Quỹ ngoại đang thắng “đậm” trong thương vụ VietJet
Nhiều quỹ đầu tư quốc tế đang lãi vài trăm tỷ đồng sau 2 tháng rót vốn vào hãng hàng không VietJet
Lên sàn từ ngày 28/2, đến nay sau chưa đầy một tháng, chốt phiên 24/3 cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã tăng lên 128.000 đồng/cổ phiếu, dù trước đó có thời điểm cổ phiếu này đã chạm ngưỡng 137.400 đồng/cổ phiếu.
Vốn hoá của Vietjet tính đến 24/3 lên tới 41.265 tỷ đồng, chiếm hơn 2,34% vốn hoá của HOSE (1,69 triệu tỷ đồng).
Nhà đầu tư chiến lược đang lãi trăm tỷ
Đầu năm 2017, Vietjet đã tiến hành chào bán 44,8 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Đợt IPO đã thu hút các tổ chức tài chính chính tham gia như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital… Cuối cùng Goverment of Singapore (GIC) và Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL, quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital) đã trở thành cổ đông chiến lược của Vietjet.
Chi 1.400 tỷ đồng mua 16,4 triệu cổ phiếu VJC với giá bình quân 84.600 đồng, đến 24/3 giá trị của khoản đầu tư đã lên tới 2.102 tỷ đồng. Như vậy, GIC đã đang lãi 702 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.
Trong khi đó, VEIL quỹ đầu tư đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán London cũng chi 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% cổ phần của Vietjet. Đến nay khoản đầu tư đã có giá trị lên tới 1.632 tỷ đồng. VEIL cũng lãi 632 tỷ đồng cho khoản đầu tư này sau gần 1 tháng.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Tp. HCM (HSC) cũng chi hơn 100 tỷ mua vào cổ phiếu VJC và giờ cũng đạt lãi hàng chục tỷ đồng.
Đặc biệt, trong đợt IPO, Vietjet đã bán cổ phần của cổ đông hiện hữu thay vì phát hành mới. Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư chiến lược của Vietjet trong đợt IPO có quyền bán cổ phiếu ngay mà không bị hạn chế về thời gian giao dịch theo quy định của các phiên IPO thông thường khác trên sàn chứng khoán.
Trao đổi với VnEconomy, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietjet, cho biết, các tổ chức tài chính quốc tế uy tín đã tham vấn cho công ty như vậy để tăng sức hấp dẫn của phiên IPO.
“Chúng tôi chấp nhận bán ra lượng cổ phiếu đang nắm giữ và sau đó mua vào cổ phiếu phát hành vì muốn đem đến những giá trị tốt nhất cho nhà đầu tư. Các cổ phiếu phiên IPO chào bán sẽ được giao dịch ngay, không bị hạn chế. Còn cổ phiếu mới phát hành bị hạn chế giao dịch. Bản thân nhà tư vấn chủ động đưa ra sản phẩm như vậy, đây cũng là một sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán”, bà Thảo nói.
Đúng như cam kết, Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny được thành lập cuối năm 2016, có vốn điều lệ 1 tỷ đồng thuộc sở hữu của bà Thảo vừa mua thành công 22,388 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ với giá 1.900 tỷ đồng, tương ứng 7,46% vốn điều lệ hãng hàng không này.
Tính đến 23/3, khối tài sản của bà Thảo đang nắm giữ tại Vietjet lên tới 15.405 tỷ đồng, trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chồng bà Thảo là ông Nguyễn Thanh Hùng cũng sở hữu khối tài sản 408 tỷ đồng.
Mới đây, tạp chí Forbes đã ghi nhận bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam Á.
Chưa bỏ ý định đưa Vietjet niêm yết sàn ngoại
Vietjet từng muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế như Hồng Kông hay Singapore, nhưng luật pháp Việt Nam quy định phải IPO trên các sàn trong nước trước khi bước chân ra các thị trường quốc tế. Do đó, HOSE được coi là khởi đầu của hãng hàng không này trước khi ra thị trường quốc tế.
Trao đổi với VnEconomy tại ngày chào sàn của Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, việc chuyển sàn niêm yết ở nước ngoài sẽ được thực hiện vào một thời điểm thích hợp và được sự chấp thuận của cổ đông công ty.
“Cho dù thế nào thì đây cũng là một quyết định tốt, có lợi nhất cho cho cổ đông, nhà đầu tư”, bà Thảo khẳng định.
Tuy tăng trưởng nóng trong vài năm gần đây, song từ năm 2018 trở đi, nhiều khả năng Vietjet sẽ chậm lại. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh của hãng có thể thấy rõ điều đó, với mục tiêu tăng trưởng bình quân giảm xuống mức 16 -17%/năm. Đặc biệt khi giá dầu đang có xu hướng hồi phục mạnh mẽ, khiến biên lợi nhuận của hãng hàng không sẽ giảm đi.
“Đừng vội đánh giá tăng trưởng chậm lại hay tăng trưởng nóng, mỗi giai đoạn sẽ có một chiến lược phát triển khác nhau phù hợp với các biến số kinh tế, xã hội, vốn đầu tư, hạ tầng của giai đoạn đó. Giá nhiên liệu chiếm 30 -40% giá vé bán ra của hãng hàng không, chúng tôi sẽ có những chính sách hài hoà đảm bảo lợi ích khách hàng, thu ở mức nào đó để người dân chấp nhận được. Chính sách điều hành luôn được thay đổi trong từng giai đoạn”, bà Thảo nói.
Trao đổi với một lãnh đạo của sàn HOSE, vị này cho biết, từng có rất nhiều doanh nghiệp Việt có kế hoạch niêm yết tại thị trường nước ngoài như VNM, GMD, KDC, FPT và PVD, song đến nay chưa có một doanh nghiệp nào thực hiện được do những khó khăn về thủ tục, tiêu chuẩn niêm yết.
Vị này nhấn mạnh, hiện các thị trường cận biên, mới nổi đang thu hút dòng vốn nước ngoài rất lớn, nếu doanh nghiệp tốt, các quỹ đầu tư ngoại có thể “xếp hàng” đến doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp.
“Ở trong nước Vietjet là ngôi sao, nhưng ra nước ngoài giữa thị trường hàng ngàn doanh nghiệp tốt với ngành nghề đa dạng, cổ phiếu VJC chưa chắc tạo được sức hút như khi còn ở trong nước”, vị lãnh đạo cho hay.
Vốn hoá của Vietjet tính đến 24/3 lên tới 41.265 tỷ đồng, chiếm hơn 2,34% vốn hoá của HOSE (1,69 triệu tỷ đồng).
Nhà đầu tư chiến lược đang lãi trăm tỷ
Đầu năm 2017, Vietjet đã tiến hành chào bán 44,8 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Đợt IPO đã thu hút các tổ chức tài chính chính tham gia như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital… Cuối cùng Goverment of Singapore (GIC) và Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL, quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital) đã trở thành cổ đông chiến lược của Vietjet.
Chi 1.400 tỷ đồng mua 16,4 triệu cổ phiếu VJC với giá bình quân 84.600 đồng, đến 24/3 giá trị của khoản đầu tư đã lên tới 2.102 tỷ đồng. Như vậy, GIC đã đang lãi 702 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.
Trong khi đó, VEIL quỹ đầu tư đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán London cũng chi 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% cổ phần của Vietjet. Đến nay khoản đầu tư đã có giá trị lên tới 1.632 tỷ đồng. VEIL cũng lãi 632 tỷ đồng cho khoản đầu tư này sau gần 1 tháng.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Tp. HCM (HSC) cũng chi hơn 100 tỷ mua vào cổ phiếu VJC và giờ cũng đạt lãi hàng chục tỷ đồng.
Đặc biệt, trong đợt IPO, Vietjet đã bán cổ phần của cổ đông hiện hữu thay vì phát hành mới. Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư chiến lược của Vietjet trong đợt IPO có quyền bán cổ phiếu ngay mà không bị hạn chế về thời gian giao dịch theo quy định của các phiên IPO thông thường khác trên sàn chứng khoán.
Trao đổi với VnEconomy, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietjet, cho biết, các tổ chức tài chính quốc tế uy tín đã tham vấn cho công ty như vậy để tăng sức hấp dẫn của phiên IPO.
“Chúng tôi chấp nhận bán ra lượng cổ phiếu đang nắm giữ và sau đó mua vào cổ phiếu phát hành vì muốn đem đến những giá trị tốt nhất cho nhà đầu tư. Các cổ phiếu phiên IPO chào bán sẽ được giao dịch ngay, không bị hạn chế. Còn cổ phiếu mới phát hành bị hạn chế giao dịch. Bản thân nhà tư vấn chủ động đưa ra sản phẩm như vậy, đây cũng là một sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán”, bà Thảo nói.
Đúng như cam kết, Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny được thành lập cuối năm 2016, có vốn điều lệ 1 tỷ đồng thuộc sở hữu của bà Thảo vừa mua thành công 22,388 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ với giá 1.900 tỷ đồng, tương ứng 7,46% vốn điều lệ hãng hàng không này.
Tính đến 23/3, khối tài sản của bà Thảo đang nắm giữ tại Vietjet lên tới 15.405 tỷ đồng, trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chồng bà Thảo là ông Nguyễn Thanh Hùng cũng sở hữu khối tài sản 408 tỷ đồng.
Mới đây, tạp chí Forbes đã ghi nhận bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam Á.
Chưa bỏ ý định đưa Vietjet niêm yết sàn ngoại
Vietjet từng muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế như Hồng Kông hay Singapore, nhưng luật pháp Việt Nam quy định phải IPO trên các sàn trong nước trước khi bước chân ra các thị trường quốc tế. Do đó, HOSE được coi là khởi đầu của hãng hàng không này trước khi ra thị trường quốc tế.
Trao đổi với VnEconomy tại ngày chào sàn của Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, việc chuyển sàn niêm yết ở nước ngoài sẽ được thực hiện vào một thời điểm thích hợp và được sự chấp thuận của cổ đông công ty.
“Cho dù thế nào thì đây cũng là một quyết định tốt, có lợi nhất cho cho cổ đông, nhà đầu tư”, bà Thảo khẳng định.
Tuy tăng trưởng nóng trong vài năm gần đây, song từ năm 2018 trở đi, nhiều khả năng Vietjet sẽ chậm lại. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh của hãng có thể thấy rõ điều đó, với mục tiêu tăng trưởng bình quân giảm xuống mức 16 -17%/năm. Đặc biệt khi giá dầu đang có xu hướng hồi phục mạnh mẽ, khiến biên lợi nhuận của hãng hàng không sẽ giảm đi.
“Đừng vội đánh giá tăng trưởng chậm lại hay tăng trưởng nóng, mỗi giai đoạn sẽ có một chiến lược phát triển khác nhau phù hợp với các biến số kinh tế, xã hội, vốn đầu tư, hạ tầng của giai đoạn đó. Giá nhiên liệu chiếm 30 -40% giá vé bán ra của hãng hàng không, chúng tôi sẽ có những chính sách hài hoà đảm bảo lợi ích khách hàng, thu ở mức nào đó để người dân chấp nhận được. Chính sách điều hành luôn được thay đổi trong từng giai đoạn”, bà Thảo nói.
Trao đổi với một lãnh đạo của sàn HOSE, vị này cho biết, từng có rất nhiều doanh nghiệp Việt có kế hoạch niêm yết tại thị trường nước ngoài như VNM, GMD, KDC, FPT và PVD, song đến nay chưa có một doanh nghiệp nào thực hiện được do những khó khăn về thủ tục, tiêu chuẩn niêm yết.
Vị này nhấn mạnh, hiện các thị trường cận biên, mới nổi đang thu hút dòng vốn nước ngoài rất lớn, nếu doanh nghiệp tốt, các quỹ đầu tư ngoại có thể “xếp hàng” đến doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp.
“Ở trong nước Vietjet là ngôi sao, nhưng ra nước ngoài giữa thị trường hàng ngàn doanh nghiệp tốt với ngành nghề đa dạng, cổ phiếu VJC chưa chắc tạo được sức hút như khi còn ở trong nước”, vị lãnh đạo cho hay.