Công nghiệp “bắt đà” tăng
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục từ cuối quý 1/2009 đến nay
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9/2009 ước đạt 62,56 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 8/2009, và tăng 12,5% so cùng kỳ.
Với diễn biến mới này, giá trị sản xuất công nghiệp công nghiệp 9 tháng qua ước đạt khoảng 506 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp đang phục hồi
Kết quả trên tuy thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%, nhưng nếu nhìn trong cả giai đoạn vừa qua, ngành công nghiệp vẫn đạt kết quả tháng sau cao hơn tháng trước: ba tháng tăng 2,1%, bốn tháng tăng 3,3%, năm tháng tăng 4%, sáu tháng tăng 4,8%, bảy tháng tăng 5,1%, tám tháng tăng 5,6%.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “sản xuất công nghiệp đang phục hồi”.
Nếu tính theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP, tăng trưởng toàn ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm 2009 đạt 6,2% so cùng kỳ, đặc biệt là công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất phân phối điện nước có tốc độ tăng khá.
Cụ thể, công nghiệp khai thác mỏ (chiếm tỷ trọng trong giá trị tăng thêm là 30,7%) đã tăng 11,8% trong 9 tháng qua; sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tỷ trọng 9,1%) tăng 7,9%. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến dù chiếm tỷ trọng lớn (60,2%) nhưng chỉ tăng trưởng ở mức thấp, đạt 3,6%.
Nhiều sản phẩm công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng cũng đạt mức tăng trưởng khá tốt trong chín tháng đầu năm 2009.
Cụ thể, than sạch tăng 4,2%; dầu thô khai thác tăng 17,6%; khí đốt thiên nhiên tăng 2,1%; lốp ô tô, máy kéo tăng 1,7%; xi măng tăng 18,3%; gạch xây bằng đất nung tăng 3,7%; thép tròn các loại tăng 18,8%; điều hoà nhiệt độ tăng 48,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 30,9%; xe máy tăng 6,2%; điện sản xuất tăng 11,3%; nước máy thương phẩm tăng 9,7% so cùng kỳ năm trước.
Khu vực Nhà nước tăng trưởng thấp
Trái với xu hướng kể trên, không ít sản phẩm tiêu dùng không tăng hoặc giảm so với cùng kỳ như khí hóa lỏng (LPG) giảm 1,8%; thuỷ hải sản chế biến giảm 5,6%; sữa bột giảm 6,8%; đường kính giảm 21,2%; vải dệt từ sợi bông giảm 16,3%; giày thể thao giảm 3,4%; phân hóa học giảm 5,7%; tivi giảm 5,4%, ô tô giảm 6,7% (trong đó xe tải giảm 3,1%; xe chở khách giảm 9,7% so cùng kỳ)…
Một số sản phẩm, sản xuất đang vượt quá khả năng tiêu thụ, chỉ số tồn kho một số ngành đạt mức cao so với thời điểm 01/8/2009.
Cụ thể, ngành xay xát, sản xuất bột thô tăng 71,4%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 14,8%; sản xuất gốm sứ không chịu lửa tăng 28,6%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 18,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,5%...
Việc giá dầu thô tiếp tục dao động ở mức 60-70 USD/thùng, cao so với các tháng đầu năm, cũng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trên thế giới và trong nước ảnh hưởng đến việc tăng chi phí vận tải và giá thành các mặt hàng sản xuất trong nước, giá sắt thép và xi măng vẫn giữ ở mức ổn định.
Đáng lưu ý, nếu nhìn vào cơ cấu đóng góp cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, kinh tế Nhà nước vẫn chưa khẳng định được vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng thấp 3,1% trong 9 tháng đầu năm, trong khi khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng khá so với toàn ngành, lần lượt là 8,4% và 7%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả năm 2009 có thể đạt 693,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2008.
Với diễn biến mới này, giá trị sản xuất công nghiệp công nghiệp 9 tháng qua ước đạt khoảng 506 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp đang phục hồi
Kết quả trên tuy thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%, nhưng nếu nhìn trong cả giai đoạn vừa qua, ngành công nghiệp vẫn đạt kết quả tháng sau cao hơn tháng trước: ba tháng tăng 2,1%, bốn tháng tăng 3,3%, năm tháng tăng 4%, sáu tháng tăng 4,8%, bảy tháng tăng 5,1%, tám tháng tăng 5,6%.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “sản xuất công nghiệp đang phục hồi”.
Nếu tính theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP, tăng trưởng toàn ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm 2009 đạt 6,2% so cùng kỳ, đặc biệt là công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất phân phối điện nước có tốc độ tăng khá.
Cụ thể, công nghiệp khai thác mỏ (chiếm tỷ trọng trong giá trị tăng thêm là 30,7%) đã tăng 11,8% trong 9 tháng qua; sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tỷ trọng 9,1%) tăng 7,9%. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến dù chiếm tỷ trọng lớn (60,2%) nhưng chỉ tăng trưởng ở mức thấp, đạt 3,6%.
Nhiều sản phẩm công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng cũng đạt mức tăng trưởng khá tốt trong chín tháng đầu năm 2009.
Cụ thể, than sạch tăng 4,2%; dầu thô khai thác tăng 17,6%; khí đốt thiên nhiên tăng 2,1%; lốp ô tô, máy kéo tăng 1,7%; xi măng tăng 18,3%; gạch xây bằng đất nung tăng 3,7%; thép tròn các loại tăng 18,8%; điều hoà nhiệt độ tăng 48,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 30,9%; xe máy tăng 6,2%; điện sản xuất tăng 11,3%; nước máy thương phẩm tăng 9,7% so cùng kỳ năm trước.
Khu vực Nhà nước tăng trưởng thấp
Trái với xu hướng kể trên, không ít sản phẩm tiêu dùng không tăng hoặc giảm so với cùng kỳ như khí hóa lỏng (LPG) giảm 1,8%; thuỷ hải sản chế biến giảm 5,6%; sữa bột giảm 6,8%; đường kính giảm 21,2%; vải dệt từ sợi bông giảm 16,3%; giày thể thao giảm 3,4%; phân hóa học giảm 5,7%; tivi giảm 5,4%, ô tô giảm 6,7% (trong đó xe tải giảm 3,1%; xe chở khách giảm 9,7% so cùng kỳ)…
Một số sản phẩm, sản xuất đang vượt quá khả năng tiêu thụ, chỉ số tồn kho một số ngành đạt mức cao so với thời điểm 01/8/2009.
Cụ thể, ngành xay xát, sản xuất bột thô tăng 71,4%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng 14,8%; sản xuất gốm sứ không chịu lửa tăng 28,6%; sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 18,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,5%...
Việc giá dầu thô tiếp tục dao động ở mức 60-70 USD/thùng, cao so với các tháng đầu năm, cũng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trên thế giới và trong nước ảnh hưởng đến việc tăng chi phí vận tải và giá thành các mặt hàng sản xuất trong nước, giá sắt thép và xi măng vẫn giữ ở mức ổn định.
Đáng lưu ý, nếu nhìn vào cơ cấu đóng góp cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, kinh tế Nhà nước vẫn chưa khẳng định được vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng thấp 3,1% trong 9 tháng đầu năm, trong khi khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng khá so với toàn ngành, lần lượt là 8,4% và 7%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả năm 2009 có thể đạt 693,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2008.