“Sẽ tiếp tục kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm"
Hỏi chuyện ông Ngô Quý Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Hỏi chuyện ông Ngô Quý Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Xin ông cho biết kết quả kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm và dán tem đảm bảo trên cả nước trong thời gian qua như thế nào?
Từ năm 2006 đến giữa tháng 9/2007, đã có 24/64 Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có kết quả kiểm tra chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm lưu thông. Kiểm tra 210 cơ sở có số lượng hơn 2.300 lô mũ với 11 nhãn hiệu.
Có một số sản phẩm cùng loại tại cửa hàng này thì có tem phù hợp tiêu chuẩn (“CS”) nhưng tại cửa hàng khác thì không; cá biệt có một số sản phẩm có 2 tem “CS”. Chứng tỏ đây là những sản phẩm có biểu hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Số mũ sản xuất trong nước có dấu “CS” chiếm 63,4% số lô mũ được kiểm tra và còn lại là không có dấu. Lượng mũ nhập khẩu kiểm tra chất lượng chiếm 21,2% số lô mũ được kiểm tra, còn 81,8% số lô mũ được kiểm tra đã không kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Gần 63% các lô mũ lưu thông trên thị trường được kiểm tra vi phạm Nghị định 89 của Chính phủ như thiếu tên hàng hoá, tên và địa chỉ tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm hàng hoá. Đối với lô mũ nhập khẩu phần lớn không có tem chứng nhận hay logo chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ. Kết quả thử nghiệm mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội và Đà Nẵng thì có 7/15 mẫu (chiếm 46,6%) số mẫu kiểm tra không đạt yêu cầu.
Với mũ bảo hiểm nhập khẩu, từ 2006 đến hết tháng 7/2007, Trung tâm Kỹ thuật 1 và 3 đã kiểm tra 7 lô hàng (hơn 34.000 chiếc) với 10 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn của 6 nước và vùng lãnh thổ: Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam... Qua kiểm tra, Trung tâm 1 đã phát hiện được 3 lô hàng với số lượng hơn 12.700 chiếc không đạt đã được thông báo tới hải quan xử lý và không cho phép nhập khẩu.
Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng để dán tem đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường; loại trừ mũ giả, mũ không đảm bảo chất lượng nhưng nếu con tem cũng bị lợi dụng làm giả thì sao và làm thế nào để có thể phát hiện?
Lực lượng chức năng các tỉnh khi đi kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường sẽ phải kiểm tra tất cả các tiêu chí chất lượng kể cả tem, nhãn mác... và lấy mẫu về thử nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ đã và sẽ phối hợp với các lực lượng cảnh sát, thị trường... kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm, phát hiện sai phạm để xử phạt, tịch thu và tiêu huỷ...
Không loại trừ trường hợp những con tem do các trung tâm phát ra sau một thời gian lưu thông bị làm giả, dán lên các mũ bảo hiểm chưa được kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, các cơ quan kiểm tra chất lượng đã có những biện pháp nghiệp vụ riêng bí mật để phát hiện ra tem giả. Lực lượng kiểm tra sẽ biết được dấu hiệu riêng của các con tem do các trung tâm kiểm định phát ra.
Mặt khác, các lô hàng mũ bảo hiểm của nhà máy nào sản xuất đã được kiểm định đạt yêu cầu chất lượng được dán tem có số seri từ bao nhiêu đến bao nhiêu... Các lực lượng khi kiểm tra phát hiện nếu lô hàng nhãn hiệu đó có số seri trên tem khác hoặc ngược lại, số seri trên tem trong hoặc ngoài đã được quy định cho nhãn mác này mà lại dán cho nhãn hiệu khác thì biểu hiện dấu hiệu vi phạm quy định.
Người tiêu dùng khi mua mũ bảo hiểm có thể lựa chọn những nhãn hiệu gắn trên mũ bảo hiểm đã được đăng ký và đang được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù những mũ bảo hiểm chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là không vi phạm quy định pháp luật nhưng nếu người tiêu dùng mua được những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ yên tâm hơn về chất lượng.
Đối với các nhãn hiệu, lô hàng và cơ sở sản xuất chưa được kiểm tra có ấn định ngày sẽ kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng không, thưa ông?
Công việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục, việc nhập khẩu và sản xuất không ấn định thời gian. Do đó, việc kiểm tra chất lượng cũng không ấn định thời gian cụ thể. Những lô hàng nào, nhãn hiệu nào đã được kiểm tra và dán tem chất lượng thì công bố.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, có kết quả thì sẽ tiếp tục công bố. Thậm chí có cả tình trạng, lô hàng đã được kiểm tra đảm bảo chất lượng nhưng lần sau không đảm bảo chất lượng cũng sẽ công bố. Công bố danh sách chỉ là tạm thời, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung, thay đổi. Những mặt hàng đang được sản xuất và nhập khẩu về sẽ tiếp tục được kiểm tra và cập nhật danh sách.
Việc thực hiện Nghị quyết 32 là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân. Làm thế nào để mọi người dân mua đều được mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và hình thành thói quen, đã ngồi lên xe máy là đội mũ bảo hiểm. Điều quan trọng nhất khi đội mũ bảo hiểm là bảo vệ chính bản thân mình.
Vì vậy, người tiêu dùng không nên tham rẻ mà mua mũ bảo hiểm kém chất lượng, không có tem đảm bảo chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông. Và mọi người dân cũng cần nhận thức rõ, việc đội mũ bảo hiểm là hạn chế chấn thương sọ não khi bị tai nạn chứ không phải để ngăn chặn tai nạn giao thông hay ngăn chặn vỡ đầu khi bị tai nạn. Việc đội mũ bảo hiểm không có nghĩa là sẽ không bị tai nạn giao thông.
Xin ông cho biết kết quả kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm và dán tem đảm bảo trên cả nước trong thời gian qua như thế nào?
Từ năm 2006 đến giữa tháng 9/2007, đã có 24/64 Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có kết quả kiểm tra chất lượng và ghi nhãn mũ bảo hiểm lưu thông. Kiểm tra 210 cơ sở có số lượng hơn 2.300 lô mũ với 11 nhãn hiệu.
Có một số sản phẩm cùng loại tại cửa hàng này thì có tem phù hợp tiêu chuẩn (“CS”) nhưng tại cửa hàng khác thì không; cá biệt có một số sản phẩm có 2 tem “CS”. Chứng tỏ đây là những sản phẩm có biểu hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Số mũ sản xuất trong nước có dấu “CS” chiếm 63,4% số lô mũ được kiểm tra và còn lại là không có dấu. Lượng mũ nhập khẩu kiểm tra chất lượng chiếm 21,2% số lô mũ được kiểm tra, còn 81,8% số lô mũ được kiểm tra đã không kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Gần 63% các lô mũ lưu thông trên thị trường được kiểm tra vi phạm Nghị định 89 của Chính phủ như thiếu tên hàng hoá, tên và địa chỉ tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm hàng hoá. Đối với lô mũ nhập khẩu phần lớn không có tem chứng nhận hay logo chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ. Kết quả thử nghiệm mũ lưu thông trên thị trường Hà Nội và Đà Nẵng thì có 7/15 mẫu (chiếm 46,6%) số mẫu kiểm tra không đạt yêu cầu.
Với mũ bảo hiểm nhập khẩu, từ 2006 đến hết tháng 7/2007, Trung tâm Kỹ thuật 1 và 3 đã kiểm tra 7 lô hàng (hơn 34.000 chiếc) với 10 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn của 6 nước và vùng lãnh thổ: Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam... Qua kiểm tra, Trung tâm 1 đã phát hiện được 3 lô hàng với số lượng hơn 12.700 chiếc không đạt đã được thông báo tới hải quan xử lý và không cho phép nhập khẩu.
Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng để dán tem đảm bảo chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường; loại trừ mũ giả, mũ không đảm bảo chất lượng nhưng nếu con tem cũng bị lợi dụng làm giả thì sao và làm thế nào để có thể phát hiện?
Lực lượng chức năng các tỉnh khi đi kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm trên thị trường sẽ phải kiểm tra tất cả các tiêu chí chất lượng kể cả tem, nhãn mác... và lấy mẫu về thử nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ đã và sẽ phối hợp với các lực lượng cảnh sát, thị trường... kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm, phát hiện sai phạm để xử phạt, tịch thu và tiêu huỷ...
Không loại trừ trường hợp những con tem do các trung tâm phát ra sau một thời gian lưu thông bị làm giả, dán lên các mũ bảo hiểm chưa được kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, các cơ quan kiểm tra chất lượng đã có những biện pháp nghiệp vụ riêng bí mật để phát hiện ra tem giả. Lực lượng kiểm tra sẽ biết được dấu hiệu riêng của các con tem do các trung tâm kiểm định phát ra.
Mặt khác, các lô hàng mũ bảo hiểm của nhà máy nào sản xuất đã được kiểm định đạt yêu cầu chất lượng được dán tem có số seri từ bao nhiêu đến bao nhiêu... Các lực lượng khi kiểm tra phát hiện nếu lô hàng nhãn hiệu đó có số seri trên tem khác hoặc ngược lại, số seri trên tem trong hoặc ngoài đã được quy định cho nhãn mác này mà lại dán cho nhãn hiệu khác thì biểu hiện dấu hiệu vi phạm quy định.
Người tiêu dùng khi mua mũ bảo hiểm có thể lựa chọn những nhãn hiệu gắn trên mũ bảo hiểm đã được đăng ký và đang được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù những mũ bảo hiểm chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là không vi phạm quy định pháp luật nhưng nếu người tiêu dùng mua được những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ yên tâm hơn về chất lượng.
Đối với các nhãn hiệu, lô hàng và cơ sở sản xuất chưa được kiểm tra có ấn định ngày sẽ kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng không, thưa ông?
Công việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục, việc nhập khẩu và sản xuất không ấn định thời gian. Do đó, việc kiểm tra chất lượng cũng không ấn định thời gian cụ thể. Những lô hàng nào, nhãn hiệu nào đã được kiểm tra và dán tem chất lượng thì công bố.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, có kết quả thì sẽ tiếp tục công bố. Thậm chí có cả tình trạng, lô hàng đã được kiểm tra đảm bảo chất lượng nhưng lần sau không đảm bảo chất lượng cũng sẽ công bố. Công bố danh sách chỉ là tạm thời, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung, thay đổi. Những mặt hàng đang được sản xuất và nhập khẩu về sẽ tiếp tục được kiểm tra và cập nhật danh sách.
Việc thực hiện Nghị quyết 32 là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân. Làm thế nào để mọi người dân mua đều được mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và hình thành thói quen, đã ngồi lên xe máy là đội mũ bảo hiểm. Điều quan trọng nhất khi đội mũ bảo hiểm là bảo vệ chính bản thân mình.
Vì vậy, người tiêu dùng không nên tham rẻ mà mua mũ bảo hiểm kém chất lượng, không có tem đảm bảo chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông. Và mọi người dân cũng cần nhận thức rõ, việc đội mũ bảo hiểm là hạn chế chấn thương sọ não khi bị tai nạn chứ không phải để ngăn chặn tai nạn giao thông hay ngăn chặn vỡ đầu khi bị tai nạn. Việc đội mũ bảo hiểm không có nghĩa là sẽ không bị tai nạn giao thông.