Thái Lan bắt nghi phạm chính vụ đánh bom Bangkok
Người đàn ông 25 tuổi mang hộ chiếu Trung Quốc với cái tên Yusufu Mieraili, đến từ vùng Tân Cương
Hôm nay, Thủ tướng Thái Lan tuyên bố nghi phạm chính gây ra vụ nổ bom ngày 17/8 đã bị bắt giữ. Theo tờ Bangkok Post, nhiều khả năng đó là một người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Người đàn ông 25 tuổi này đã bị bắt giữ trong khi đang lẩn trốn ở tỉnh Sa Kaeo, sát biên giới Thái Lan - Campuchia. Anh ta mang hộ chiếu Trung Quốc với cái tên Yusufu Mieraili và đến từ vùng Tân Cương.
Theo các hình ảnh trên truyền hình Thái Lan, nghi phạm là một người đàn ông gày gò, đội mũ lưỡi trai, đeo kính râm và có ria ngắn.
Cho đến nay, hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về động cơ của vụ đánh bom. Có không ít nghi ngờ đang tập trung vào những người ủng hộ người tị nạn Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.
Nếu sau đó danh tính của Yusufu Mieraili được xác thực đúng là người Duy Ngô Nhĩ, có thể coi vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok ngày 17/8 là hành động trả thù của nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, với hành động trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ của Chính phủ Thái Lan vào đầu tháng 7/2015.
Thái Lan đã cương quyết trục xuất nhóm người Duy Ngô Nhĩ trên bất chấp sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và cả tâm lý chống Thái Lan đang lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, vốn cùng văn hóa, nguồn gốc với họ, đang bị ngược đãi ở Thái Lan. Đại sứ quán Thái Lan ở Istanbul đã nhiều lần bị tấn công.
Đối với Trung Quốc, trong khoảng một năm qua, quan hệ của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất căng thẳng vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ. Trong năm 2015, Trung Quốc từng nhiều lần cảnh báo công dân cần cẩn trọng khi du lịch sang Thổ Nhĩ Kỳ bởi phong trào chống Trung Quốc đang dâng cao tại đây. Người Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu bị tấn công và quấy rối. Một số nhà hàng Trung Quốc tại Istanbul đã bị đập phá trong tháng 6 và tháng 7.
Sau khi nghi phạm bị bắt giữ, 6 cảnh sát ở đồn cảnh sát tỉnh Sa Kaeo đã bị tạm ngừng chức vụ bởi đã không kiểm soát được người nhập cư. Cửa khẩu tỉnh Sa Kaeo là tuyến đường chính để người Duy Ngô Nhĩ vào Thái Lan.
Một người phụ nữ Hồi giáo trước đó bị cho là có dính líu đến vụ đánh bom đã liên hệ với cảnh sát Thái Lan để khẳng định mình không có liên quan. Cô cho biết đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt từ đầu tháng 7. Kết quả kiểm tra hộ chiếu cho thấy cô đã rời Dubai sang Istanbul ngày 2/7, vì thế tạm thời được loại ra khỏi danh sách nghi phạm.
Cuối tuần qua, cảnh sát Thái Lan đã tiến hành rất nhiều đợt càn quét khu vực thủ đô Bangkok và vùng lân cận để tìm kiếm thủ phạm vụ đánh bom. Một người đàn ông 28 tuổi được cho là gốc Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị bắt giữ.
Người đàn ông 25 tuổi này đã bị bắt giữ trong khi đang lẩn trốn ở tỉnh Sa Kaeo, sát biên giới Thái Lan - Campuchia. Anh ta mang hộ chiếu Trung Quốc với cái tên Yusufu Mieraili và đến từ vùng Tân Cương.
Theo các hình ảnh trên truyền hình Thái Lan, nghi phạm là một người đàn ông gày gò, đội mũ lưỡi trai, đeo kính râm và có ria ngắn.
Cho đến nay, hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về động cơ của vụ đánh bom. Có không ít nghi ngờ đang tập trung vào những người ủng hộ người tị nạn Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.
Nếu sau đó danh tính của Yusufu Mieraili được xác thực đúng là người Duy Ngô Nhĩ, có thể coi vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok ngày 17/8 là hành động trả thù của nhóm người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, với hành động trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ của Chính phủ Thái Lan vào đầu tháng 7/2015.
Thái Lan đã cương quyết trục xuất nhóm người Duy Ngô Nhĩ trên bất chấp sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và cả tâm lý chống Thái Lan đang lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, vốn cùng văn hóa, nguồn gốc với họ, đang bị ngược đãi ở Thái Lan. Đại sứ quán Thái Lan ở Istanbul đã nhiều lần bị tấn công.
Đối với Trung Quốc, trong khoảng một năm qua, quan hệ của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất căng thẳng vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ. Trong năm 2015, Trung Quốc từng nhiều lần cảnh báo công dân cần cẩn trọng khi du lịch sang Thổ Nhĩ Kỳ bởi phong trào chống Trung Quốc đang dâng cao tại đây. Người Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu bị tấn công và quấy rối. Một số nhà hàng Trung Quốc tại Istanbul đã bị đập phá trong tháng 6 và tháng 7.
Sau khi nghi phạm bị bắt giữ, 6 cảnh sát ở đồn cảnh sát tỉnh Sa Kaeo đã bị tạm ngừng chức vụ bởi đã không kiểm soát được người nhập cư. Cửa khẩu tỉnh Sa Kaeo là tuyến đường chính để người Duy Ngô Nhĩ vào Thái Lan.
Một người phụ nữ Hồi giáo trước đó bị cho là có dính líu đến vụ đánh bom đã liên hệ với cảnh sát Thái Lan để khẳng định mình không có liên quan. Cô cho biết đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt từ đầu tháng 7. Kết quả kiểm tra hộ chiếu cho thấy cô đã rời Dubai sang Istanbul ngày 2/7, vì thế tạm thời được loại ra khỏi danh sách nghi phạm.
Cuối tuần qua, cảnh sát Thái Lan đã tiến hành rất nhiều đợt càn quét khu vực thủ đô Bangkok và vùng lân cận để tìm kiếm thủ phạm vụ đánh bom. Một người đàn ông 28 tuổi được cho là gốc Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị bắt giữ.