Sản xuất công nghiệp tháng 1: Một hỗ trợ, bốn kìm nén
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2010 tuy tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, nhưng lại giảm nhẹ so với tháng trước
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2010 tuy tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, nhưng lại giảm nhẹ so với tháng trước.
Kết quả này vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật trong báo cáo công bố sáng 26/1.
Tăng so với giai đoạn suy giảm
Cụ thể, theo báo cáo, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2010 ước đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng giảm 4,6% so với tháng trước.
Về nguyên nhân, theo cơ quan công bố báo cáo, giá trị sản lượng công nghiệp tháng này tăng mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do tháng 1/2009 là tháng chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặt khác, kỳ nghỉ Tết Kỷ Sửu năm 2009 (kéo dài 5 ngày) rơi vào tháng 1, còn năm nay rơi vào tháng 2.
Do chưa phải tháng có Tết (người dân ngày càng có xu hướng mua bán cận Tết) nên so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có mức tăng thấp hơn bình quân toàn ngành như bia các loại tăng 18,6%; dầu thực vật tinh luyện tăng 12,7%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 12%; vải dệt từ sợi tăng 6,1%; thủy hải sản chế biến tăng 2,2%...
Trong khi đó, một số sản phẩm công nghiệp có giá trị cao vẫn giữ được tăng trưởng khá so với mức tăng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ tăng 283,8%; bình đun nước nóng tăng 214,8%; lốp ô tô máy kéo tăng 149%; gạch ceramic tăng 103,4%; xi măng tăng 91,5%; thép tròn các loại tăng 61,1%; than sạch tăng 36,5%; điện sản xuất tăng 32,2%; gạch xây đất nung tăng 28,6%...
Tương tự, những tỉnh, thành phố vào thời gian này của năm ngoái, sản xuất công nghiệp tăng rất thấp hoặc đi xuống nghiêm trọng, thì nay, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp so với cùng kỳ đạt cao hơn các tỉnh khác.
Cụ thể, mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2009 gồm có Vĩnh Phúc (tăng 92,7%), Phú Thọ (90,1%), Đà Nẵng (66,1%), Bình Dương (65,9%), Quảng Ninh (46,6%); Tp.HCM (37,4%).
Có mức tăng thấp hơn tăng trưởng chung là Hải Dương (27%), Đồng Nai (25,3%), Hải Phòng (17,2%), Hà Nội (16,3%), Khánh Hòa (15,4%), Cần Thơ (14,9%)…
Tuy nhiên, mức giảm giá trị sản lượng so với tháng trước (62,8 nghìn tỷ so với trên 66 nghìn tỷ đồng) trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tập trung sản xuất hàng phục vụ Tết và triển khai các đơn hàng đầu năm được cho là một diễn biến không đúng quy luật.
Một hỗ trợ, bốn kìm nén
So với thời điểm này của năm ngoái, sản xuất công nghiệp đang đứng trước nhiều yếu tố không thuận.
Thứ nhất, chi phí vốn đang tăng lên do tín dụng ngân hàng trở nên khan hiếm. Nhiều phản hồi của độc giả VnEconomy cho biết, đã có khế ước nợ với lãi suất lên tới trên 19%, bao gồm cả các loại phí.
Thứ hai, chi phí lương, thưởng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới gây áp lực cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, khiến cho nguồn lực này bị chia sẻ, không được sử dụng hết vào mục đích sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã phải tiết giảm công suất để tránh lạm chi vào quỹ lương, thưởng Tết năm nay.
Thứ ba, so với cùng kỳ, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất từ nguồn nhập khẩu cũng tăng trong tháng 1/2010 như giá xăng dầu các loại tăng 47,8%; khí đốt hóa lỏng tăng 45,6%; chất dẻo nguyên liệu tăng 41%; sợi các loại tăng 40%...
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu tăng thêm khoảng 350 triệu USD.
Thứ tư, hoạt động đầu tư đang chậm lại trong tháng này. Ước thực hiện khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước đạt khoảng 8.971 tỷ đồng, chỉ bẳng 7,2% kế hoạch năm.
Trong khi đó, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của tháng 1/2010 ước đạt thấp, chỉ khoảng 11,7 tỷ đồng và bằng 0,04% kế hoạch năm. Nguồn vốn cho vay đầu tư trung và dài hạn thực hiện thấp, chỉ đạt 8,1 tỷ đồng, bằng 0,03% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, sức cầu hàng hóa dịch vụ vẫn tăng trong tháng giáp Tết Nguyên đán này. Ước tính, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 1/2010 vẫn đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng 12/2009.
So với cùng kỳ năm ngoái, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng này tăng tới gần 23% (tháng 1/2009 đạt 98,5 nghìn tỷ đồng). Nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng so với cùng kỳ vẫn xấp xỉ 15%.
Kết quả này vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật trong báo cáo công bố sáng 26/1.
Tăng so với giai đoạn suy giảm
Cụ thể, theo báo cáo, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2010 ước đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng giảm 4,6% so với tháng trước.
Về nguyên nhân, theo cơ quan công bố báo cáo, giá trị sản lượng công nghiệp tháng này tăng mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do tháng 1/2009 là tháng chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặt khác, kỳ nghỉ Tết Kỷ Sửu năm 2009 (kéo dài 5 ngày) rơi vào tháng 1, còn năm nay rơi vào tháng 2.
Do chưa phải tháng có Tết (người dân ngày càng có xu hướng mua bán cận Tết) nên so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có mức tăng thấp hơn bình quân toàn ngành như bia các loại tăng 18,6%; dầu thực vật tinh luyện tăng 12,7%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 12%; vải dệt từ sợi tăng 6,1%; thủy hải sản chế biến tăng 2,2%...
Trong khi đó, một số sản phẩm công nghiệp có giá trị cao vẫn giữ được tăng trưởng khá so với mức tăng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ tăng 283,8%; bình đun nước nóng tăng 214,8%; lốp ô tô máy kéo tăng 149%; gạch ceramic tăng 103,4%; xi măng tăng 91,5%; thép tròn các loại tăng 61,1%; than sạch tăng 36,5%; điện sản xuất tăng 32,2%; gạch xây đất nung tăng 28,6%...
Tương tự, những tỉnh, thành phố vào thời gian này của năm ngoái, sản xuất công nghiệp tăng rất thấp hoặc đi xuống nghiêm trọng, thì nay, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp so với cùng kỳ đạt cao hơn các tỉnh khác.
Cụ thể, mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2009 gồm có Vĩnh Phúc (tăng 92,7%), Phú Thọ (90,1%), Đà Nẵng (66,1%), Bình Dương (65,9%), Quảng Ninh (46,6%); Tp.HCM (37,4%).
Có mức tăng thấp hơn tăng trưởng chung là Hải Dương (27%), Đồng Nai (25,3%), Hải Phòng (17,2%), Hà Nội (16,3%), Khánh Hòa (15,4%), Cần Thơ (14,9%)…
Tuy nhiên, mức giảm giá trị sản lượng so với tháng trước (62,8 nghìn tỷ so với trên 66 nghìn tỷ đồng) trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tập trung sản xuất hàng phục vụ Tết và triển khai các đơn hàng đầu năm được cho là một diễn biến không đúng quy luật.
Một hỗ trợ, bốn kìm nén
So với thời điểm này của năm ngoái, sản xuất công nghiệp đang đứng trước nhiều yếu tố không thuận.
Thứ nhất, chi phí vốn đang tăng lên do tín dụng ngân hàng trở nên khan hiếm. Nhiều phản hồi của độc giả VnEconomy cho biết, đã có khế ước nợ với lãi suất lên tới trên 19%, bao gồm cả các loại phí.
Thứ hai, chi phí lương, thưởng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới gây áp lực cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, khiến cho nguồn lực này bị chia sẻ, không được sử dụng hết vào mục đích sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã phải tiết giảm công suất để tránh lạm chi vào quỹ lương, thưởng Tết năm nay.
Thứ ba, so với cùng kỳ, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất từ nguồn nhập khẩu cũng tăng trong tháng 1/2010 như giá xăng dầu các loại tăng 47,8%; khí đốt hóa lỏng tăng 45,6%; chất dẻo nguyên liệu tăng 41%; sợi các loại tăng 40%...
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu tăng thêm khoảng 350 triệu USD.
Thứ tư, hoạt động đầu tư đang chậm lại trong tháng này. Ước thực hiện khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước đạt khoảng 8.971 tỷ đồng, chỉ bẳng 7,2% kế hoạch năm.
Trong khi đó, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của tháng 1/2010 ước đạt thấp, chỉ khoảng 11,7 tỷ đồng và bằng 0,04% kế hoạch năm. Nguồn vốn cho vay đầu tư trung và dài hạn thực hiện thấp, chỉ đạt 8,1 tỷ đồng, bằng 0,03% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, sức cầu hàng hóa dịch vụ vẫn tăng trong tháng giáp Tết Nguyên đán này. Ước tính, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 1/2010 vẫn đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng 12/2009.
So với cùng kỳ năm ngoái, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng này tăng tới gần 23% (tháng 1/2009 đạt 98,5 nghìn tỷ đồng). Nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng so với cùng kỳ vẫn xấp xỉ 15%.