Tân Giám đốc IMF sẽ đối mặt nhiều khó khăn
Strauss-Kahn có thể sẽ là là người Pháp thứ tư đứng đầu IMF và được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong cải tổ IMF
Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định ủng hộ cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Dominique Strauss-Kahn vào vị trí Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thay ông Rodrigo Rato sẽ từ chức sớm vào tháng 10 tới.
Bồ Đào Nha - nước giữ ghế chủ tịch EU hiện nay - cho biết, quyết định này được Bộ trưởng Tài chính 27 nước thành viên EU nhất trí trong một cuộc họp diễn ra vào ngày 10/7 vừa qua. Cùng với việc phải “thay ngựa giữa dòng”, IMF sẽ phải thực hiện nhiều cải cách để phù hợp tình hình mới.
EU “chọn mặt gửi vàng”
Strauss-Kahn có thể sẽ là người Pháp thứ tư đứng đầu IMF, ông được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong cải tổ IMF, giúp định chế tài chính này mạnh và hiệu quả hơn. Strauss-Kahn năm nay 58 tuổi, là thành viên Đảng xã hội, được xem là đối thủ đáng gờm của ông Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 5 năm tới.
Ông Strauss-Kahn giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp dưới thời Thủ tướng Lionel Jospin (từ 1997-1999). Ông đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các thành viên chủ chốt trong EU.
Tuy nhiên, EU chưa thể yên tâm khi công việc cải cách IMF còn đang bộn bề. Thay thế ông Rato vào thời điểm khi nhiều người đang đặt ra những câu hỏi về vai trò của IMF, đồng thời, nhu cầu vay vốn cũng đang có xu hướng giảm đi, tân Giám đốc Strauss-Kahn sẽ phải đối mặt không ít khó khăn. Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tiếp tục cải tổ IMF sâu rộng hơn nữa để nâng cao hiệu quả của định chế tài chính này.
Trong thời gian đứng đầu IMF, từ tháng 6/2004, ông Rato đã phát động chương trình cải tổ đầy tham vọng để nâng cao vai trò của định chế này trước những thay đổi chóng mặt của kinh tế, tài chính toàn cầu; tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế đang phát triển và tìm một cơ chế khác trong việc lựa chọn Tổng giám đốc...
Ông cũng đã đóng một vai trò lớn trong việc giúp các nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong IMF, tương xứng với sự phát triển của các nền kinh tế này. Đồng thời, đã giảm nợ tới 57 tỷ USD cho các quốc gia nghèo nhất.
Dưới sự lãnh đạo của ông Rato, IMF đã đóng vai trò lớn hơn trong việc “giám sát” các đồng tiền và ủng hộ mạnh mẽ việc Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, IFM gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vai trò trong hoạt động kiểm soát các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì nhiều quốc gia châu Á đã tích lũy dự trữ ngoại hối với số lượng lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra 10 năm trước đây.
IMF phải thay đổi để tránh tụt hậu
Dư luận đang đòi hỏi IMF phải cải tổ mạnh mẽ để thích ứng hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Một trong những sứ mệnh được coi là đáng kể nhất của IMF được nhắc nhiều vào dịp 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là IMF cho các nước châu Á thành viên vay 38 tỷ USD để khắc phục hậu quả.
Thế nhưng khi mà không ít nước đã phục hồi thậm chí đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thì vai trò của IMF đối với họ ngày càng trở nên mờ nhạt.
Trong khi đó, các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính toàn cầu và khu vực đang phát triển nhanh chóng hiện nay đang thách thức vị trí của IMF vì có nhiều kênh cho vay vốn mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của những nước muốn vay tiền. Thậm chí một số nước tuyên bố rút khỏi IMF.
Trong cuộc cạnh tranh này, IMF đang tụt lại đằng sau do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Song những trì trệ của IMF trong suốt thời gian qua vẫn được cho là do chính IMF phần nhiều.
Vì vậy, thực hiện những thay đổi linh hoạt để tăng sức cạnh tranh và duy trì vị thế của IMF là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tân Giám đốc Strauss-Kahn.
IMF đang nỗ lực tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với chính sách ngoại hối của các quốc gia thành viên, song cái khó là làm sao để tránh được lời chỉ trích rằng, IMF phục vụ lợi ích của Mỹ chống lại các nước khác.
Một khó khăn không nhỏ nữa đang chờ đợi Strauss-Kahn, đó là quỹ phúc lợi tài chính của IMF đang thu hẹp, do lượng tiền IMF cho các nước còn nợ vay giảm. Thậm chí IMF đã phải tính tới giải pháp bán một phần kho dự trữ vàng nhằm củng cố khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi trong IMF xung quanh vấn đề này chưa đến hồi kết. Dư luận đang mong chờ những liều thuốc cải cách mới của Strauss-Kahn để giúp IMF thoát khỏ tình trạng rối bời hiện nay.
Bồ Đào Nha - nước giữ ghế chủ tịch EU hiện nay - cho biết, quyết định này được Bộ trưởng Tài chính 27 nước thành viên EU nhất trí trong một cuộc họp diễn ra vào ngày 10/7 vừa qua. Cùng với việc phải “thay ngựa giữa dòng”, IMF sẽ phải thực hiện nhiều cải cách để phù hợp tình hình mới.
EU “chọn mặt gửi vàng”
Strauss-Kahn có thể sẽ là người Pháp thứ tư đứng đầu IMF, ông được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong cải tổ IMF, giúp định chế tài chính này mạnh và hiệu quả hơn. Strauss-Kahn năm nay 58 tuổi, là thành viên Đảng xã hội, được xem là đối thủ đáng gờm của ông Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 5 năm tới.
Ông Strauss-Kahn giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp dưới thời Thủ tướng Lionel Jospin (từ 1997-1999). Ông đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các thành viên chủ chốt trong EU.
Tuy nhiên, EU chưa thể yên tâm khi công việc cải cách IMF còn đang bộn bề. Thay thế ông Rato vào thời điểm khi nhiều người đang đặt ra những câu hỏi về vai trò của IMF, đồng thời, nhu cầu vay vốn cũng đang có xu hướng giảm đi, tân Giám đốc Strauss-Kahn sẽ phải đối mặt không ít khó khăn. Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tiếp tục cải tổ IMF sâu rộng hơn nữa để nâng cao hiệu quả của định chế tài chính này.
Trong thời gian đứng đầu IMF, từ tháng 6/2004, ông Rato đã phát động chương trình cải tổ đầy tham vọng để nâng cao vai trò của định chế này trước những thay đổi chóng mặt của kinh tế, tài chính toàn cầu; tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế đang phát triển và tìm một cơ chế khác trong việc lựa chọn Tổng giám đốc...
Ông cũng đã đóng một vai trò lớn trong việc giúp các nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong IMF, tương xứng với sự phát triển của các nền kinh tế này. Đồng thời, đã giảm nợ tới 57 tỷ USD cho các quốc gia nghèo nhất.
Dưới sự lãnh đạo của ông Rato, IMF đã đóng vai trò lớn hơn trong việc “giám sát” các đồng tiền và ủng hộ mạnh mẽ việc Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, IFM gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vai trò trong hoạt động kiểm soát các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì nhiều quốc gia châu Á đã tích lũy dự trữ ngoại hối với số lượng lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra 10 năm trước đây.
IMF phải thay đổi để tránh tụt hậu
Dư luận đang đòi hỏi IMF phải cải tổ mạnh mẽ để thích ứng hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Một trong những sứ mệnh được coi là đáng kể nhất của IMF được nhắc nhiều vào dịp 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là IMF cho các nước châu Á thành viên vay 38 tỷ USD để khắc phục hậu quả.
Thế nhưng khi mà không ít nước đã phục hồi thậm chí đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thì vai trò của IMF đối với họ ngày càng trở nên mờ nhạt.
Trong khi đó, các định chế tài chính, các tập đoàn tài chính toàn cầu và khu vực đang phát triển nhanh chóng hiện nay đang thách thức vị trí của IMF vì có nhiều kênh cho vay vốn mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của những nước muốn vay tiền. Thậm chí một số nước tuyên bố rút khỏi IMF.
Trong cuộc cạnh tranh này, IMF đang tụt lại đằng sau do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Song những trì trệ của IMF trong suốt thời gian qua vẫn được cho là do chính IMF phần nhiều.
Vì vậy, thực hiện những thay đổi linh hoạt để tăng sức cạnh tranh và duy trì vị thế của IMF là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tân Giám đốc Strauss-Kahn.
IMF đang nỗ lực tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với chính sách ngoại hối của các quốc gia thành viên, song cái khó là làm sao để tránh được lời chỉ trích rằng, IMF phục vụ lợi ích của Mỹ chống lại các nước khác.
Một khó khăn không nhỏ nữa đang chờ đợi Strauss-Kahn, đó là quỹ phúc lợi tài chính của IMF đang thu hẹp, do lượng tiền IMF cho các nước còn nợ vay giảm. Thậm chí IMF đã phải tính tới giải pháp bán một phần kho dự trữ vàng nhằm củng cố khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi trong IMF xung quanh vấn đề này chưa đến hồi kết. Dư luận đang mong chờ những liều thuốc cải cách mới của Strauss-Kahn để giúp IMF thoát khỏ tình trạng rối bời hiện nay.