Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng để chống lãng phí
Chính phủ xác định là đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Một trong 7 biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí những tháng cuối năm 2011 và năm 2012 được Chính phủ xác định là đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ…
Bên cạnh nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, việc vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác cũng được đặt trong tầm kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.
Riêng với lĩnh vực ngân hàng, báo cáo nêu rõ, sẽ từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Dù không có thông tin cụ thể về sự lãng phí do bất cập của hệ thống ngân hàng, song báo cáo vẫn nhấn mạnh giải pháp sẽ cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.
Đây cũng là nội dung mới so với báo cáo về về kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 14/10 vừa qua.
Cùng với báo cáo mới nhất của Chính phủ, báo cáo thẩm tra về việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 cũng vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, tại kỳ họp thứ hai.
Mặc dù chưa hài lòng vì kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí “vẫn còn thấp so với yêu cầu” song Chính phủ cũng đã đưa ra khá nhiều con số để minh chứng cho “những kết quả nhất định”.
Như, một số bộ, ngành, địa phương số kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm là 1.081,4 tỷ đồng, trong đó: ô tô 514,4 tỷ đồng, điều hoà nhiệt độ 184,6 tỷ đồng, thiết bị văn phòng 328 tỷ đồng và tài sản khác là 54,3 tỷ đồng.
Trong 8 tháng, Kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 28.900 khoản chi của 15.000 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng trên 239 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định...
Toàn ngành thanh tra đã triển khai 5.950 cuộc thanh tra hành chính và 64.788 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm về kinh tế là 4.585 tỷ đồng, 1972 ha đất; kiến nghị thu hồi về NSNN 1.476 tỷ đồng, 1.937 ha đất và kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 275 tập thể, 766 cá nhân,… Kiểm toán Nhà nước đến đầu tháng 9/2011, đã triển khai 103/154 đầu mối kiểm toán, đạt 66,8% kế hoạch, đã kết thúc 67 cuộc kiểm toán và đã phát hành 56 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý về tài chính 8.165 tỷ đồng.
Về hạn chế, Chính phủ đánh giá, tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên chậm được khắc phục; công tác quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế…
Luôn xuất hiện tại các kỳ họp Quốc hội cuối năm, song cũng luôn nhận được khá nhiều lời phê là báo cáo về kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lần này, dù đã được chỉnh sửa qua góp ý tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội song cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về sự tiến hay “lùi” của công tác này.
Theo cơ quan thẩm tra, “Báo cáo của Chính phủ và hầu hết báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đánh giá về tình trạng lãng phí còn thiếu tính cụ thể”.
Nhìn toàn diện, Chính phủ đánh giá, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 đã đạt được những kết quả nhất định, ý thức tiết kiệm có phần được nâng lên.
Còn thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tình trạng lãng phí vẫn còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau.
Bên cạnh nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, việc vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác cũng được đặt trong tầm kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.
Riêng với lĩnh vực ngân hàng, báo cáo nêu rõ, sẽ từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Dù không có thông tin cụ thể về sự lãng phí do bất cập của hệ thống ngân hàng, song báo cáo vẫn nhấn mạnh giải pháp sẽ cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.
Đây cũng là nội dung mới so với báo cáo về về kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 14/10 vừa qua.
Cùng với báo cáo mới nhất của Chính phủ, báo cáo thẩm tra về việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 cũng vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội, tại kỳ họp thứ hai.
Mặc dù chưa hài lòng vì kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí “vẫn còn thấp so với yêu cầu” song Chính phủ cũng đã đưa ra khá nhiều con số để minh chứng cho “những kết quả nhất định”.
Như, một số bộ, ngành, địa phương số kinh phí đã thực hiện tạm dừng mua sắm là 1.081,4 tỷ đồng, trong đó: ô tô 514,4 tỷ đồng, điều hoà nhiệt độ 184,6 tỷ đồng, thiết bị văn phòng 328 tỷ đồng và tài sản khác là 54,3 tỷ đồng.
Trong 8 tháng, Kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 28.900 khoản chi của 15.000 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng trên 239 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định...
Toàn ngành thanh tra đã triển khai 5.950 cuộc thanh tra hành chính và 64.788 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện khuyết điểm, vi phạm về kinh tế là 4.585 tỷ đồng, 1972 ha đất; kiến nghị thu hồi về NSNN 1.476 tỷ đồng, 1.937 ha đất và kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 275 tập thể, 766 cá nhân,… Kiểm toán Nhà nước đến đầu tháng 9/2011, đã triển khai 103/154 đầu mối kiểm toán, đạt 66,8% kế hoạch, đã kết thúc 67 cuộc kiểm toán và đã phát hành 56 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý về tài chính 8.165 tỷ đồng.
Về hạn chế, Chính phủ đánh giá, tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên chậm được khắc phục; công tác quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế…
Luôn xuất hiện tại các kỳ họp Quốc hội cuối năm, song cũng luôn nhận được khá nhiều lời phê là báo cáo về kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lần này, dù đã được chỉnh sửa qua góp ý tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội song cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về sự tiến hay “lùi” của công tác này.
Theo cơ quan thẩm tra, “Báo cáo của Chính phủ và hầu hết báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đánh giá về tình trạng lãng phí còn thiếu tính cụ thể”.
Nhìn toàn diện, Chính phủ đánh giá, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011 đã đạt được những kết quả nhất định, ý thức tiết kiệm có phần được nâng lên.
Còn thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tình trạng lãng phí vẫn còn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau.