So sánh phong cách Trump-Tập Cận Bình trước cuộc gặp đầu tiên
Điều khiến giới chức Trung Quốc lo ngại hơn cả lúc này là cuộc gặp Trump-Tập có thể “sai kịch bản”
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ được đánh dấu không chỉ bởi sự khác biệt chính sách sâu sắc giữa hai cường quốc, mà còn bởi sự khác biệt tính cách giữa một người ưa dùng Twitter để xả giận và một người thận trọng, chừng mực.
Hãng tin Reuters cho rằng, giữa ông Trump và ông Tập có quá nhiều sự khác biệt, từ phong cách chính trị cho tới kinh nghiệm ngoại giao, dẫn tới mức độ bấp bênh lớn trong mối quan hệ song phương được xem là quan trọng nhất thế giới.
5 tháng sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ với lập trường bài Trung Quốc, có vẻ như ông Trump đã chuẩn bị cho một cuộc đối đầu thay vì hòa giải với ông Tập, dẫn tới những hoài nghi về việc liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tìm thấy những điểm chung.
Chủ đề chính của cuộc gặp diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida được nhận định sẽ là vấn đề Triều Tiên. Giới quan sát đang chờ xem liệu Tổng thống Mỹ có sử dụng quan hệ thương mại Trung-Mỹ để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải “mạnh tay” hơn trong việc kiềm chế Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đẩy mạnh phát triển năng lực tên lửa và hạt nhân nhằm đạt khả năng tấn công vào đại lục Mỹ.
Tuần trước, ông Trump - 70 tuổi, một cựu doanh nhân bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính sách đối ngoại trước khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng - đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông sẽ có một cuộc gặp “rất khó khăn” với ông Tập - một chính trị gia lâu năm ít hơn ông 7 tuổi. Từ lâu, ông Trump vẫn nói rằng các chính sách thương mại của Trung Quốc khiến nước Mỹ mất việc làm.
Một số trợ lý Nhà Trắng tin rằng, con rể kiêm cố vấn cấp cao của ông Trump là ông Jared Kushner có thể có ảnh hưởng trong việc “làm dịu” người cha vợ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc vào ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này. Nguồn tin là quan chức Mỹ nói liên lạc giữa Kushner và giới chức Trung Quốc có thể dọn một con đường “êm ái” hơn cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, điều khiến Trung Quốc - một quốc gia trọng lễ nghi - lo lắng nhiều nhất là khả năng một ông Trump khó đoán biết có thể khiến nhà lãnh đạo của họ bối rối trước công chúng. Trên thực tế, một số nhà lãnh đạo thế giới đã phải trải qua những khoảnh khắc ngượng nghịu với Tổng thống Mỹ.
“Đảm bảo Chủ tịch Tập không bị ‘mất mặt’ là ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc”, một quan chức nước này tiết lộ.
Trung Quốc luôn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cả cho cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của họ với các Tổng thống Mỹ, nhằm đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc được tiếp đón tương xứng với địa vị của một cường quốc ngang tầm với Mỹ.
Cuộc gặp Trump-Tập là một trường hợp điển hình về sự đối lập: ông Trump là một người thiếu kiên nhẫn, thích “nói toạc móng heo” và thường lên mạng xã hội Twitter để trút nỗi bực dọc. Ông Tập luôn thể hiện là người bình tĩnh, điềm đạm, và được cho là chưa dùng mạng xã hội bao giờ.
Nếu như ông Trump - sinh ra trong một gia đình doanh nhân - mới lãnh đạo nước Mỹ được hơn 10 tuần, thì ông Tập - một người làm quen với môi trường chính trị từ nhỏ - đã giữ cương vị người đứng đầu Trung Quốc từ năm 2013. Trong khi ông Tập ca ngợi toàn cầu hóa, thì ông Trump lại nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ.
Bên cạnh đó, khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của hai nhà lãnh đạo có thể làm gia tăng mâu thuẫn giữa hai nước vốn đang là đối thủ của nhau trong nhiều vấn đề. Ông Trump luôn nói nước Mỹ đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, lừa dối về kinh tế trong suốt nhiều thập kỷ và Mỹ cần giành lại vị thế của mình. Trong khi đó ông Tập muốn Trung Quốc, một đế chế cổ xưa, có thể lập lại sức mạnh từng có trên trường quốc tế.
“Ông Tập và ông Trump không phải là bạn bè tự nhiên của nhau. Vấn đề nằm ở chỗ khi ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’ của ông Trump va chạm với ‘giấc mơ Trung Hoa’ của ông Tập thì điều gì sẽ xảy ra”, một cựu quan chức Mỹ chuyên trách về châu Á nhận xét.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ tiến xa đến đâu trong việc hiện thực hóa những lời hứa của ông về gia tăng sức ép đối với Trung Quốc, xét tới nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại mà cả hai nước đều không mong muốn. Tuy nhiên, các trợ lý của ông Trump nói ông sẽ không thay đổi lập trường, nhất là trong vấn đề thương mại. Điều này dẫn tới hoài nghi về việc liệu hai nhà lãnh đạo có thể tìm được điểm chung trong vấn đề Triều Tiên và biển Đông.
Nhưng điều khiến giới chức Trung Quốc lo ngại hơn cả lúc này là cuộc gặp Trump-Tập có thể “sai kịch bản”, khiến nhà lãnh đạo của họ lâm vào tình huống khó xử.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng “bị” ông Trump dành cho một cái bắt tay dài và dường như không mấy thoải mái tại Nhà Trắng hồi tháng 2. Trong khi đó Tổng thống Mỹ dường như phớt lờ động tác mời bắt tay của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 3.
Giới chức Trung Quốc cũng tiết lộ rằng cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Trump với Thủ ướng Australia Malcolm Turnbull cũng khiến họ lo ngại.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, quyết định tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung vào một thời điểm khá sớm sau khi ông Trump lên nắm quyền là một dấu hiệu cho thấy cả Washington và Bắc Kinh đều nhận thấy giá trị của việc nỗ lực xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.
Hãng tin Reuters cho rằng, giữa ông Trump và ông Tập có quá nhiều sự khác biệt, từ phong cách chính trị cho tới kinh nghiệm ngoại giao, dẫn tới mức độ bấp bênh lớn trong mối quan hệ song phương được xem là quan trọng nhất thế giới.
5 tháng sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ với lập trường bài Trung Quốc, có vẻ như ông Trump đã chuẩn bị cho một cuộc đối đầu thay vì hòa giải với ông Tập, dẫn tới những hoài nghi về việc liệu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tìm thấy những điểm chung.
Chủ đề chính của cuộc gặp diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida được nhận định sẽ là vấn đề Triều Tiên. Giới quan sát đang chờ xem liệu Tổng thống Mỹ có sử dụng quan hệ thương mại Trung-Mỹ để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải “mạnh tay” hơn trong việc kiềm chế Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đẩy mạnh phát triển năng lực tên lửa và hạt nhân nhằm đạt khả năng tấn công vào đại lục Mỹ.
Tuần trước, ông Trump - 70 tuổi, một cựu doanh nhân bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính sách đối ngoại trước khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng - đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông sẽ có một cuộc gặp “rất khó khăn” với ông Tập - một chính trị gia lâu năm ít hơn ông 7 tuổi. Từ lâu, ông Trump vẫn nói rằng các chính sách thương mại của Trung Quốc khiến nước Mỹ mất việc làm.
Một số trợ lý Nhà Trắng tin rằng, con rể kiêm cố vấn cấp cao của ông Trump là ông Jared Kushner có thể có ảnh hưởng trong việc “làm dịu” người cha vợ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc vào ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này. Nguồn tin là quan chức Mỹ nói liên lạc giữa Kushner và giới chức Trung Quốc có thể dọn một con đường “êm ái” hơn cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, điều khiến Trung Quốc - một quốc gia trọng lễ nghi - lo lắng nhiều nhất là khả năng một ông Trump khó đoán biết có thể khiến nhà lãnh đạo của họ bối rối trước công chúng. Trên thực tế, một số nhà lãnh đạo thế giới đã phải trải qua những khoảnh khắc ngượng nghịu với Tổng thống Mỹ.
“Đảm bảo Chủ tịch Tập không bị ‘mất mặt’ là ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc”, một quan chức nước này tiết lộ.
Trung Quốc luôn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cả cho cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của họ với các Tổng thống Mỹ, nhằm đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc được tiếp đón tương xứng với địa vị của một cường quốc ngang tầm với Mỹ.
Cuộc gặp Trump-Tập là một trường hợp điển hình về sự đối lập: ông Trump là một người thiếu kiên nhẫn, thích “nói toạc móng heo” và thường lên mạng xã hội Twitter để trút nỗi bực dọc. Ông Tập luôn thể hiện là người bình tĩnh, điềm đạm, và được cho là chưa dùng mạng xã hội bao giờ.
Nếu như ông Trump - sinh ra trong một gia đình doanh nhân - mới lãnh đạo nước Mỹ được hơn 10 tuần, thì ông Tập - một người làm quen với môi trường chính trị từ nhỏ - đã giữ cương vị người đứng đầu Trung Quốc từ năm 2013. Trong khi ông Tập ca ngợi toàn cầu hóa, thì ông Trump lại nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ.
Bên cạnh đó, khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của hai nhà lãnh đạo có thể làm gia tăng mâu thuẫn giữa hai nước vốn đang là đối thủ của nhau trong nhiều vấn đề. Ông Trump luôn nói nước Mỹ đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, lừa dối về kinh tế trong suốt nhiều thập kỷ và Mỹ cần giành lại vị thế của mình. Trong khi đó ông Tập muốn Trung Quốc, một đế chế cổ xưa, có thể lập lại sức mạnh từng có trên trường quốc tế.
“Ông Tập và ông Trump không phải là bạn bè tự nhiên của nhau. Vấn đề nằm ở chỗ khi ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’ của ông Trump va chạm với ‘giấc mơ Trung Hoa’ của ông Tập thì điều gì sẽ xảy ra”, một cựu quan chức Mỹ chuyên trách về châu Á nhận xét.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ tiến xa đến đâu trong việc hiện thực hóa những lời hứa của ông về gia tăng sức ép đối với Trung Quốc, xét tới nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại mà cả hai nước đều không mong muốn. Tuy nhiên, các trợ lý của ông Trump nói ông sẽ không thay đổi lập trường, nhất là trong vấn đề thương mại. Điều này dẫn tới hoài nghi về việc liệu hai nhà lãnh đạo có thể tìm được điểm chung trong vấn đề Triều Tiên và biển Đông.
Nhưng điều khiến giới chức Trung Quốc lo ngại hơn cả lúc này là cuộc gặp Trump-Tập có thể “sai kịch bản”, khiến nhà lãnh đạo của họ lâm vào tình huống khó xử.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng “bị” ông Trump dành cho một cái bắt tay dài và dường như không mấy thoải mái tại Nhà Trắng hồi tháng 2. Trong khi đó Tổng thống Mỹ dường như phớt lờ động tác mời bắt tay của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 3.
Giới chức Trung Quốc cũng tiết lộ rằng cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Trump với Thủ ướng Australia Malcolm Turnbull cũng khiến họ lo ngại.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, quyết định tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung vào một thời điểm khá sớm sau khi ông Trump lên nắm quyền là một dấu hiệu cho thấy cả Washington và Bắc Kinh đều nhận thấy giá trị của việc nỗ lực xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.