Khai thác bauxite: Nhất trí, nhưng vẫn băn khoăn
Các đại biểu đã bày tỏ quan điểm như thế nào về vấn đề khai thác bauxite trên diễn đàn Quốc hội?
Kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của kỳ họp Quốc hội thứ 5, sáng 26/5, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đã bày tỏ nhiều lo ngại về các dự án khai thác bauxite đang được triển khai.
Ông Thuyết đã đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của các dự án, và đề nghị phải đưa cụm dự án này vào danh mục các công trình trọng điểm quốc gia.
Nên "hết sức cân nhắc"
Bày tỏ sự nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bauxite và chế tạo nhôm kim loại, tuy nhiên, đại biểu Thuyết vẫn băn khoăn khi ông cho rằng báo cáo của Chính phủ chưa giải đáp thấu đáo ba vấn đề mà dư luận nhân dân quan tâm. Đó là hiệu quả kinh tế, tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội, và vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo ông Thuyết, “đại dự án” này liên quan đến rất nhiều vùng và liên quan đến rất nhiều ngành, với số tiền đầu tư rất lớn. Theo Quyết định 167 của Chính phủ thì dự án này từ nay đến năm 2025 sẽ cần huy động vốn đầu tư là 190.000 tỷ cho đến 250.000 tỷ đồng, với hàng loạt cụm mỏ, cụm nhà máy. Ở riêng Đắc Nông có đến 4 nhà máy alumin.
Thêm vào đó, do có nhiều công trình phụ trợ, nên đòi hỏi phải xây dựng một đường xe lửa dài vào khoảng 270km, với độ chênh của các điểm đến 700m với địa hình hết sức phức tạp quanh co, và tính ra là phải tiêu tốn đến 3,1 tỷ USD.
Điều đại biểu Thuyết lo lắng hơn là bên cạnh đường sắt, còn đồng thời phải làm cảng ở hòn Kê Gà hoặc hòn Gió, thế thì tất cả những tiền này tính vào đâu? Nếu như những tiền này mà tính vào sản phẩm alumin thì giá thành sản phẩm sẽ đội lên cao. Còn nếu như không tính vào sản phẩm alumin mà coi là công trình dân dụng thì có thể nói là vô hình chung chúng ta đã lấy tiền thuế của dân để làm lợi cho doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả dự án thấp.
Theo thông tin ông Thuyết có, hiện giá alumin thì chỉ bằng 12% của giá nhôm thành phẩm. “Giá alumin trên thị trường đang xuống thấp, bây giờ tại sao chúng ta phải đi vay vài trăm triệu Đô la để làm những nhà máy như ở Tân Rai, Nhân Cơ trong khi nền kinh tế của chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn, mà lãi thì chưa nhìn thấy”, ông đặt câu hỏi.
Ông cũng dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) nói là 50 ăn, 50 thua, và lo lắng, nếu bây giờ mình bỏ tiền túi của mình ra thì có bao giờ mình đi kinh doanh theo kiểu chưa nhìn thấy lãi mà đã kinh doanh không. "Cho nên chúng tôi đề nghị hết sức cân nhắc vấn đề này", đại biểu Thuyết nhấn mạnh.
Về môi trường, ông Thuyết lo ngại, với lượng alumin sản xuất ra thì từ năm 2015 mỗi năm thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này là thải ra 1,5 tỷ tấn, và đấy có thể là những quả "bom" bùn treo ở phía trên đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Về hiệu quả đối với kinh tế, đối với xã hội, ông Thuyết cũng tỏ ra quan ngại, vì trong thời gian qua theo thông tin ông nắm được, trong số các công nhân được đưa đi đào tạo, chỉ có rất ít là người của địa phương.
“Sáng nay tôi rất phấn khởi nghe một đại biểu Quốc hội ở tỉnh Tây Nguyên nói là dự án sẽ nộp hơn 500 tỷ đồng vào cho địa phương và 1.000 công nhân sẽ được đi đào tạo. Chúng tôi xin đề nghị Quốc hội ghi nhận lại tất cả những con số đó, vài năm nữa chúng ta kiểm tra lại xem có đúng như thế không”, ông Thuyết đề nghị.
Ông cũng đề nghị phải coi đây là công trình quan trọng quốc gia, bởi vì cả cụm dự án tiêu một số vốn đầu tư gấp 10 lần tiêu chí vốn cho một công trình quan trọng quốc gia. Cho nên, theo ông, cần đưa dự án này vào danh mục các công trình trọng điểm của quốc gia, và Quốc hội phải thẩm tra, cuối năm nay sẽ xem xét quyết định, không nên quyết định vội.
“Nếu cứ tách từng dự án ra để nói rằng nó chưa đến số tiền Quốc hội yêu cầu đưa vào công trình trọng điểm quốc gia, tôi cho như thế là "lách" luật”, đại biểu Thuyết “gói lại” ý kiến của mình.
“Mong Quốc hội và nhân dân ủng hộ”
Cũng liên quan đến vấn đề khai thác bauxite, mở đầu phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Lê Thanh Phong, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng xin “báo cáo tóm tắt một số điểm chính về dự án khai thác bauxite tại Tân Rai, Lâm Đồng để Quốc hội và nhân dân cả nước có thông tin và thông cảm”.
Vị đại biểu này cho biết, từ những năm của thập kỷ 90 ở thế kỷ trước, qua các thời kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, đều có đặt vấn đề khai thác nguồn khoáng sản quý hiếm này, nhưng không thể nào thực hiện được vì Lâm Đồng là tỉnh nghèo còn hưởng trợ cấp của Trung ương.
Nay, theo ông Phong, việc khởi công dự án nhà máy bauxite Tân Rai đã tạo luồng sinh khí mới phấn chấn trong đội ngũ cán bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau nhiều năm mong đợi. Tỉnh xác định đó là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh, các cấp ủy chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở rất quan tâm, thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình phối hợp với với TKV kịp thời xử lý tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nếu có phát sinh.
Đến nay Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định thu hồi 943 ha đất với 743 hộ ảnh hưởng đến dự án, tiến hành đền bù 586 hộ, trong đó có 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền 150 tỷ đồng. Hiện đã xây dựng khu tái định cư cho 731 hộ và nhà ở cho 43 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ tại thị trấn Lộc Thắng. "Nhìn chung nhân dân vùng dự án rất đồng tình ủng hộ, chỉ còn một vài hộ chưa nhận tiền đền bù", ông Phong cho biết.
Theo ông, quan điểm của tỉnh là không vì vấn đề môi trường mà không khai thác tiềm năng tài nguyên của địa phương để phát triển kinh tế. Nhưng cũng không vì mục tiêu phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng mà không đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Vị đại biểu này cũng cho biết, diện tích khai thác bauxite ở Tân Rai là nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông lâm nghiệp mà Lâm Đồng có, chỉ bằng 1,4%, nên ảnh hưởng không lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng. Khu vực dự án là rừng nghèo, năng suất sản lượng chè, cà phê trong vùng rất thấp.
Về vấn đề sử dụng lao động, ông Phong cho biết, sau khi nhà máy hoàn thành đưa vào sản xuất vận hành thì Công ty Chalieco sẽ rút toàn bộ lao động về nước và hiện có 643 lao động là người Trung Quốc tại dự án này.
“Triển khai dự án khai thác bauxite để đảm bảo sản xuất alumin sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn của Lâm Đồng. Từ khi triển khai dự án đến nay, TKV luôn có trách nhiệm và ý thức chính trị cao, đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội ở địa phương. Qua tiếp xúc cử tri cán bộ và nhân dân trong tỉnh, chúng tôi chưa phát hiện những ý kiến phản ảnh hoặc phản bác không đồng tình việc triển khai dự án. Mong Quốc hội cùng nhân dân cả nước ủng hộ và cùng chúng tôi giám sát hoạt động của dự án theo đúng quy định”, ông Phong kết thúc bài phát biểu.
Cũng trong phần phát biểu sáng nay, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông, ông Điểu K`Ré, nói các ý kiến đúng đắn của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhiều cử tri đã giúp cho địa phương nhận thức đầy đủ hơn về dự án khai thác bauxite.
Về hiệu quả kinh tế, ông Điểu K`Ré cho biết, tính riêng dự án Nhân Cơ ở giai đoạn 1 với công suất là 650.000 tấn alumin/năm, dự kiến các loại thuế phải nộp bình quân mỗi năm khoảng 547 tỷ đồng, tạo việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Dự án Nhân Cơ khi đi vào hoạt động dự kiến đào tạo nghề cho 1.600 công nhân công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho khoảng 16.000 lao động liên quan chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao đời sống của người dân.
“Hoạt động khai thác bauxite sẽ tạo ra những cộng đồng dân cư mới, những đô thị mới đưa ánh sáng văn hóa vào vùng sâu, vùng xa, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí cho một số bộ phận không nhỏ dân cư”, ông khẳng định.
“Vì thời gian có hạn nên chưa phân tích sâu những vấn đề mà cử tri quan tâm”, song, điều ông Điểu K`Ré thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông nhấn mạnh là đối với người dân tộc thiểu số bản địa, việc khai thác bauxite trong quy hoạch sẽ ảnh hưởng không lớn đến trật tự dân cư đã hình thành từ nhiều đời nay.
Ông Thuyết đã đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của các dự án, và đề nghị phải đưa cụm dự án này vào danh mục các công trình trọng điểm quốc gia.
Nên "hết sức cân nhắc"
Bày tỏ sự nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bauxite và chế tạo nhôm kim loại, tuy nhiên, đại biểu Thuyết vẫn băn khoăn khi ông cho rằng báo cáo của Chính phủ chưa giải đáp thấu đáo ba vấn đề mà dư luận nhân dân quan tâm. Đó là hiệu quả kinh tế, tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội, và vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng.
Theo ông Thuyết, “đại dự án” này liên quan đến rất nhiều vùng và liên quan đến rất nhiều ngành, với số tiền đầu tư rất lớn. Theo Quyết định 167 của Chính phủ thì dự án này từ nay đến năm 2025 sẽ cần huy động vốn đầu tư là 190.000 tỷ cho đến 250.000 tỷ đồng, với hàng loạt cụm mỏ, cụm nhà máy. Ở riêng Đắc Nông có đến 4 nhà máy alumin.
Thêm vào đó, do có nhiều công trình phụ trợ, nên đòi hỏi phải xây dựng một đường xe lửa dài vào khoảng 270km, với độ chênh của các điểm đến 700m với địa hình hết sức phức tạp quanh co, và tính ra là phải tiêu tốn đến 3,1 tỷ USD.
Điều đại biểu Thuyết lo lắng hơn là bên cạnh đường sắt, còn đồng thời phải làm cảng ở hòn Kê Gà hoặc hòn Gió, thế thì tất cả những tiền này tính vào đâu? Nếu như những tiền này mà tính vào sản phẩm alumin thì giá thành sản phẩm sẽ đội lên cao. Còn nếu như không tính vào sản phẩm alumin mà coi là công trình dân dụng thì có thể nói là vô hình chung chúng ta đã lấy tiền thuế của dân để làm lợi cho doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả dự án thấp.
Theo thông tin ông Thuyết có, hiện giá alumin thì chỉ bằng 12% của giá nhôm thành phẩm. “Giá alumin trên thị trường đang xuống thấp, bây giờ tại sao chúng ta phải đi vay vài trăm triệu Đô la để làm những nhà máy như ở Tân Rai, Nhân Cơ trong khi nền kinh tế của chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn, mà lãi thì chưa nhìn thấy”, ông đặt câu hỏi.
Ông cũng dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) nói là 50 ăn, 50 thua, và lo lắng, nếu bây giờ mình bỏ tiền túi của mình ra thì có bao giờ mình đi kinh doanh theo kiểu chưa nhìn thấy lãi mà đã kinh doanh không. "Cho nên chúng tôi đề nghị hết sức cân nhắc vấn đề này", đại biểu Thuyết nhấn mạnh.
Về môi trường, ông Thuyết lo ngại, với lượng alumin sản xuất ra thì từ năm 2015 mỗi năm thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này là thải ra 1,5 tỷ tấn, và đấy có thể là những quả "bom" bùn treo ở phía trên đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Về hiệu quả đối với kinh tế, đối với xã hội, ông Thuyết cũng tỏ ra quan ngại, vì trong thời gian qua theo thông tin ông nắm được, trong số các công nhân được đưa đi đào tạo, chỉ có rất ít là người của địa phương.
“Sáng nay tôi rất phấn khởi nghe một đại biểu Quốc hội ở tỉnh Tây Nguyên nói là dự án sẽ nộp hơn 500 tỷ đồng vào cho địa phương và 1.000 công nhân sẽ được đi đào tạo. Chúng tôi xin đề nghị Quốc hội ghi nhận lại tất cả những con số đó, vài năm nữa chúng ta kiểm tra lại xem có đúng như thế không”, ông Thuyết đề nghị.
Ông cũng đề nghị phải coi đây là công trình quan trọng quốc gia, bởi vì cả cụm dự án tiêu một số vốn đầu tư gấp 10 lần tiêu chí vốn cho một công trình quan trọng quốc gia. Cho nên, theo ông, cần đưa dự án này vào danh mục các công trình trọng điểm của quốc gia, và Quốc hội phải thẩm tra, cuối năm nay sẽ xem xét quyết định, không nên quyết định vội.
“Nếu cứ tách từng dự án ra để nói rằng nó chưa đến số tiền Quốc hội yêu cầu đưa vào công trình trọng điểm quốc gia, tôi cho như thế là "lách" luật”, đại biểu Thuyết “gói lại” ý kiến của mình.
“Mong Quốc hội và nhân dân ủng hộ”
Cũng liên quan đến vấn đề khai thác bauxite, mở đầu phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Lê Thanh Phong, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng xin “báo cáo tóm tắt một số điểm chính về dự án khai thác bauxite tại Tân Rai, Lâm Đồng để Quốc hội và nhân dân cả nước có thông tin và thông cảm”.
Vị đại biểu này cho biết, từ những năm của thập kỷ 90 ở thế kỷ trước, qua các thời kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, đều có đặt vấn đề khai thác nguồn khoáng sản quý hiếm này, nhưng không thể nào thực hiện được vì Lâm Đồng là tỉnh nghèo còn hưởng trợ cấp của Trung ương.
Nay, theo ông Phong, việc khởi công dự án nhà máy bauxite Tân Rai đã tạo luồng sinh khí mới phấn chấn trong đội ngũ cán bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau nhiều năm mong đợi. Tỉnh xác định đó là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh, các cấp ủy chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở rất quan tâm, thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình phối hợp với với TKV kịp thời xử lý tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nếu có phát sinh.
Đến nay Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quyết định thu hồi 943 ha đất với 743 hộ ảnh hưởng đến dự án, tiến hành đền bù 586 hộ, trong đó có 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền 150 tỷ đồng. Hiện đã xây dựng khu tái định cư cho 731 hộ và nhà ở cho 43 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ tại thị trấn Lộc Thắng. "Nhìn chung nhân dân vùng dự án rất đồng tình ủng hộ, chỉ còn một vài hộ chưa nhận tiền đền bù", ông Phong cho biết.
Theo ông, quan điểm của tỉnh là không vì vấn đề môi trường mà không khai thác tiềm năng tài nguyên của địa phương để phát triển kinh tế. Nhưng cũng không vì mục tiêu phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng mà không đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Vị đại biểu này cũng cho biết, diện tích khai thác bauxite ở Tân Rai là nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông lâm nghiệp mà Lâm Đồng có, chỉ bằng 1,4%, nên ảnh hưởng không lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng. Khu vực dự án là rừng nghèo, năng suất sản lượng chè, cà phê trong vùng rất thấp.
Về vấn đề sử dụng lao động, ông Phong cho biết, sau khi nhà máy hoàn thành đưa vào sản xuất vận hành thì Công ty Chalieco sẽ rút toàn bộ lao động về nước và hiện có 643 lao động là người Trung Quốc tại dự án này.
“Triển khai dự án khai thác bauxite để đảm bảo sản xuất alumin sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn của Lâm Đồng. Từ khi triển khai dự án đến nay, TKV luôn có trách nhiệm và ý thức chính trị cao, đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội ở địa phương. Qua tiếp xúc cử tri cán bộ và nhân dân trong tỉnh, chúng tôi chưa phát hiện những ý kiến phản ảnh hoặc phản bác không đồng tình việc triển khai dự án. Mong Quốc hội cùng nhân dân cả nước ủng hộ và cùng chúng tôi giám sát hoạt động của dự án theo đúng quy định”, ông Phong kết thúc bài phát biểu.
Cũng trong phần phát biểu sáng nay, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông, ông Điểu K`Ré, nói các ý kiến đúng đắn của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhiều cử tri đã giúp cho địa phương nhận thức đầy đủ hơn về dự án khai thác bauxite.
Về hiệu quả kinh tế, ông Điểu K`Ré cho biết, tính riêng dự án Nhân Cơ ở giai đoạn 1 với công suất là 650.000 tấn alumin/năm, dự kiến các loại thuế phải nộp bình quân mỗi năm khoảng 547 tỷ đồng, tạo việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Dự án Nhân Cơ khi đi vào hoạt động dự kiến đào tạo nghề cho 1.600 công nhân công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho khoảng 16.000 lao động liên quan chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao đời sống của người dân.
“Hoạt động khai thác bauxite sẽ tạo ra những cộng đồng dân cư mới, những đô thị mới đưa ánh sáng văn hóa vào vùng sâu, vùng xa, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí cho một số bộ phận không nhỏ dân cư”, ông khẳng định.
“Vì thời gian có hạn nên chưa phân tích sâu những vấn đề mà cử tri quan tâm”, song, điều ông Điểu K`Ré thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông nhấn mạnh là đối với người dân tộc thiểu số bản địa, việc khai thác bauxite trong quy hoạch sẽ ảnh hưởng không lớn đến trật tự dân cư đã hình thành từ nhiều đời nay.