“Tâm lý tiểu nông là gốc của bệnh lãng phí”
Tổng biên tập tạp chí Mặt trận đánh giá nguyên nhân cốt lõi của "thái độ sống" lãng phí chính là tâm lý tiểu nông
“Trong nhiều nguyên nhân khiến người dân chưa hài lòng về bộ máy công quyền thì tình trạng tham nhũng, lãng phí là nguyên nhân cơ bản nhất”, TS. Hoàng Hải, Tổng biên tập tạp chí Mặt trận nhận định tại tham luận ở hội thảo về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức đầu tuần qua.
Đặt trong sự gắn bó chặt chẽ với Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ được sửa ngay cuối năm nay, dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình năm 2013 để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6. Dù, dự án này chưa có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13.
“Phải có riêng một “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong khi nhiều nước trên thế giới không có, phải chăng vì tình trạng lãng phí trong lĩnh vực sử dụng ngân sách và tài sản công ở Việt Nam cao hơn ở các nước khác?”, diễn giả Hoàng Hải phân vân. Nhưng theo đánh giá của ông Hải thì có luật rồi mà việc thực hiện vẫn không nghiêm, tình trạng lãng phí vẫn tràn lan, mà nguyên nhân trước hết là ở “ý thức chấp hành luật của những người có liên quan, bao gồm cả người có thẩm quyền và người thực thi”.
Không quá thời sự, song những con số được ông Hải và các vị diễn giả khác liệt kê ở nhiều lĩnh vực trong cùng một hội thảo cũng khiến cho những mảng tối ở bức tranh này trở nên đậm đặc hơn.
Như, toàn quốc hiện có 5.828 tổ chức vi phạm về giao đất, sử dụng đất với diện tích hơn 73.992 ha, trong đó có 521 cơ quan Nhà nước vi phạm về đất với diện tích 2.480,47 ha.
Hay, từ cuối năm ngoái đến nay, mới thanh tra 5 tập đoàn lớn, đã phát hiện sai phạm trên 30.000 tỉ đồng.
Rồi, từ 2006 - 2010 thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 158.800 khoản chi của 67.243 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; từ chối thanh toán với số tiền khoảng 1.476 tỷ đồng. Từ 2007 đến tháng 10/2011, qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 186.049 dự án đã phát hiện, giảm trừ các khoản đề nghị quyết toán không đúng chế độ trên 5.863 tỷ đồng…
Nguyên nhân cốt lõi của "thái độ sống" lãng phí, theo ông Hải, chính là tâm lý tiểu nông, chỉ tiết kiệm tài sản của mình, của cộng đồng nhỏ của mình, còn tài sản không phải của mình thì không việc gì phải tiết kiệm, và nếu có thấy người khác lãng phí thì mình cũng không quan tâm.
Diễn giả Nguyễn Văn Hoan, Vụ Tài chính - Ngân sách (Văn phòng Quốc hội) cũng chỉ ra khá nhiều bất cập của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện hành (có hiệu lực từ ngày 1/6/2006).
Như các báo cáo về nội dung này đến nay chủ yếu đánh giá theo định tính, thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn. Hay, việc xác định rõ định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định trước là căn cứ quan trọng, chủ yếu phục vụ công tác đánh giá lĩnh vực đó có tiết kiệm không, có lãng phí không thì gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, lãng phí do cơ chế, chính sách là lãng phí lớn khó quy trách nhiệm vì chưa có trong quy định của luật.
Ví dụ được ông Hoan đưa ra là những năm qua, cơ chế phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đã bộc lộ bất cập, hạn chế đặc biệt là chính sách tiền tệ nới lỏng rồi thắt chặt, nới lỏng, sau đó lại thắt chặt, những tháng gần đây lại nới lỏng. Và hậu quả là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lên xuống thất thường, suy kiệt nguồn vốn, nợ xấu ở mức cao, thiếu vốn lưu động trong nền kinh tế. Do đó, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất, giải thể, phá sản, nợ xấu tăng, việc làm giảm kéo theo thu nhập và sức mua giảm, hàng hóa tồn kho tăng cao...
Bởi vậy, ông Hoan nhấn mạnh, vấn đề đặt ra khi sửa luật là cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoặc xây dựng mới hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định một cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và phù hợp đối với từng luật tương ứng liên quan. Bảo đảm, trong quá trình đánh giá thì hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định có thể lượng hoá được, so sánh được và là căn cứ quan trọng và chủ yếu để trong quá trình xem xét, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được khách quan, trung thực.
Thông tin từ hội thảo cũng cho biết, dự án luật sửa đổi dự kiến bổ sung và làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh liên quan đến thực hành tiết kiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (vốn, tài sản, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu) của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ quy định đối với riêng doanh nghiệp nhà nước như luật hiện hành, xác định rõ và ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện quốc sách của đất nước.
Đặt trong sự gắn bó chặt chẽ với Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ được sửa ngay cuối năm nay, dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình năm 2013 để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6. Dù, dự án này chưa có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13.
“Phải có riêng một “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong khi nhiều nước trên thế giới không có, phải chăng vì tình trạng lãng phí trong lĩnh vực sử dụng ngân sách và tài sản công ở Việt Nam cao hơn ở các nước khác?”, diễn giả Hoàng Hải phân vân. Nhưng theo đánh giá của ông Hải thì có luật rồi mà việc thực hiện vẫn không nghiêm, tình trạng lãng phí vẫn tràn lan, mà nguyên nhân trước hết là ở “ý thức chấp hành luật của những người có liên quan, bao gồm cả người có thẩm quyền và người thực thi”.
Không quá thời sự, song những con số được ông Hải và các vị diễn giả khác liệt kê ở nhiều lĩnh vực trong cùng một hội thảo cũng khiến cho những mảng tối ở bức tranh này trở nên đậm đặc hơn.
Như, toàn quốc hiện có 5.828 tổ chức vi phạm về giao đất, sử dụng đất với diện tích hơn 73.992 ha, trong đó có 521 cơ quan Nhà nước vi phạm về đất với diện tích 2.480,47 ha.
Hay, từ cuối năm ngoái đến nay, mới thanh tra 5 tập đoàn lớn, đã phát hiện sai phạm trên 30.000 tỉ đồng.
Rồi, từ 2006 - 2010 thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 158.800 khoản chi của 67.243 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; từ chối thanh toán với số tiền khoảng 1.476 tỷ đồng. Từ 2007 đến tháng 10/2011, qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 186.049 dự án đã phát hiện, giảm trừ các khoản đề nghị quyết toán không đúng chế độ trên 5.863 tỷ đồng…
Nguyên nhân cốt lõi của "thái độ sống" lãng phí, theo ông Hải, chính là tâm lý tiểu nông, chỉ tiết kiệm tài sản của mình, của cộng đồng nhỏ của mình, còn tài sản không phải của mình thì không việc gì phải tiết kiệm, và nếu có thấy người khác lãng phí thì mình cũng không quan tâm.
Diễn giả Nguyễn Văn Hoan, Vụ Tài chính - Ngân sách (Văn phòng Quốc hội) cũng chỉ ra khá nhiều bất cập của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện hành (có hiệu lực từ ngày 1/6/2006).
Như các báo cáo về nội dung này đến nay chủ yếu đánh giá theo định tính, thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn. Hay, việc xác định rõ định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định trước là căn cứ quan trọng, chủ yếu phục vụ công tác đánh giá lĩnh vực đó có tiết kiệm không, có lãng phí không thì gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, lãng phí do cơ chế, chính sách là lãng phí lớn khó quy trách nhiệm vì chưa có trong quy định của luật.
Ví dụ được ông Hoan đưa ra là những năm qua, cơ chế phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đã bộc lộ bất cập, hạn chế đặc biệt là chính sách tiền tệ nới lỏng rồi thắt chặt, nới lỏng, sau đó lại thắt chặt, những tháng gần đây lại nới lỏng. Và hậu quả là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lên xuống thất thường, suy kiệt nguồn vốn, nợ xấu ở mức cao, thiếu vốn lưu động trong nền kinh tế. Do đó, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất, giải thể, phá sản, nợ xấu tăng, việc làm giảm kéo theo thu nhập và sức mua giảm, hàng hóa tồn kho tăng cao...
Bởi vậy, ông Hoan nhấn mạnh, vấn đề đặt ra khi sửa luật là cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoặc xây dựng mới hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định một cách đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và phù hợp đối với từng luật tương ứng liên quan. Bảo đảm, trong quá trình đánh giá thì hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn, hoặc mục tiêu theo quy định hoặc đã định có thể lượng hoá được, so sánh được và là căn cứ quan trọng và chủ yếu để trong quá trình xem xét, đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được khách quan, trung thực.
Thông tin từ hội thảo cũng cho biết, dự án luật sửa đổi dự kiến bổ sung và làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh liên quan đến thực hành tiết kiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (vốn, tài sản, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu) của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ quy định đối với riêng doanh nghiệp nhà nước như luật hiện hành, xác định rõ và ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện quốc sách của đất nước.