vấn đề cuối cùng là, nếu chỉ có 11 doanh nghiệp đầu mối tham gia được thị trường xăng dầu với thị phần vẫn giữ như hiện nay, thì tính cạnh tranh sẽ suy giảm. Nhiều ý kiến đồng thuận với việc nên mở thêm cửa cho các doanh nghiệp khác được tham gia. “Tuy nhiên, không nên hạ thấp điều kiện, mà Nhà nước nên tăng cường hỗ trợ để có thêm doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện tham gia thị trường”, GS.Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định.
* Các nguyên tắc sửa đổi cơ chế giá xăng dầu:
- Thực hiện cơ chế thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, Nhà nước không bao cấp như trước đây.
- Rà soát mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu (barem về thuế) và mức trích Quỹ bình ổn xăng dầu để các doanh nghiệp làm căn cứ chủ động xác định giá bán lẻ và đảm bảo nguyên tắc hạch toán trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Các doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán lẻ theo giá thị trường, không gây ra sự biến động lớn (giật cục) về giá bán lẻ. Trường hợp đặc biệt – giá xăng dầu thế giới tăng quá cao – Nhà nước sẽ xem xét can thiệp bằng các quyết sách cụ thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về giá cả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi lũng đoạn giá cả, gian lận thương mại.
(Nguồn: Công văn 9489/BTC-VP ngày 3/7 của Bộ Tài chính)
Qua hai năm thực hiện, Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ những mâu thuẫn. Điểm khó khăn nhất trong công tác điều hành giá xăng dầu vẫn là việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp - Nhà nước -người tiêu dùng.
Doanh nghiệp đăng ký giá, lợi ích người tiêu dùng ở đâu?
Theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP, giá bán xăng dầu được áp dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có thể hiểu, cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay đã phần nào theo cơ chế thị trường mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng từ việc kiểm soát của Nhà nước. Do đó, GS. Ngô Trí Long có ý kiến rằng cách thức điều hành giá xăng dầu mang tính nửa vời. Bởi vì, thị phần phân phối của mặt hàng xăng dầu hiện nay chưa theo cơ chế thị trường khi Petrolimex chiếm lĩnh trên 60% thị phần và 10 doanh nghiệp khác chia nhau “miếng bánh” còn lại. Có thể khẳng định, Petrolimex hiện đang ở vị thế độc quyền. Và trong cơ chế thị trường, cách thức quản lý để doanh nghiệp định giá đối với mặt hàng đang có tình trạng độc quyền là không hợp lý.
Nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, vì vậy khi doanh nghiệp được quyền định giá, điều dễ hiểu là lợi ích của người tiêu dùng sẽ được cắt xén đến mức thấp nhất có thể. Do đó, điều dễ hiểu là khi giá xăng dầu trên thế giới tăng, doanh nghiệp đòi tăng ngay nhưng khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp thì doanh nghiệp chỉ giảm giá ở mức nhỏ giọt, điều vốn gây bất bình cho người tiêu dùng trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, để giải thích về sự điều hành giá xăng dầu trong điều kiện “hỗ trợ” cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng đưa ra so sánh giá xăng dầu của Việt Nam với giá xăng dầu của các nước trong khu vực. Theo đó, giá xăng Việt Nam gần xấp xỉ với Trung Quốc và thấp hơn một số nước trong khu vực từ 924 đồng/lít đến 6.473 đồng/lít.
Tuy nhiên, ngày 7/7, giá xăng kỳ hạn giao tháng 8 tại thị trường Mỹ chỉ ở mức 1,7328 USD/gallon, tương đương 8.200 đồng/lít. Ngày 29/6 - thời điểm trước khi có quyết định tăng giá xăng 700 đồng/lít - giá xăng này chỉ ở mức 1,9358 USD/gallon, tương đương 11.480 đồng/lít. Trước đó, có ý kiến giải thích rằng giá xăng dầu trong nước nên ở mức tương đồng với các nước trong khu vực nhằm tránh tình trạng chảy lậu xăng dầu sang nước khác. Đây là cách chống chuyển lậu xăng dầu ra nước ngoài không hợp lý vì đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng không bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, khi xây dựng nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu cũng cần tính đến việc có nên đưa giá bán xăng dầu thành công cụ chống chuyển lậu không.
Nhất quán trong quy định, mở rộng cạnh tranh
Một mâu thuẫn khác trong quy định hiện nay đó là mức tăng giá xăng hai lần gần đây nhất 1.000 đồng/lít và 700 đồng/lít đã vượt quá mức tăng giá cho phép theo quy định của Thông tư 56/2009/TT-BTC về quỹ bình ổn xăng dầu. Về vấn đề này, Bộ Tài chính giải thích: “Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá không quá 500 đồng/lít, kg là trong điều kiện giá thị trường thế giới diễn biến bình thường, không có biến động lớn và trong điều kiện điều hành giá gắn liền với hoạt động của Quỹ bình ổn giá.
Có nghĩa là khi Quỹ bình ổn giá đã có nguồn lực (số dư lớn), giá thị trường thế giới biến động tăng làm cho giá vốn bán lẻ trong nước tăng vượt quá 500 đồng/lít, kg so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp được điều chỉnh giá tăng 500 đồng/lít, kg phần tăng vượt trên 500 đồng/lít,kg được trích Quỹ bình ổn giá để bù đắp”. Cách lý giải này đồng nghĩa với việc Quỹ bình ổn hoàn toàn vô hiệu. Do đó, sửa đổi Nghị định 55 về kinh doanh xăng dầu cũng cần tính đến những điểm hạn chế cần thay đổi của Thông tư 56 về Quỹ bình ổn.
Trả lời báo chí về việc này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, để minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 56 cho phù hợp với thực tiễn. Theo ông Thỏa có hai điểm nên sửa trong thông tư này. Thứ nhất nên sửa là “Trong trường hợp quỹ bình ổn giá đã có nguồn lực, thì cho phépdoanh nghiệp được điều chỉnh tối đa 500 đồng/lít, kg/lần điều chỉnh. Khoản lỗ cao hơn thì doanh nghiệp trích quỹ bình ổn giá để bù đắp”.
Điểm thứ hai là “Trong trường hợp số dư của quỹ bình ổn giá đã hết hoặc quỹ bình ổn giá chưa có nguồn lực, mà giá xăng dầu trên thị trường biến động mạnh tới giá xăng dầu trong nước thì doanh nghiệp điều chỉnh giá để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”.
Vấn đề cuối cùng là, nếu chỉ có 11 doanh nghiệp đầu mối tham gia được thị trường xăng dầu với thị phần vẫn giữ như hiện nay, thì tính cạnh tranh sẽ suy giảm. Nhiều ý kiến đồng thuận với việc nên mở thêm cửa cho các doanh nghiệp khác được tham gia. “Tuy nhiên, không nên hạ thấp điều kiện, mà Nhà nước nên tăng cường hỗ trợ để có thêm doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện tham gia thị trường”, GS.Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định.
* Các nguyên tắc sửa đổi cơ chế giá xăng dầu:
- Thực hiện cơ chế thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, Nhà nước không bao cấp như trước đây.
- Rà soát mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu (barem về thuế) và mức trích Quỹ bình ổn xăng dầu để các doanh nghiệp làm căn cứ chủ động xác định giá bán lẻ và đảm bảo nguyên tắc hạch toán trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Các doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán lẻ theo giá thị trường, không gây ra sự biến động lớn (giật cục) về giá bán lẻ. Trường hợp đặc biệt – giá xăng dầu thế giới tăng quá cao – Nhà nước sẽ xem xét can thiệp bằng các quyết sách cụ thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về giá cả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi lũng đoạn giá cả, gian lận thương mại.
(Nguồn: Công văn 9489/BTC-VP ngày 3/7 của Bộ Tài chính)