Singapore có môi trường kinh doanh thân thiện nhất
Đây là lần thứ 6 liên tiếp, Singapore giữ vững ngôi vị là nền kinh tế có môi trường kinh doanh thân thiện nhất thế giới
Singapore là nền kinh tế có môi trường kinh doanh thân thiện nhất thế giới, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm qua (20/10) cho biết. Đây là lần thứ 6 liên tiếp, trung tâm tài chính châu Á giữ vững danh hiệu này.
Báo cáo của WB được đưa ra trên cơ sở sự thay đổi về thủ tục pháp lý, hành chính và những trở ngại kỹ thuật trong việc mở và phát triển kinh doanh tại 183 nền kinh tế. Ngoài ra, báo cáo cũng lấy từ ý kiến về điều kiện kinh doanh từ các tổ chức công cộng, đại học, chuyên gia pháp lý và doanh nghiệp.
Theo khảo sát, năm 2011, chính phủ ở 125 nền kinh tế đã cải cách tổng cộng 245 quy định kinh doanh, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong vòng 6 năm qua, 163 nền kinh tế đã tạo được môi trường chính sách thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, có thể kể đến tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.
Ngoài Singapore, thứ tự các nền kinh tế trong top 5 cũng được giữ nguyên như báo cáo xếp hạng do WB đưa ra hồi năm ngoái. Theo đó, các ngôi vị từ thứ 2 đến thứ 5 tiếp tục là Hồng Kông (Trung Quốc), New Zealand, Mỹ và Đan Mạch.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam xếp thứ 98 trên tổng số 183 nền kinh tế, giảm 8 bậc so với lần xếp hạng trước. Trong đó đóng thuế là lĩnh vực tụt hạng mạnh nhất với vị trí 151.
Cụ thể, số lần nộp thuế của các doanh nghiệp ở Việt Nam là 32 lần/năm, so với con số trung bình 25 lần ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương, còn thời gian dành cho việc nộp thuế ở Việt Nam lên tới 941 giờ/ năm, nhiều gấp 4 lần so với các nước trong khu vực.
Hay trong thủ tục giải quyết việc mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tốn chi phí bằng 15% tổng giá trị tài sản, thấp hơn 5% so với mức trung bình ở các doanh nghiệp Đông Á - Thái Bình Dương, nhưng lại mất thời gian đến 5 năm, gấp đôi so với khu vực.
Xét về môi trường kinh doanh thuận lợi ở các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dẫn đầu với hạng 91, tiếp đó là Nga ở bậc 120, Ấn Độ hạng 132.
Theo WB, châu Phi là khu vực có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất bất chấp 36/46 chính phủ đã tiến hành cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, con số kỷ lục kể từ năm 2005. Eritrea, Congo và Trung Phi nằm dưới cuối bảng xếp hạng, đều là các quốc gia lục địa đen.
Báo cáo của WB được đưa ra trên cơ sở sự thay đổi về thủ tục pháp lý, hành chính và những trở ngại kỹ thuật trong việc mở và phát triển kinh doanh tại 183 nền kinh tế. Ngoài ra, báo cáo cũng lấy từ ý kiến về điều kiện kinh doanh từ các tổ chức công cộng, đại học, chuyên gia pháp lý và doanh nghiệp.
Theo khảo sát, năm 2011, chính phủ ở 125 nền kinh tế đã cải cách tổng cộng 245 quy định kinh doanh, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong vòng 6 năm qua, 163 nền kinh tế đã tạo được môi trường chính sách thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, có thể kể đến tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.
Ngoài Singapore, thứ tự các nền kinh tế trong top 5 cũng được giữ nguyên như báo cáo xếp hạng do WB đưa ra hồi năm ngoái. Theo đó, các ngôi vị từ thứ 2 đến thứ 5 tiếp tục là Hồng Kông (Trung Quốc), New Zealand, Mỹ và Đan Mạch.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam xếp thứ 98 trên tổng số 183 nền kinh tế, giảm 8 bậc so với lần xếp hạng trước. Trong đó đóng thuế là lĩnh vực tụt hạng mạnh nhất với vị trí 151.
Cụ thể, số lần nộp thuế của các doanh nghiệp ở Việt Nam là 32 lần/năm, so với con số trung bình 25 lần ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương, còn thời gian dành cho việc nộp thuế ở Việt Nam lên tới 941 giờ/ năm, nhiều gấp 4 lần so với các nước trong khu vực.
Hay trong thủ tục giải quyết việc mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tốn chi phí bằng 15% tổng giá trị tài sản, thấp hơn 5% so với mức trung bình ở các doanh nghiệp Đông Á - Thái Bình Dương, nhưng lại mất thời gian đến 5 năm, gấp đôi so với khu vực.
Xét về môi trường kinh doanh thuận lợi ở các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dẫn đầu với hạng 91, tiếp đó là Nga ở bậc 120, Ấn Độ hạng 132.
Theo WB, châu Phi là khu vực có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất bất chấp 36/46 chính phủ đã tiến hành cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, con số kỷ lục kể từ năm 2005. Eritrea, Congo và Trung Phi nằm dưới cuối bảng xếp hạng, đều là các quốc gia lục địa đen.