Sẽ xây trung tâm quan trắc môi trường khi khai thác bauxite
Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về giải pháp môi trường của các dự án khai thác bauxite
Thực hiện “lời hứa” trước Quốc hội khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên vừa có báo cáo kết quả thực hiện gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tại văn bản này, bộ trưởng đã báo cáo vấn đề bảo vệ môi trường khi khai thác quặng bauxite ở Đắc Nông và Lâm Đồng.
Theo đó, đối với dự án Tân Rai, do dự án có điều chỉnh một số nội dung liên quan đến tổng mặt bằng và công nghệ, nên bộ đã yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Công Thương thẩm định thiết kế kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ. Bộ cũng đã thống nhất với ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thành lập tổ giám sát môi trường để tăng cường kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án trong quá trình thi công và 2 năm đầu vận hành dự án.
Việc làm tương tự cũng đã được thực hiện với dự án nhà máy alumin Nhân Cơ. Với dự án này, bộ đã cùng địa phương thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Riêng hạng mục khai thác bauxite phục vụ nhà máy alumina Nhân Cơ, TKV có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình bộ thẩm định, báo cáo nêu rõ.
Theo báo cáo, bộ cũng đã thống nhất với TKV và ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Nông xây dựng một trung tâm quan trắc môi trường đủ khả năng kiểm soát các vấn đề môi trường do các dự án khai thác bauxite và chế biến alumin trên địa bàn tỉnh Đắc Nông.
Hạn chế chiếm dụng đất
Liên quan đến các giải pháp kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyên báo cáo, để hạn chế chiếm dụng nhiều đất trong quá trình khai thác, phương pháp khai thác cuốn chiếu sẽ được áp dụng.
Theo phương pháp này, khai trường được chia thành nhiều khu vực, khai thác dứt điểm từng khu vực mới chuyển sang khu vực khác. Khi tiến hành khai thác khu vực tiếp theo sẽ triển khai ngay công tác hoàn thổ, phục hồi diện tích khu vực đã khai thác. Trong quá trình bóc đất mặt, bóc riêng lớp đất màu trên mặt, chất thành đống riêng để sau này rải lên diện tích đã được hoàn thổ, gia cố kỹ thuật đối với các địa bàn dốc để tránh trượt lở.
Giải pháp xử lý bùn đỏ, theo báo cáo của bộ, hồ chứa phải được chọn ở vị trí có điều kiện địa chất ổn định và nằm xa các nguồn nước trong khu vực và chống được động đất cấp 7. Hồ này cũng được chống thấm gần như tuyệt đối, được chia thành từng ô nhỏ và thải theo trình tự nối tiếp. Sau khi kết thúc một ô thải sẽ san ủi mặt bằng và phủ xanh bằng các loại cây trồng thích hợp.
Nhiều nguy cơ về môi trường
Xung quanh các vấn đề bảo vệ môi trường khi khai thác bauxite, báo cáo trên cũng nêu ra những nguy cơ và thách thức.
Trong hoạt động khai thác sẽ thải ra một số lượng rất lớn đất đá (ngoài lớp đất phủ bề mặt bóc đi, còn có khoảng 50 – 60%) đất đá thải ra trong khâu tuyển) chiếm dụng nhiều diện tích đất, làm mất đi thảm phủ thực vật tự nhiên hiện có ở các khu vực khai thác bauxite.
Bên cạnh đó, quá trình khai thác loại khoáng sản này cũng sẽ thải ra một khối lượng rất lớn bùn đỏ (khoảng 1,2 tấn/tấn alumin) có tính kiềm cao. Nếu không quản lý, xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lương các nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực phía hạ du.
Công đoạn tuyển quặng và sản xuất alumina cần sử dụng khoảng 30 mét khối nước/ tấn alumina. Dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng có mức tiêu thụ nước khoảng 14 triệu mét khối / năm, dự án Nhân Cơ khoảng 15 triệu mét khối/ năm. Trong khi đó, Tây Nguyên là nơi có trữ lượng nước ngầm không lớn, lượng mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều trong mùa mưa, mùa khô kéo dài 5 tháng.
Việc thực hiện các dự án khai thác bauxite cũng sẽ làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là với các hộ dân bị mất đất ở, canh tác để thực hiện các dự án, báo cáo viết.
Môi trường và những ảnh hưởng tiêu cực khi khai thác bauxite cũng là vấn đề lo ngại trong một số ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này.
Tại văn bản này, bộ trưởng đã báo cáo vấn đề bảo vệ môi trường khi khai thác quặng bauxite ở Đắc Nông và Lâm Đồng.
Theo đó, đối với dự án Tân Rai, do dự án có điều chỉnh một số nội dung liên quan đến tổng mặt bằng và công nghệ, nên bộ đã yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Công Thương thẩm định thiết kế kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ. Bộ cũng đã thống nhất với ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thành lập tổ giám sát môi trường để tăng cường kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án trong quá trình thi công và 2 năm đầu vận hành dự án.
Việc làm tương tự cũng đã được thực hiện với dự án nhà máy alumin Nhân Cơ. Với dự án này, bộ đã cùng địa phương thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Riêng hạng mục khai thác bauxite phục vụ nhà máy alumina Nhân Cơ, TKV có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình bộ thẩm định, báo cáo nêu rõ.
Theo báo cáo, bộ cũng đã thống nhất với TKV và ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Nông xây dựng một trung tâm quan trắc môi trường đủ khả năng kiểm soát các vấn đề môi trường do các dự án khai thác bauxite và chế biến alumin trên địa bàn tỉnh Đắc Nông.
Hạn chế chiếm dụng đất
Liên quan đến các giải pháp kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyên báo cáo, để hạn chế chiếm dụng nhiều đất trong quá trình khai thác, phương pháp khai thác cuốn chiếu sẽ được áp dụng.
Theo phương pháp này, khai trường được chia thành nhiều khu vực, khai thác dứt điểm từng khu vực mới chuyển sang khu vực khác. Khi tiến hành khai thác khu vực tiếp theo sẽ triển khai ngay công tác hoàn thổ, phục hồi diện tích khu vực đã khai thác. Trong quá trình bóc đất mặt, bóc riêng lớp đất màu trên mặt, chất thành đống riêng để sau này rải lên diện tích đã được hoàn thổ, gia cố kỹ thuật đối với các địa bàn dốc để tránh trượt lở.
Giải pháp xử lý bùn đỏ, theo báo cáo của bộ, hồ chứa phải được chọn ở vị trí có điều kiện địa chất ổn định và nằm xa các nguồn nước trong khu vực và chống được động đất cấp 7. Hồ này cũng được chống thấm gần như tuyệt đối, được chia thành từng ô nhỏ và thải theo trình tự nối tiếp. Sau khi kết thúc một ô thải sẽ san ủi mặt bằng và phủ xanh bằng các loại cây trồng thích hợp.
Nhiều nguy cơ về môi trường
Xung quanh các vấn đề bảo vệ môi trường khi khai thác bauxite, báo cáo trên cũng nêu ra những nguy cơ và thách thức.
Trong hoạt động khai thác sẽ thải ra một số lượng rất lớn đất đá (ngoài lớp đất phủ bề mặt bóc đi, còn có khoảng 50 – 60%) đất đá thải ra trong khâu tuyển) chiếm dụng nhiều diện tích đất, làm mất đi thảm phủ thực vật tự nhiên hiện có ở các khu vực khai thác bauxite.
Bên cạnh đó, quá trình khai thác loại khoáng sản này cũng sẽ thải ra một khối lượng rất lớn bùn đỏ (khoảng 1,2 tấn/tấn alumin) có tính kiềm cao. Nếu không quản lý, xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lương các nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực phía hạ du.
Công đoạn tuyển quặng và sản xuất alumina cần sử dụng khoảng 30 mét khối nước/ tấn alumina. Dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng có mức tiêu thụ nước khoảng 14 triệu mét khối / năm, dự án Nhân Cơ khoảng 15 triệu mét khối/ năm. Trong khi đó, Tây Nguyên là nơi có trữ lượng nước ngầm không lớn, lượng mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều trong mùa mưa, mùa khô kéo dài 5 tháng.
Việc thực hiện các dự án khai thác bauxite cũng sẽ làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là với các hộ dân bị mất đất ở, canh tác để thực hiện các dự án, báo cáo viết.
Môi trường và những ảnh hưởng tiêu cực khi khai thác bauxite cũng là vấn đề lo ngại trong một số ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này.