Thái Lan mở cửa cho lao động Việt Nam
Thái Lan dự kiến thiếu 60.000 - 70.000 lao động phổ thông khi quốc gia này tham gia AEC vào đầu năm 2016
Sau khi Thái Lan lên tiếng muốn tuyển dụng lao động từ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã có những động thái cần thiết để xúc tiến vấn đề này.
Trước đó, báo chí Thái Lan đã nêu việc quốc gia này đang xúc tiến mở cửa thị trường lao động đối với lao động phổ thông Việt Nam, sau khi nhận thấy nhu cầu nhập khẩu lao động từ ba nước Campuchia, Lào và Myanmar chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ochao cho biết, nước này sẽ thiếu 60.000 - 70.000 lao động phổ thông khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào đầu năm 2016, và Thái Lan đang đẩy mạnh xem xét việc nhập khẩu lao động từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Cũng theo Thủ tướng Thái Lan, mặc dù cũng đang nhập khẩu hàng triệu lao động phổ thông từ ba nước giáp biên giới đường bộ là Campuchia, Lào và Myanmar, tuy nhiên Thái Lan vẫn luôn thiếu hụt lao động phổ thông. Lao động phổ thông Việt Nam được nhìn nhận là nguồn lao động tiềm tàng, đáp ứng mức độ tay nghề yêu cầu, dù hiện phía Thái Lan đang tìm cách hợp pháp hóa những lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này.
Đa số lao động phổ thông Việt Nam nhập cảnh Thái Lan qua hình thức du lịch và sau 30 ngày lại xuất nhập cảnh để tiếp tục được lưu trú tại Thái Lan, mà không thông qua hợp tác lao động chính thức.
Hiện có hàng chục ngàn lao động Việt Nam đang ở Thái Lan và nước này cho biết, sắp tới sẽ quản lý số lao động này một cách hệ thống và theo tiêu chuẩn chung của lao động phổ thông nước ngoài tại Thái Lan.
Để chuẩn bị cho việc phái cử lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan và có thể là nhận lao động Thái Lan sang làm việc tại Việt Nam, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị nội dung, chương trình để tới đây tiếp và làm việc với đại diện Bộ Lao động Thái Lan, và tiến tới ký văn bản hợp tác giữa hai quốc gia về vấn đề này.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 1/2015 là gần 8.700 người, trong đó hơn 2.800 là nữ. Cụ thể, tại Đài Loan có 5.100 lao động, Nhật Bản hơn 1.900, Hàn Quốc là 114, Malaysia 679 lao động, Macao, Arabi Saudi…
Trước đó, báo chí Thái Lan đã nêu việc quốc gia này đang xúc tiến mở cửa thị trường lao động đối với lao động phổ thông Việt Nam, sau khi nhận thấy nhu cầu nhập khẩu lao động từ ba nước Campuchia, Lào và Myanmar chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ochao cho biết, nước này sẽ thiếu 60.000 - 70.000 lao động phổ thông khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào đầu năm 2016, và Thái Lan đang đẩy mạnh xem xét việc nhập khẩu lao động từ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Cũng theo Thủ tướng Thái Lan, mặc dù cũng đang nhập khẩu hàng triệu lao động phổ thông từ ba nước giáp biên giới đường bộ là Campuchia, Lào và Myanmar, tuy nhiên Thái Lan vẫn luôn thiếu hụt lao động phổ thông. Lao động phổ thông Việt Nam được nhìn nhận là nguồn lao động tiềm tàng, đáp ứng mức độ tay nghề yêu cầu, dù hiện phía Thái Lan đang tìm cách hợp pháp hóa những lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này.
Đa số lao động phổ thông Việt Nam nhập cảnh Thái Lan qua hình thức du lịch và sau 30 ngày lại xuất nhập cảnh để tiếp tục được lưu trú tại Thái Lan, mà không thông qua hợp tác lao động chính thức.
Hiện có hàng chục ngàn lao động Việt Nam đang ở Thái Lan và nước này cho biết, sắp tới sẽ quản lý số lao động này một cách hệ thống và theo tiêu chuẩn chung của lao động phổ thông nước ngoài tại Thái Lan.
Để chuẩn bị cho việc phái cử lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan và có thể là nhận lao động Thái Lan sang làm việc tại Việt Nam, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị nội dung, chương trình để tới đây tiếp và làm việc với đại diện Bộ Lao động Thái Lan, và tiến tới ký văn bản hợp tác giữa hai quốc gia về vấn đề này.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 1/2015 là gần 8.700 người, trong đó hơn 2.800 là nữ. Cụ thể, tại Đài Loan có 5.100 lao động, Nhật Bản hơn 1.900, Hàn Quốc là 114, Malaysia 679 lao động, Macao, Arabi Saudi…