16:05 23/09/2024

Tạp chí Kinh tế Việt Nam cùng nhà tài trợ chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ Yên Bái

Việt An - Nguyệt Hà

Nhằm chia sẻ những khó khăn mất mát sau cơn lũ, bão Yagi, các suất quà đã được đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEcononomy trao tận tay tới người dân xã Tân Lĩnh, thôn Mai Sơn, xã Tân Phượng (Lục Yên) của tỉnh Yên Bái...

Ngày 20/9, đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam /VnEconomy cùng một số doanh nghiệp trao các suất quà hỗ trợ cho những gia đình chịu thiệt hại lớn do cơn lũ, bão Yagi ở xã Tân Lĩnh, tỉnh Yên Bái.
Ngày 20/9, đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam /VnEconomy cùng một số doanh nghiệp trao các suất quà hỗ trợ cho những gia đình chịu thiệt hại lớn do cơn lũ, bão Yagi ở xã Tân Lĩnh, tỉnh Yên Bái.

Ngày 20/9, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy cùng các doanh nghiệp đồng hành: Tập đoàn Tân Long, Công ty Ben Gourmet, Công ty Sao Thái Dương, Công ty TNHH LC Foods, đã tổ chức chuyến công tác trao tặng những suất quà và tiền mặt cho người dân bị thiệt hại nặng về và cán bộ tại xã Tân Lĩnh, Tân Phượng và xã Mai Sơn thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đây là những địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản do sạt lở đất đá, nứt sụt lún đất của tỉnh do cơn bão số 3 vừa qua gây ra. Theo thống kê ban đầu của chính quyền xã Tân Lĩnh, tại xóm 2, xóm 6, xóm 8 có 14 gia đình mất nhà đang phải ở tạm nhà cộng đồng. Ruộng nương của bà con đều bị đất đá phủ lấp hoặc ngâm nước. Nhiều hộ còn lại, tuy chưa sạt lở, nhưng cũng không thể tiếp tục cư trú do đất xung quanh nhà bị vết nứt lớn dài hàng chục mét, nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.

Tại một thôn thuộc xã Mai Sơn có 91/113 hộ bị mất hết hoa màu, 2 nhà bị sạt lở, hầu hết bà con phải di dời ra ở nhờ nhà khác. Ông Vi Văn Vường, công an thôn, cho biết: “Chưa bao giờ chúng tôi thấy có lũ lớn như thế này. Đêm xảy ra lũ quét trong núi có rất nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp, sau tiếng nổ thứ 3, thứ 4  thì đất đá, cây cối văng đi hàng trăm mét, đổ ập lên nhà dân”.

Hiện tại, địa chấn khu vực này trên các đồi, chân đồi đều đứt gãy gần hết không còn nguyên vẹn. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, chính quyền thôn đã buộc các hộ phải di dời, không cho ở lại nhà cũ. “Thôn chúng tôi bà con may mắn không phải ra nhà văn hóa mà ở nhờ nhà anh em họ hàng hoặc những người đi làm ăn xa không ở nhà”, ông Vường chia sẻ.

Thay mặt cho bà con nhân dân, ông Vường bày tỏ lòng cảm ơn đoàn thiện nguyện đã tới hỗ trợ, giúp đỡ bà con ổn định cuộc sống để yên tâm làm ăn kinh tế.

Tại xã Tân Phượng - khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản của huyện Lục Yên, cũng là khu vực nằm sâu trong núi, heo hút nhất - thống kê thiệt hại ban đầu của xã cho thấy: 25 nhà dân bị ngập, bị vùi lấp một phần; thiệt hại về tài sản (19 xe máy bị ngập và mất); Nhà văn hoá tại thôn Khe Bín và 8 nhà sập hoàn toàn; 135 hộ dân nhà đã bị sập đổ hoàn toàn, ngập, đang có nguy cơ bị sạt lở, sạt taluy phải di dời sơ tán. Hoàn cảnh thương tâm nhất là gia đình có hai bố con Triệu Kim Lập, Triệu Thị Lương bị đất đá chôn vùi.

Về tài sản toàn xã có 17 ha lúa lai, 15 ha ngô bị mất trắng, 3 ha diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại trong đó mức độ thiệt hại từ 50% đến trên 70%, 2,5 ha quế bị thiệt hại trên 70% do sạt lở đồi.

Theo ông Triệu Văn Nhơn, phó Bí thư xã Tân Phượng, hiện khó khăn lớn nhất của xã Tân Phượng là giao thông bị chia cắt hoàn toàn khiến cho việc lưu thông đi lại nhiều nơi không thể thực hiện. Tuyến đường giao thông liên xã Lâm Thượng, Tân Phượng bị chia cắt hoàn toàn do sạt lở đất gây ra, tổng số điểm sạt lở 19 điểm.

Các tuyến đường giao thông các thôn trong xã cũng sạt lở nghiêm trọng, gây chia cắt các thôn hoàn toàn, hiện có 02 thôn, Thôn Khe Bín, thôn Khiểng Khun vẫn đang bị cô lập.

Để chia sẻ với những khó khăn mất mát của người dân và chính quyền xã Tân Lĩnh, thôn Mai Sơn, xã Tân Phượng (Lục Yên) đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã tới trao tặng gần 200 suất quà, mỗi suất quà tận tay người dân bao gồm: Gạo, nước, xúc xích, bánh, pate hộp, dầu gội, dầu gió, quần áo, giày dép, mì tôm và tiền mặt (mỗi suất 500k).

Đồng thời, đoàn đã trao tặng 11 suất quà gồm hiện vật và 11 phong bì mỗi phong bì 1 triệu đồng cho 11 gia đình có thiệt hại nặng (nhà bị sập); trao 5 triệu đồng cho Quỹ Phòng chống bão lụt của xã Tân Phượng là xã bị thiệt hại lớn nhất của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đoàn cũng trao tặng 1000 cuốn vở và bút, 10 thùng bánh ngọt, 20 thùng sữa, 14 thùng mì tôm, 5 thùng thuốc đến Trường tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân phượng.

Trước đó, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy cũng đã ủng hộ 10 triệu đồng cho các tỉnh thành chịu ảnh hưởng của bão Yagi thông qua Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Nguồn kinh phí cho quà tặng và hỗ trợ cho người dân, cán bộ 3 địa phương trên trong đợt này của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy trị giá hàng trăm triệu đồng được huy động từ nguồn đóng góp của cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí và từ sự đồng hành chung tay của một số doanh nghiệp.

Dưới đây là một số hình ảnh từ chuyến đi hỗ trợ bà con một số khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão Yagi tại tỉnh Yên Bái của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEcoomy và các doanh nghiệp:

Tại xã Tân Linh, đoàn đã trao hơn 60 suất quà cho những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi tình trạng lũ lụt trong khu vực.
Tại xã Tân Linh, đoàn đã trao hơn 60 suất quà cho những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi tình trạng lũ lụt trong khu vực.
Do mất nhà cửa, nhiều người dân đã buộc phải sống tạm tại trụ sở cũ của UBND xã Tân Lĩnh trong khi chờ được tái định cư.
Do mất nhà cửa, nhiều người dân đã buộc phải sống tạm tại trụ sở cũ của UBND xã Tân Lĩnh trong khi chờ được tái định cư.
Người dân tại thôn Mai Sơn nhận những suất quà hỗ trợ từ Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy và các doanh nghiệp.
Người dân tại thôn Mai Sơn nhận những suất quà hỗ trợ từ Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy và các doanh nghiệp.
Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã có sự nỗ lực to lớn để khắc phục hậu quả của bão Yagi và lũ nhưng tình hình giao thông đi lại trong khu vực vẫn còn nhiều khó khăn.
Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã có sự nỗ lực to lớn để khắc phục hậu quả của bão Yagi và lũ nhưng tình hình giao thông đi lại trong khu vực vẫn còn nhiều khó khăn.
Đã có những vụ tai nạn trên các con đường độc đạo đi vào những xã bị ảnh hưởng nặng nhất của tỉnh Yên Bái.
Đã có những vụ tai nạn trên các con đường độc đạo đi vào những xã bị ảnh hưởng nặng nhất của tỉnh Yên Bái.
Tại xã Tân Phượng, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng sạt lở ở tỉnh Yên Bài, đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã trao nhiều suất quà có giá trị nhằm giúp đỡ người dân sớm ổn định cuộc sống, trong đó có 11 phần quà đặc biệt cho những hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nhất của bão Yagi. 
Tại xã Tân Phượng, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng sạt lở ở tỉnh Yên Bài, đoàn công tác của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã trao nhiều suất quà có giá trị nhằm giúp đỡ người dân sớm ổn định cuộc sống, trong đó có 11 phần quà đặc biệt cho những hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nhất của bão Yagi. 
Đoàn công tác gặp mặt đại diện lãnh đạo UBND và hội trữ thập đỏ của xã Tân Phượng, đồng thời đóng góp cho quỹ khắc phục hậu quả thiên tại của địa phương.
Đoàn công tác gặp mặt đại diện lãnh đạo UBND và hội trữ thập đỏ của xã Tân Phượng, đồng thời đóng góp cho quỹ khắc phục hậu quả thiên tại của địa phương.
Người dân địa phương bày tỏ sự vui mừng khi nhận được những suất quả hỗ trợ của đoàn công tác.
Người dân địa phương bày tỏ sự vui mừng khi nhận được những suất quả hỗ trợ của đoàn công tác.
Đoàn cũng trao tặng 1.000 vở, 500 bút bi, 10 thùng bánh ngọt, 20 thùng sữa, 14 thùng mì tôm, 5 thùng thuốc đến Trường tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân phượng.
Đoàn cũng trao tặng 1.000 vở, 500 bút bi, 10 thùng bánh ngọt, 20 thùng sữa, 14 thùng mì tôm, 5 thùng thuốc đến Trường tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân phượng.
Tuy phải hứng chịu tác động lớn của bão Yagi, người dân địa phương vẫn bày tỏ sự lạc quan sớm tái ổn định cuộc sống với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm.
Tuy phải hứng chịu tác động lớn của bão Yagi, người dân địa phương vẫn bày tỏ sự lạc quan sớm tái ổn định cuộc sống với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm.