Quyền chuyển giới của người Việt có thể sắp được luật hóa
Bộ Tư pháp đã lên kế hoạch để xúc tiến việc xây dựng luật cụ thể về việc chuyển giới
Với Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017, quyền chuyển giới được ghi nhận là một bước tiến bộ đáng kể.
Đây cũng là nội dung được quan tâm tại buổi họp báo công bố bộ luật này tại Văn phòng Chủ tịch nước, chiều 18/12.
Thông tin tại đây cho biết, Bộ Tư pháp đã lên kế hoạch để xúc tiến việc xây dựng luật cụ thể về việc chuyển giới, sẽ thực hiện càng sớm càng tốt, có thể là trong năm đầu tiên của Quốc hội khoá tới…
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và ổn định trong hệ thống pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự được quy định là luật chung điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Với 689 điều được bố cục thành 6 phần, 27 chương, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013.
Bộ luật Dân sự sửa đổi bổ sung nhiều quy định để cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 về xây dựng, hoàn thiện hơn các cơ chế pháp lý công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, ông Long khái quát.
Cụ thể hơn, ông Long thông tin, quy định được đưa vào Bộ luật là toà án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng. Toà án chỉ được áp dụng thời hiệu khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ dân sự có yêu cầu.
luật cũng hoàn thiện các chế định về năng lực hành vi dân sự, giám hộ và đại diện để tạo cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự, giúp họ được bình đẳng với chủ thể khác trong quan hệ dân sự.
Đặc biệt, lần sửa đổi này, Bộ luật Dân sự đã hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá nhân, nhất là trong tôn trọng, công nhận và bảo vệ quyền về họ tên, dân tộc, quốc tịch, hình ảnh, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín, ghi nhận cá nhân được chuyển đổi giới tính theo quy định của luật…
Nói thêm về “ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân theo quy định của luật”, Thứ trưởng Lê Thành Long cho biết, trong quá trình thảo luận về vấn đề này khi xây dựng Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã có khá nhiều ý kiến khác nhau nhưng cuối cùng “quyền chuyển đổi giới tính” cũng đã được chấp nhận, quy định trong Bộ luật gốc.
Đây là một điểm tiến bộ trong việc công nhận quyền tự do cá nhân, ông Long khẳng định.
Tuy nhiên, theo giải thích của Thứ trưởng Long thì thực hiện quyền chuyển đổi giới tính cần những thủ tục, quy trình, điều khoản quy định rất tỉ mỉ, không thể thể hiện trong Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự theo đó chỉ quy định một cách khái quát nhất là ghi nhận quyền này của công dân, còn các vấn đề khác phải chờ xây dựng luật.
“Nói chuyển giới thì không chỉ là đề cập đến việc thực hiện phẫu thuật để chuyển một người nam thành nữ và ngược lại mà hệ quả của việc này mới lớn, phức tạp, từ việc thay đổi tên họ, thông tin về nhân thân thế nào, người thực hiện chuyển đổi giới tính sau đó được làm gì, đi đến đâu, vào đâu trong phạm vi giới tính được thay đổi của mình… đều là những vấn đề cần tính toán cụ thể”, ông Long cụ thể hơn.
Đây cũng là nội dung được quan tâm tại buổi họp báo công bố bộ luật này tại Văn phòng Chủ tịch nước, chiều 18/12.
Thông tin tại đây cho biết, Bộ Tư pháp đã lên kế hoạch để xúc tiến việc xây dựng luật cụ thể về việc chuyển giới, sẽ thực hiện càng sớm càng tốt, có thể là trong năm đầu tiên của Quốc hội khoá tới…
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và ổn định trong hệ thống pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự được quy định là luật chung điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Với 689 điều được bố cục thành 6 phần, 27 chương, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013.
Bộ luật Dân sự sửa đổi bổ sung nhiều quy định để cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 về xây dựng, hoàn thiện hơn các cơ chế pháp lý công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, ông Long khái quát.
Cụ thể hơn, ông Long thông tin, quy định được đưa vào Bộ luật là toà án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng. Toà án chỉ được áp dụng thời hiệu khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ dân sự có yêu cầu.
luật cũng hoàn thiện các chế định về năng lực hành vi dân sự, giám hộ và đại diện để tạo cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự, giúp họ được bình đẳng với chủ thể khác trong quan hệ dân sự.
Đặc biệt, lần sửa đổi này, Bộ luật Dân sự đã hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá nhân, nhất là trong tôn trọng, công nhận và bảo vệ quyền về họ tên, dân tộc, quốc tịch, hình ảnh, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín, ghi nhận cá nhân được chuyển đổi giới tính theo quy định của luật…
Nói thêm về “ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân theo quy định của luật”, Thứ trưởng Lê Thành Long cho biết, trong quá trình thảo luận về vấn đề này khi xây dựng Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã có khá nhiều ý kiến khác nhau nhưng cuối cùng “quyền chuyển đổi giới tính” cũng đã được chấp nhận, quy định trong Bộ luật gốc.
Đây là một điểm tiến bộ trong việc công nhận quyền tự do cá nhân, ông Long khẳng định.
Tuy nhiên, theo giải thích của Thứ trưởng Long thì thực hiện quyền chuyển đổi giới tính cần những thủ tục, quy trình, điều khoản quy định rất tỉ mỉ, không thể thể hiện trong Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự theo đó chỉ quy định một cách khái quát nhất là ghi nhận quyền này của công dân, còn các vấn đề khác phải chờ xây dựng luật.
“Nói chuyển giới thì không chỉ là đề cập đến việc thực hiện phẫu thuật để chuyển một người nam thành nữ và ngược lại mà hệ quả của việc này mới lớn, phức tạp, từ việc thay đổi tên họ, thông tin về nhân thân thế nào, người thực hiện chuyển đổi giới tính sau đó được làm gì, đi đến đâu, vào đâu trong phạm vi giới tính được thay đổi của mình… đều là những vấn đề cần tính toán cụ thể”, ông Long cụ thể hơn.